Uống hà thủ ô có tác dụng phụ gì không : Trong Đông y, hà thủ ô được tôn vinh là “thánh dược” bởi tác dụng tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và công dụng làm đen tóc đẹp da của dược liệu này đã được khẳng định qua nhiều thế kỉ. Tuy rất tốt với sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách cũng có thể gây ra những tác dụng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về những tác dụng phụ của hà thủ ô, cũng như những lưu ý cần thiết để loại dược liệu này phát huy hiệu quả tốt nhất.
Mục lục
Toggle1. Dùng hà thủ ô sai cách có thể gây tác dụng phụ gì?
Các chuyên gia dược học cho biết so với các loại thuốc đông y khác, hà thủ ô có tương đối ít tác dụng phụ trong y học lâm sàng, nhưng một số người có thể gặp phản ứng bất lợi sau khi dùng loại củ này. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng hà thủ ô.
Hành, tỏi, gừng không nên sử dụng khi dùng hà thủ ô
Hà thủ ô gây chóng mặt, buồn ngủ
Một số người sau khi dùng hà thủ ô có thể gặp tình trạng chóng mặt hoặc buồn ngủ do cơ địa thuộc tạng dương hư dễ bị say.
Phát ban da
Một số trường hợp có thể bị phản ứng miễn dịch bất thường ở các mô và cơ quan do sử dụng hà thủ ô lâu dài, dẫn đến các triệu chứng dị ứng như ngứa và phát ban khắp cơ thể.
Khi bị ngứa phát ban, cần ngừng uống hà thủ ô và uống thuốc chống dị ứng để giảm ngứa, không nên gãi.
Hà thủ ô dễ gây tiêu chảy
Củ hà thủ ô đỏ gây kích thích lên đường tiêu hóa, dùng để thông đại tiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, hà thủ ô kích thích quá mức lại gây rối loạn tiêu hoá, vì vậy, những người đang bị viêm đường tiêu hoá như viêm dạ dày thì nên hạn chế dùng hà thủ ô, nhất là củ sống chưa qua chế biến. Đây là hà thủ ô tươi, còn nguyên củ, khi thu hoạch về chưa qua chế biến, tức là chưa qua thái lát và phơi khô.
Trong hà thủ ô sống có chưa những hợp chất anthraglucosid- kích thích nhu động ruột, thông đại tiện và gây ỉa chảy.
Không nên dùng các bài thuốc, sản phẩm có chứa hà thù ô, rượu ngâm hà thủ ô trước 7h sáng khi chưa ăn gì vì lúc này đường ruột dễ bị kích thích.
Để giảm nguy cơ gây tiêu chảy, khi dùng hà thủ ô thì không nên dùng thực phẩm sống, thực phẩm tanh,.
Nếu đang bị tiêu chảy thì hãy tạm ngừng uống hà thủ ô đỏ, dùng thuốc trị tiêu chảy cho hết, sau đó mới tiếp tục dùng hà thủ ô.
Hà thủ ô gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải
Công dụng nhuận tràng quá mức của củ hà thủ ô đôi khi gây ra hậu quả làm giảm hấp thu kali, gây mất cân bằng điện giải. Khi cơ thể bị rối loạn điện giải, trong người sẽ có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, thần kinh cảm giác bị rối loạn, chân tay không thật.
- Rối loạn điện giải do dùng hà thủ ô thường ít gặp, nhóm người có tiền sử bệnh viêm đa dây thần kinh có nguy cơ bị cao hơn những nhóm khác. Những người bệnh bị viêm cơ, teo cơ vì rối loạn điện giải nếu sử dụng hà thủ ô thì sẽ khiến cho các bệnh về cơ này nghiêm trọng hơn.
- Khi dùng hà thủ ô nếu thấy xuất hiện các triệu chứng lạ thì nên tham vấn ý kiến bác sỹ Đông y. Bạn cũng có thể sử dụng vitamin B liều cao, dạng tiêm và kết hợp massage, xoa bóp theo hướng dẫn của bác sỹ để dây thần kinh cảm giác sớm được hồi phục.
Tổn thương gan, thận
Gan là cơ quan trao đổi chất của cơ thể con người, nếu ăn hà thủ ô trong thời gian dài có thể làm tăng gánh nặng cho gan và gây ra những tổn thương nhất định cho gan. Các triệu chứng tổn thương gan như mệt mỏi, vàng da, chán ăn, v.v.
Sử dụng quá nhiều hà thủ ô có thể gây tổn thương thận, dẫn đến chức năng thận bất thường, biểu hiện là lượng nước tiểu giảm, màu nước tiểu bất thường, v.v.
2. Uống hà thủ ô có bị vô sinh không?
Hà thủ ô không gây vô sinh, trái lại nó còn là vị thuốc tốt cho nam giới bị yếu sinh lý. Theo đông cho biết, hà thủ ô có tác dụng bổ tinh, bổ huyết, nhuận tràng, nhuận tràng… Thường dùng chữa các bệnh như đau nhức, yếu eo, đầu gối, khô ruột, táo bón, thiếu tinh, huyết… Nó có hiệu quả điều trị nhất định đối với chứng vô sinh do khí huyết không đủ.
Tuy vậy, vô sinh là một vấn đề khá phức tạp, có nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ sử dụng đơn thuần hà thủ ô chưa chắc có thể chữa khỏi vô sinh. Do đó, các cặp vợ chồng muốn điều trị vô sinh nên khám và tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ, không nên tùy ý uống hà thủ ô.
3. Những thực phẩm cần kiêng và một số lưu ý khác khi sử dụng hà thủ ô
Theo các sách thuốc Đông y, củ cải trắng, tỏi và hành là ba loại thực phẩm, gia vị phải tuyệt đối tránh khi dùng hà thủ ô. Các loại gia vị cay nóng khác như ớt, hạt tiêu, gừng cũng nên kiêng khi đang dùng hà thủ ô. Những loại gia vị này có chứa nhiều tinh dầu cay tính nóng ảnh hưởng tới chức năng bổ can, thận, bổ huyết của hà thủ ô đỏ.
Khi dùng hà thủ ô kiêng huyết động vật (tiết canh, tiết gà, vịt luộc…), cá không có vẩy.
Người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng hà thủ ô đỏ.
Người viêm gan nên hạn chế dùng hà thủ ô tránh gây nguy hại cho sức khỏe.
Người bị viêm dạ dày ruột, đi ngoài phân lỏng không nên dùng hà thủ ô.
Phụ nữ có thai không nên dùng.
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.