Viêm âm đạo do nấm Candida vùng kín

Viêm âm đạo do nấm Candida vùng kín? Nấm Candida vùng kín là tác nhân gây viêm âm đạo phổ biến thứ hai, chỉ sau viêm âm đạo do vi khuẩn. Bệnh ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc của người phụ nữ, thậm chí còn có thể là tiền căn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo do nấm là gì và có những cách điều trị nào?

Nấm Candida là gì?

Nấm Candida có tên gọi khoa học là Candida albicans, là một loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước khoảng 2-5μm. Loại nấm này thường sống hoại sinh trên da và bên trong cơ thể như miệng, họng, ruột và âm đạo.

Khi ở trạng thái hoại sinh, số lượng tế bào nấm rất ít, giữ mức cân bằng với các loại vi sinh vật hội sinh khác. Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida mới chuyển sang trạng thái ký sinh gây bệnh.

Các điều kiện thuận lợi có thể kể đến:

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, mặc quần lót chật khiến vùng kín bị bí bách và ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm Candida sinh sôi.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chứa corticoid trong thời gian dài gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể.
  • Hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng giảm, thường gặp ở phụ nữ mang thai, người bệnh đái tháo đường, người ghép tạng, người nhiễm HIV/AIDS…
Viêm âm đạo do nấm Candida vùng kín

Nấm men Candida sống hoại sinh trên nhiều cơ quan của cơ thể

Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh gì?

Viêm do nấm Candida vùng kín là một bệnh nhiễm nấm men gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch âm đạo nhiều ở âm đạo và âm hộ – các mô ở cửa âm đạo. Các tên gọi khác của tình trạng này là nhiễm nấm Candida âm đạo, nhiễm nấm Candida âm hộ hoặc viêm nấm Candida ở âm đạo.

Thống kê cho thấy, có đến 75% phụ nữ sẽ bị viêm âm đạo do nấm Candida ít nhất một lần trong đời và hơn một nửa sẽ mắc từ hai lần trở lên. Nhiễm nấm Candida vùng kín là nguyên nhân gây viêm âm đạo phổ biến thứ hai, chỉ đứng sau viêm âm đạo do vi khuẩn.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida ở âm đạo

Có nhiều nguyên nhân khiến nấm Candida âm đạo sinh sôi và phát triển mạnh, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất chị em cần biết để chủ động phòng ngừa:

 

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh hoặc thụt rửa sâu trong âm đạo làm mất sự cân bằng tự nhiên của môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển.
  • Thói quen mặc quần lót chật, bó sát vào cơ thể khiến vùng kín bị bí bách, không thoáng mồ hôi.
  • Sử dụng băng vệ sinh chất lượng kém hoặc không thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ kinh.
  • Quan hệ tình dục không chung thủy và không an toàn dẫn đến viêm nhiễm.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách là nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng viêm âm đạo do nấm

Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh?

Một số nhóm đối tượng được xem là có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida vùng kín hơn, bao gồm:Viêm âm đạo do nấm Candida vùng kín

  • Tăng nồng độ Estrogen trong cơ thể: sự gia tăng nồng độ Estrogen sẽ kéo theo sự tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Tình trạng này thường gặp ở nhóm phụ nữ đang trong thai kỳ (viêm âm đạo khi mang thai), phụ nữ sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết như thuốc tránh thai hoặc phụ nữ đang điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone…
  • Sử dụng kháng sinh: ngoài công dụng tiêu diệt những vi khuẩn gây hại, thuốc kháng sinh cũng tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong âm đạo, điều này dẫn đến sự mất cân bằng môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho nấm Candida sinh sôi và gây viêm nhiễm.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: do sử dụng thuốc chứa corticoid, nhiễm HIV/AIDS… cũng sẽ tăng nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo cao hơn.
  • Người bệnh đái tháo đường: khi mắc bệnh lượng glucose trong máu tăng cao khiến dịch âm đạo chứa nhiều glucose, điều này khiến nấm men Candida sinh sôi và phát triển mạnh hơn.
  • Người đang điều trị ung thư: các phương pháp điều trị bệnh ung thư như hóa trị hoặc xạ trị có thể làm giảm lượng bạch cầu trong cơ thể, mà bạch cầu lại giữ vai trò kiểm soát nấm men. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư cũng gây mất cân bằng âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết viêm nấm Candida

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 20% phụ nữ nhiễm nấm Candida vùng kín mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Các trường hợp còn lại có thể gặp các triệu chứng từ trung bình đến nặng gồm:

  • Tiết dịch âm đạo nhiều bất thường, màu trắng, vón cục và dính vào âm đạo thành từng mảng.
  • Cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín gây khó chịu.
  • Cảm giác bỏng rát, nóng ở vùng kín, đau khi đi tiểu tiện và khi quan hệ tình dục.
  • Ở trường hợp nặng hơn, chị em có thể thấy vùng kín sưng tấy, phù nề cả âm hộ, môi lớn, môi bé rồi lan ra cả vùng đùi và bẹn.

Ngay khi nhận thấy một trong những dấu hiệu kể trên, chị em cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là bỏ qua thăm khám bởi tình trạng kéo dài có thể tiến triển nặng, gây biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải

Mức độ nguy hiểm của viêm âm đạo do nấm Candida phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Trước tiên, các triệu chứng của viêm nấm Candida gây khó chịu và phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc của chị em. Bệnh gây đau đớn khi quan hệ tình dục khiến chị em sợ hãi cuộc yêu, lâu dần ảnh hưởng đến hạnh phúc đời sống hôn nhân vợ chồng.

Khi bị viêm âm đạo nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ, chị em có thể lây nhiễm nấm cho người chồng hoặc bạn tình. Nam giới bị nhiễm nấm Candida vùng kín sẽ thấy dương vật sưng đỏ, ngứa ngáy… Nếu tình trạng không được xử trí sớm, kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Nguy hiểm nhất, nấm Candida có thể khiến chị em bị nhiễm trùng máu, tắc vòi trứng, nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn, mất đi thiên chức làm mẹ vô cùng thiêng liêng của người phụ nữ.

Viêm âm đạo do nấm Candida gây đau rát khi quan hệ khiến phụ nữ từ chối “cuộc yêu”, lâu dần ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Có thể thấy, các triệu chứng của viêm âm đạo do Candida không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và công việc hàng ngày của phụ nữ, mà nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường cảnh báo viêm nấm Candida, chị em cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị hiệu quả.

Viêm âm đạo do nấm Candida có thể tự khỏi không?

Chị em cần lưu ý rằng, viêm nấm Candida không thể tự khỏi hoàn toàn nếu không được chẩn đoán và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Vì thế, chị em cần thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường ở vùng kín để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị nấm Candida vùng kín về sử dụng bởi không những không hiệu quả, mà còn rơi vào tình trạng nhờn thuốc và bệnh khó trị dứt điểm hơn.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu chị em tham gia một số kiểm tra cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Thường phổ biến nhất là xét nghiệm soi tươi và nhuộm soi dịch âm đạo để phát hiện nấm Candida vùng kín.

Bác sĩ tiến hành lấy mẫu dịch tiết âm đạo khi soi cổ tử cung hoặc sử dụng tăm bông ngoáy sâu vào vùng âm đạo rồi chuyển về phòng xét nghiệm để tiến hành kỹ thuật soi tươi phát hiện nấm, cũng như đánh giá mức độ viêm nhiễm. Trước khi thực hiện xét nghiệm, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Điều trị tình trạng nhiễm nấm Candida ở âm đạo như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân nhiễm nấm Candida âm đạo và mức độ thương tổn do nấm gây ra mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị viêm nấm Candida phổ biến là sử dụng thuốc dạng uống, dạng đặt hoặc dạng bôi ngoài.

1. Thuốc uống

Thường chỉ định trong tình huống nấm Candida phát triển nhanh và có nguy cơ lan sang các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng nấm và một số loại thuốc khác để ức chế hoạt động gây viêm, đồng thời ngăn sự phát triển và lan rộng của nấm để tránh gây ra những vấn đề sức khỏe khác.

2. Thuốc đặt

Viêm âm đạo do nấm Candida vùng kín

Các hoạt chất có trong loại thuốc đặt âm đạo sẽ phát huy tác dụng tiêu diệt tế bào nấm tương đối nhanh chóng, nhờ đó ức chế được hoạt động và sự phát triển của nấm ở vùng kín.

3. Thuốc bôi

Loại thuốc này được dùng để cải thiện các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy và khó chịu ở vùng kín. Ngoài ra, thuốc dạng bôi sẽ còn ngăn ngừa sự phát triển của nấm Candida, ngăn nấm men lây ra phía ngoài vùng kín.

Cần lưu ý rằng, mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ có toa thuốc khác nhau, tuyệt đối không tự ý sử dụng toa thuốc của người bệnh khác bởi có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Nhất là ở phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh tim mạch, suy gan, suy thận hoặc thiếu máu cục bộ cần đó phác đồ điều trị riêng biệt.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu nhận thấy và lo lắng khi vùng kín xuất hiện các dấu hiệu bất thường, chị em cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn đổi sang loại thuốc phù hợp hơn.

Một số trường hợp, chị em muốn điều trị hoàn toàn căn bệnh viêm âm đạo do nấm Candida cần tiến hành điều trị song song ở người chồng hoặc người bạn tình bởi trong quá trình giao hợp nấm men có thể đọng lại ở bao quy đầu nam giới. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến chị em tái phát bệnh viêm âm đạo nhiều lần.

Quan trọng nhất, chị em cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ Sản Phụ khoa giỏi, dày dặn kinh nghiệm để được hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa… tùy vào từng trường hợp sẽ tư vấn và chỉ định phác đồ phù hợp, điều trị dứt điểm bệnh viêm âm đạo, giúp chị em tự tin sống vui khỏe và hạnh phúc.

Phòng ngừa viêm âm đạo do nấm Candida vùng kín bằng cách nào?

Dựa trên các nguyên nhân nấm Candida âm đạo sinh sôi và gây hại, chị em có thể chủ động phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe bằng cách sau:

Viêm âm đạo do nấm Candida vùng kín

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là sau khi tiểu tiện, đại tiện, trước và sau khi quan hệ tình dục và trong những ngày hành kinh.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín, tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo.
  • Mặc quần lót vừa vặn với cơ thể, chất liệu thoải mái và thông thoáng mồ hôi.
  • Giặt quần lót riêng với các loại quần áo khác, phơi quần dưới ánh nắng mặt trời. Thay mới quần lót sau 3-6 tháng sử dụng.
  • Quan hệ tình dục chung thủy và an toàn, nên sử dụng thêm các biện pháp bảo vệ như bao cao su.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Nếu trong quá trình điều trị bệnh, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn tái khám của bác sĩ để giải quyết triệt để căn bệnh, tránh bệnh tái đi tái lại gây nguy hiểm.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về viêm âm đạo do nấm Candida vùng kín. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp ! Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *