Vai trò của Kẽm Zinc đối với làn da của bạn

Vai trò của Kẽm Zinc đối với làn da của bạn . Kẽm được biết nhiều với vai trò bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách chống lại các tế bào xấu. Bên cạnh đó, khoáng chất này còn là một trong những thành phần điều trị mụn trứng cá được nghiên cứu rộng rãi nhất. Vậy tác dụng của kẽm đối với việc điều trị mụn là như thế nào?

Zinc (kẽm) là gì?

Vai trò của Kẽm Zinc đối với làn da của bạn

Kẽm là một kim loại vi lượng thiết yếu cần thiết cho sức khỏe con người, mà cơ thể con người không tự nhiên sản xuất hoặc lưu trữ, để duy trì chức năng miễn dịch, làm lành vết thương, đông máu, tổng hợp các protein và phân chia tế bào DNA.

Ngoài ra, kẽm cũng có đặc tính kháng viêm, giúp làm giảm một số mẩn đỏ và kích ứng liên quan đến mụn trứng cá vừa đến nặng, khắc phục các tình trạng viêm da khác như: Nám, bệnh rosacea, viêm da tiết bã, eczema. Và thậm chí kẽm còn là “trợ thủ” cho quá trình điều trị sẹo mụn.

Cũng chính vì lý do này, mà cơ thể bạn luôn cần được cung cấp kẽm mỗi ngày thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Tác dụng của kẽm đối với làn da

  1. Chống nắng hiệu quả

Không giống như các thành phần chống nắng hóa học có cơ chế hấp thụ các tia UVA và UVB gây hại từ ánh nắng mặt trời, Oxit kẽm (hợp chất chứa kẽm) có vai trò vật lý như một màng bảo vệ, ngăn chặn không cho các tia cực tím xâm nhập vào da.

Bên cạnh đó, thành phần kẽm không bị hấp thụ sâu vào dưới da, do đó không có khả năng gây kích ứng như các thành phần hóa học khác. Đó cũng là lý do kẽm thường có trong các sản phẩm dành cho da nhạy cảm, cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

  1. Chống oxy hóa

Về bản chất, kẽm không phải chất chống oxy hóa mạnh mẽ như vitamin C hay E. Kẽm được biết đến là khoáng chất hoạt động như một chất chống oxy hóa. Kẽm làm giảm sự hình thành các gốc tự do gây hại, bảo vệ và kích thích sản sinh các tế bào collagen dưỡng da. Nhờ đó, làn da luôn căng mịn, tươi trẻ.

  1. Làm giảm mẩn đỏ và đau rát

Là một thành phần phổ biến trong thuốc điều trị bệnh trĩ và kem chữa hăm tã, oxit kẽm trị lành tổn thương ngoài da đồng thời giảm viêm, điều hòa miễn dịch và kích thích sản sinh tế bào mới. Hơn nữa, kẽm cũng là một chất chống vi khuẩn, làm dịu da và chữa nhanh các vết thương trên da. Do đó, nên lựa chọn sản phẩm có chứa thành phần oxit kẽm khi tìm kiếm các loại kem, thuốc điều trị mẩn đỏ hay phồng giộp da.

  1. Ảnh hưởng của kẽm trong quá trình điều trị mụn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thiếu hụt kẽm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn. Chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen. Nếu thiếu kẽm, chất keratin trong da sẽ trở thành dạng keo dính làm bít tắc các lỗ chân lông.

Vai trò của Kẽm Zinc đối với làn da của bạn

Dựa vào vai trò của kẽm, chúng ta có thể thấy được tác dụng của kẽm đối việc điều trị mụn là hoàn toàn có thực. Không những vậy chính các nhà nghiên cứu cũng đã vào cuộc để nghiên cứu những điều kỳ diệu sâu hơn nữa từ kẽm, và kết quả cho thấy: “Đối với các dạng viêm và vi khuẩn gây mụn, kẽm uống hoàn toàn có hiệu quả khi tác động, kể cả những người bị mụn trứng cá mức độ nhẹ. Tuy nhiên, kẽm uống sẽ để lại tác dụng phụ cho người dùng như buồn nôn, ói mửa…”.

Tất nhiên, sẽ có người cho rằng việc bổ sung kẽm qua đường uống sẽ hiệu quả hơn. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là dùng kẽm ở dạng bôi ngoài da là không hiệu quả. Bởi ngoài những đặc tính nêu trên, kẽm còn giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn và giảm sản xuất dầu, khả năng “xóa sổ” mụn của kẽm đến mức ngạc nhiên.

Đối với những người bị mụn trứng cá như mụn đầu đen, mụn mủ, mụn đầu trắng,… thì chỉ cần sử dụng kẽm dạng bôi là đủ.

Theo nghiên cứu, tầng thượng bì của da thường chứa nhiều kẽm nhất. Vì thế, nếu bạn sử dụng các sản phẩm có chứa kẽm đều đặn, da sẽ có khả năng tái tạo tế bào tốt hơn, da khỏe hơn và có vẻ trẻ trung hơn. Khi da luôn ở trạng thái khỏe mạnh, ít viêm nhiễm, thì mụn giảm đi là điều hoàn toàn hợp lý.

Đồng thời, kẽm cũng chữa lành vết thương trên da, kích thích sản sinh tế bào da mới. Nhờ tác dụng của kẽm với da, bạn sẽ không còn lo lắng làn da bị tổn thương sau mụn. Da hoàn toàn được nuôi dưỡng khỏe mạnh, ngăn ngừa để lại sẹo hay bất kỳ vấn đề nào trên da.

Chúng ta có thể bổ sung kẽm cho cơ thể bằng cách nào?

  1. Bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống

Theo Viện Y tế Quốc gia của Mỹ về chế độ ăn uống bổ sung, lượng kẽm đề nghị hằng ngày phụ thuộc vào tuổi và giới tính của bạn.

Các loại thực phẩm giàu kẽm: Đậu, sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại hạt, hàu, gia cầm, thịt đỏ…

Mặc dù là dưỡng chất quan trọng, nạp quá nhiều kẽm cũng có thể gây ra nhiều phản ứng tiêu cực.

Đối với thanh thiếu niên, lượng tiêu thụ tối đa là 34mg. Đối với người trưởng thành, con số này có thể nới rộng lên 40mg. Nếu như bạn ăn hoặc uống quá nhiều kẽm, bạn có thể gặp một số tình trạng: đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, ăn mất ngon, buồn nôn, ói mửa, đau dạ dày. Quá nhiều kẽm thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol khỏe mạnh (HDL).

  1. Dùng các chất bổ sung kẽm

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc kẽm bổ sung chỉ khi bạn không nhận đủ dưỡng chất này từ chế độ ăn uống. Ví dụ nếu bạn bị Crohn, khả năng hấp thu kẽm từ thực phẩm sẽ không hoạt động tốt. Bạn chỉ nên uống kẽm hoặc các chất bổ sung khác dưới sự giám sát của bác sĩ. Bởi dùng thực phẩm bổ sung khi cơ thể bạn không thiếu sẽ không mang lại tác dụng gì, thậm chí dư thừa có thể gây ra tác dụng phụ.

Một số dẫn xuất kẽm bổ sung phổ biến: zinc acetate, zinc gluconate, zinc sulfate.

Sử dụng quá liều các chất bổ sung có thể dẫn đến các tác dụng phụ về tiêu hóa tương tự việc ăn uống dư thừa thực phẩm chứa kẽm. Ngoài ra, quá nhiều kẽm cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị các tác dụng thần kinh như yếu, tê ở chi. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung thuốc kẽm. Vì chất bổ sung kẽm có thể phản ứng với một số loại thuốc kê toa khác như thuốc kháng sinh và thuốc dùng cho bệnh tự miễn.

 

  1. Bổ sung kẽm bằng cách bôi ngoài da

Nếu bạn bị mụn (không quá nặng) và đã bổ sung đầy đủ kẽm từ chế độ ăn uống, bạn có thể xem xét sử dụng các sản phẩm bôi. Tuy nhiên tất cả các sản phẩm dùng cho da đều có tiềm năng gây ra tác dụng phụ, ngay cả khi bạn có làn da khỏe mạnh. Đừng quên dùng thử sản phẩm để kiểm tra kích ứng.

Cách thực hiện kiểm tra kích ứng:

Chọn một khu vực nhỏ trên da ví dụ vùng hàm.

Bôi một lượng nhỏ sản phẩm và chờ trong 24 giờ.

Nếu không có tác dụng phụ gì xảy ra, bạn có thể dùng cho toàn gương mặt. Nhưng nếu bạn bị đỏ, phát ban hoặc nổi mề đay, hãy ngưng dùng sản phẩm.

Đừng quên tuân thủ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Vai trò của Kẽm Zinc đối với làn da của bạn. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *