Vai trò của vắc-xin Hib trong phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não ở trẻ

Tiêm vacxin hib có vai trò quan trọng trong bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm khác do vi khuẩn Hib gây ra. Các bậc cha mẹ hãy tích cực đưa trẻ đi tiêm vacxin hib đủ các mũi theo liệu trình để cơ trẻ tạo được miễn dịch đầy đủ, giúp bảo vệ lâu dài.\

1. Vì sao cần tiêm vắc-xin Hib?

1.1 Sự nguy hiểm của vi khuẩn Hib

Vi khuẩn Hib (Haemophilus influenza túyp b) là nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi nặng, viêm màng não và một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác như viêm tai giữa, viêm thanh quản ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Trước khi có vắc xin phòng bệnh, vi khuẩn Hib là nguyên nhân của 1⁄4 các trường hợp viêm phổi nặng và 1/3-1/2 số trường hợp viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 8 triệu trường hợp viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib, trong khoảng 400.000 trẻ tử vong, phần lớn ca mắc bệnh tập trung ở các quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp. Ở Việt Nam trước đây, theo các kết quả giám sát, số trẻ mắc và tử vong do vi khuẩn Hib tăng lên theo từng năm.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới và Viện vệ sinh dịch tễ trung ương năm 2000, ước tính hàng năm ở Việt Nam, vi khuẩn Hib gây ra 107.565 trường hợp viêm phổi nặng và 625 trường hợp viêm màng não.

Các triệu chứng khi trẻ bị viêm màng não do Hib rất đa dạng, thay đổi theo từng lứa tuổi. Có dấu hiệu khởi phát thường là sốt cao trên 39 độ (cũng có trường hợp trẻ không sốt cao), chảy nước mũi, ho,… nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thông thường. Trong một số trường hợp trẻ có thể bị tiêu chảy, nên bệnh lý chính là viêm màng não mủ dễ bị bỏ qua. Khi trở nặng, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn tri giác, thị giác, trẻ quấy khóc nhưng ánh mắt nhìn vô cảm, nôn trớ, bỏ bú, ngủ li bì, co giật, hôn mê,… Khi trẻ bị viêm màng não mủ do Hib, dù có được điều trị tích cực theo đúng phác đồ, trẻ vẫn có nguy cơ cao chịu những di chứng thần kinh hết sức nặng nề như câm, điếc, liệt các chi gây hạn chế vận động, rối loạn tâm thần, giảm khả năng học tập,…5-10% trẻ bị viêm màng não do Hib có thể tử vong.

Ngoài viêm phổi nặng và viêm màng não, vi khuẩn Hib còn có thể gây những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác như viêm nắp thanh môn, viêm khớp, nhiễm trùng máu,…

Các triệu chứng khi trẻ bị viêm màng não do Hib rất đa dạng, thay đổi theo từng lứa tuổi

1.2 Vắc-xin Hib có tác dụng gì?

 

Điều nguy hiểm và vi khuẩn Hib rất dễ lây truyền từ trẻ mắc bệnh sang trẻ khác, trực tiếp qua các giọt nước bọt khi trẻ hắt hơi hoặc ho. Hib có thể lây qua các đồ chơi dùng chung bị nhiễm bẩn vi khuẩn Hib và trẻ cho các đồ chơi này vào miệng. Tất cả trẻ chưa có miễn dịch đều có nguy cơ nhiễm Hib, đối tượng trẻ có nguy cơ cao là nhóm trẻ ở nhà trẻ, mẫu giáo. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, ngoài các biện pháp tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống thì tiêm vắc-xin Hib là biện pháp phòng bệnh chủ động một cách hữu hiệu.

Từ năm 2000, khi vắc-xin Hib được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia giúp phòng ngừa viêm phổi, viêm màng não và một số bệnh nhiễm trùng khác do Hib, số lượng trẻ mắc các bệnh do Hib đã giảm đi đáng kể. Hiện tại, vi khuẩn Hib đã không còn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi và viêm màng não ở trẻ, điều này cho thấy hiệu quả của vắc-xin trong việc giảm tỉ lệ trẻ mắc bệnh, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ các biến chứng cũng như nguy cơ tử vong các bệnh do Hib gây ra.

2. Tiêm vắc-xin Hib cho trẻ như thế nào?

Tỷ lệ trẻ mắc các bệnh nguy hiểm do Hib có giảm đi, tuy nhiên trên cả nước, thỉnh thoảng vẫn có các trường hợp trẻ bị viêm màng não mủ nặng do Hib phải chuyển về điều trị ở các bệnh viện tuyến trung ương, những trẻ này hầu hết chưa được tiêm vắc-xin hib hoặc tiêm vắc-xin hib nhưng chưa đủ liều. Vì các hậu quả nặng nề mà các bệnh do Hib có thể gây ra, các bậc cha mẹ hãy tích cực đưa trẻ đi tiêm vacxin và tiêm đủ số mũi cần thiết để cơ thể trẻ tạo kháng thể đầy đủ giúp bảo vệ trẻ lâu dài.

-Liệu trình tiêm vacxin Hib gồm 4 mũi, 3 mũi tiêm đầu tiên được tiêm khi trẻ được 2-3-4 tháng tuổi, 3 mũi tiêm này, vắc-xin Hib thường được phối hợp với vắc-xin phòng bệnh ho gà-bạch hầu-uốn ván-viêm gan B chung trong một mũi tiêm 5 trong 1 hoặc vaccine 6 trong 1. Mũi tiêm Hib thứ 4 là mũi tiêm nhắc lại lúc 15-18 tháng tuổi ( nếu trẻ được tiêm 5 trong 1 hoặc 6 trong 1). Nếu trẻ tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng thì lúc sau 12 tháng nhắc lại là Quimi-Hib.

Hiện tại, một số Trung tâm Y tế và trạm y tế trong cả nước cũng đang tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, tổ chức tiêm Quimi-Hib để trẻ hoàn thành đủ liệu trình 4 mũi tiêm.

Một lựa chọn khác thuận tiện và dễ dàng hơn cho các bậc cha mẹ là lựa chọn các vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có phối hợp vắc-xin Hib. Khi thực hiện đủ liệu trình 4 mũi các vắc xin này, trẻ sẽ đủ các mũi vacxin hib cần thiết mà không cần phải bổ sung một mũi vacxin hib riêng lẻ. Điều này giúp trẻ giảm số mũi tiêm, giảm số lần tiêm, giúp trẻ sớm hoàn thành liệu trình tiêm.

Một lựa chọn khác thuận tiện và dễ dàng hơn cho các bậc cha mẹ là lựa chọn các vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có phối hợp vắc-xin hib

Vắc xin Hib đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa viêm màng não ở trẻ em. Qua việc tiêm phòng vắc xin Hib, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ em một cách hiệu quả. Việc tăng cường thông tin và chương trình tiêm chủng vắc xin Hib sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não ở trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng. Tham khảo thêm tại trang Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *