Kim ngân hoa (Honeysuckle) là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền với rất nhiều tác dụng lợi ích. Tinh dầu kim ngân hoa cũng được nghiên cứu và phát triển trong các sản phẩm mỹ phẩm hiện đại. Cùng tìm hiểu về tinh dầu từ kim ngân hoa và tác dụng trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Toggle1. Mô tả cây kim ngân hoa
Kim ngân hoa là cây bụi thân dây leo trong họ Caprifoliaceae, có nguồn gốc từ ở Bắc Mỹ và lục địa Âu Á. Khoảng 180 loài kim ngân đã được xác định. Các loài được biết đến rộng rãi bao gồm Lonicera periclymenum (kim ngân thông thường), Lonicera japonica (kim ngân Nhật Bản, kim ngân trắng, kim ngân Trung Quốc), Lonicera caprifolium (kim ngân hoa Ý) và Lonicera sempervirens (kim ngân kèn, kim ngân gỗ).
Cây Kim ngân có lá mọc đối, lá đơn hình bầu dục, dài 1 – 10 cm. Nhiều loài có hoa thơm ngọt ngào, mọc đối xứng hai bên, có thể ăn được, và hầu hết các loài hoa đều mọc thành từng cụm hai hoa. Vì vậy, dẫn đến tên gọi chung là “cây song sinh” cho một số loài ở Bắc Mỹ. Quả mọng hình cầu hoặc dài, có màu đỏ, xanh lam hoặc đen có chứa một số hạt. Trong hầu hết các loài, quả mọng có độc nhẹ, nhưng một số ít (đặc biệt là Lonicera caerulea) có thể ăn được.
Kim ngân hoa được trồng để sử dụng làm cảnh, làm thuốc trong gia đình và thương mại hóa.
2. Tinh dầu kim ngân hoa là gì?
Trong khi có hơn 200 loài kim ngân hoa khác nhau, nhiều loài trong số chúng có thành phần hóa học tương tự nhau, nhưng ba giống được biết đến nhiều nhất để tạo ra loại tinh dầu này là kim ngân châu Âu, kim ngân xanh và kim ngân Nhật Bản.
Người ta thu hoạch hoa kim ngân để làm tinh dầu. Tinh dầu kim ngân được chiết xuất từ những bông hoa màu sắc rực rỡ của cây kim ngân bằng phương pháp chưng cất thông thường.
3. Thành phần hóa học của tinh dầu kim ngân hoa
Bốn hợp chất có nhiều nhất trong tinh dầu kim ngân hoa chiếm 78,4% tổng lượng tinh dầu. Bao gồm patchouli alcohol, 6 – acetyl – 1,1,2,4,4,7 – hexamethyltetralin, alpha – bulnesene và alpha – caryophyllene. Ngoài ra còn xác định một số thành phần khác diethyl phthalate, alpha – cetone, benzyl acetate và delta – guaiene.
4. Tác dụng của tinh dầu kim ngân hoa
Tinh dầu kim ngân hoa đã được sử dụng hơn 1.400 năm trong các phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc. Nó đã trở thành một loại tinh dầu được biết đến nhiều hơn trên toàn thế giới. Bởi vì tinh dầu chứa nồng độ phong phú của các hợp chất hoạt tính, chất chống oxy hóa và axit bay hơi được phát hiện và nghiên cứu.
4.1. Trong chăm sóc da
4.1.1. Là chất chống lão hóa tự nhiên
Được biết đến là chứa nhiều chất chống oxy hóa, tinh dầu kim ngân hoa có thể làm giảm sự xuất hiện của stress oxy hóa và giảm mức độ gốc tự do trong cơ thể. Đây cũng là lý do tại sao tinh chất kim ngân hoa rất phổ biến được sử dụng trên da. Tinh dầu có thể giảm thiểu sự xuất hiện của các nếp nhăn và đốm đồi mồi. Đồng thời kích thích tuần hoàn máu trên bề mặt da, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào da mới và trẻ hóa.
4.1.2. Làm dịu da
Trong các sản phẩm mỹ phẩm thông thường, tinh dầu kim ngân hoa có thể làm dịu da bị viêm, loại bỏ sắc tố và tẩy tế bào chết trong lỗ chân lông. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng của mụn trứng cá.
Hơn nữa, tinh dầu có thể xử lý các triệu chứng của bệnh chàm, bệnh vẩy nến và các bệnh viêm da khó coi khác. Kim ngân hoa có thể rất tốt để điều trị vết bỏng, vết xước, vết cắt, và bảo vệ chúng khỏi nhiễm trùng, nhờ đặc tính kháng khuẩn của nó.
4.2. Hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường
Kim ngân hoa có thể hữu ích để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường. Axit chlorogenic là một thành phần chống bệnh đái tháo đường, đã được tìm thấy trong những bông hoa này. Một nghiên cứu trên động vật công bố trên tạp chí Phytotherapy Research kết luận rằng kim ngân hoa có tác dụng chống tiểu đường ở chuột mắc bệnh đái tháo đường type 2.
4.3. Là thuốc giảm đau
Kim ngân hoa từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc với công dụng một loại thuốc giảm đau. Cho dù cơn đau do bệnh mãn tính, chấn thương hoặc phẫu thuật, tinh dầu có thể giúp loại bỏ cơn đau của bạn.
Ngoài ra, đặc tính chống viêm mạnh mẽ của loại tinh dầu kim ngân có thể khiến nó trở nên lý tưởng để làm dịu cơn đau đầu trong vòng vài phút.
4.4. Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng
Là một chất ổn định tâm trạng và giảm căng thẳng, tinh dầu kim ngân hoa là một công cụ phổ biến cho các chuyên gia trị liệu bằng hương thơm và bệnh nhân. Mối liên hệ giữa mùi thơm và hệ thống limbic đã được biết rõ. Đồng thời, mùi hương ngọt ngào, tràn đầy sinh lực của cây kim ngân được biết là có tác dụng cải thiện tâm trạng và ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm.
4.5. Cải thiện đường tiêu hóa
Bằng cách tấn công các mầm bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra, các hợp chất hóa học trong tinh dầu kim ngân có thể tăng cường sức khỏe đường ruột và tái cân bằng môi trường vi khuẩn có lợi. Tức là, có thể giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu và táo bón. Đồng thời tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn.
4.6. Chăm sóc răng miệng
Nhiều người thêm một vài giọt tinh dầu kim ngân hoa vào nước súc miệng vì đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Bên cạnh đó, tinh dầu có thể giúp hơi thở thơm tho bằng cách loại bỏ vi khuẩn khó chịu tồn tại giữa các kẽ răng. Tuy nhiên, chỉ cần nhỏ vài giọt, không được nuốt hỗn hợp vì có thể gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Là chất tiêu diệt muỗi và côn trùng thân thiện với môi trường
Kiểm soát muỗi vẫn là một thách thức liên tục đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới và trong lịch sử đã dựa vào việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc diệt côn trùng tổng hợp. Bởi lẽ, loài muỗi đã phát triển nhanh chóng khả năng kháng thuốc.
Một số loại tinh dầu thực vật có đặc tính diệt côn trùng chống lại muỗi và có thể được sử dụng như một công cụ thân thiện với môi trường để kiểm soát muỗi. Trong đó có tinh dầu kim ngân hoa Ý (Lonicera caprifolium) đối với ấu trùng của muỗi Aedes aegypti. Tinh dầu của cây kim ngân hoa Nhật Bản (L. japonica), họ hàng gần của L. caprifolium chống lại hai loài gây hại hạt ngũ cốc là mọt sách (Liposcelis bostrychophila Badonnel) và mọt ngô (Sitophilus zeamais Motschulsky).
Do đó, tinh dầu từ các loài kim ngân hoa khác nhau có thể tạo ra các phân tử hoạt tính sinh học để kiểm soát muỗi và côn trùng. Tinh dầu này có thể thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
5. Cách sử dụng tinh dầu kim ngân hoa
5.1. Liệu pháp hương thơm
- Khuếch tán tinh dầu kim ngân vào phòng sẽ không chỉ làm thơm không gian của bạn mà còn có thể vô hiệu hóa nhiều vi khuẩn hoặc mầm bệnh trong không khí.
- Bạn cũng có thể thêm 4 – 5 giọt tinh dầu kim ngân vào bồn tắm của bạn với hương thơm dễ chịu.
- Ngoài ra, tinh dầu còn giúp giữ cho bề mặt và sàn nhà của bạn không có sự phát triển của vi khuẩn nguy hiểm. Thêm một vài giọt dầu này vào giẻ lau nhà của bạn để có thể tối đa hóa tác dụng làm sạch.
5.2. Dùng ngoài da
Tinh dầu kim ngân hoa được sử dụng để điều trị phát ban trên da, như vết cắt và trầy xước trên da. Trộn một vài giọt vào dầu nền và xoa bóp vào vùng bị tổn thương.
Ngoài ra, tinh dầu có thể chống viêm nên bạn có thể bôi hỗn hợp dầu ở vùng khớp bị viêm, đau cơ.
Hoặc dùng dầu để mát xa toàn thân, thư giãn và làm dịu. Tinh dầu kim ngân hoa làm tăng lưu lượng máu đến các chi và bề mặt da, dầu này có thể giúp tăng tốc độ chữa lành và loại bỏ độc tố.
5.3. Chế phẩm dược – mỹ phẩm
Tinh dầu kim ngân rất tốt trong việc trị liệu và được sử dụng để làm nến thơm. Các tác dụng kể trên còn ứng dụng trong dầu thơm, kem dưỡng da, xà phòng, dầu massage và dầu tắm. Hiện các sản phẩm trị mụn từ thiên nhiên đều chứa thành phần kim ngân hoa.
6. Lưu ý an toàn khi sử dụng tinh dầu kim ngân hoa
Mặc dù, tinh dầu thường an toàn nhưng vẫn tồn tại những tác dụng phụ mà bạn cần lưu ý
6.1. Kích ứng
- Kích ứng da: Cũng như nhiều loại tinh dầu khác, khi thoa tinh dầu kim ngân lên da, nó có thể gây mẩn đỏ và kích ứng. Cho dù ngay cả khi bạn không bị dị ứng với cây kim ngân. Chấm một ít dầu lên một vùng da và đợi vài giờ để xem có phản ứng hay không trước khi thoa lên vùng da rộng hơn.
- Độ nhạy với ánh sáng: Một số hợp chất trong tinh dầu này sẽ làm cho da nhạy cảm hơn một chút với ánh sáng. Vì vậy nếu bạn đang sử dụng nó trên các bộ phận lớn của cơ thể, chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng vừa phải và thoa kem chống nắng thường xuyên.
6.2. Phụ nữ có thai
- Mang thai: tinh dầu này được biết là nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Vì nó có thể gây chảy máu và kích thích kinh nguyệt. Cho đến 3 tháng cuối thai kì, bạn nên tránh dùng loại tinh dầu này. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thêm bất kỳ loại tinh dầu mạnh nào vào chế độ chăm sóc sức khỏe thai kỳ của bạn.
6.3. Bệnh tiểu đường
- Do khả năng điều chỉnh và giảm lượng đường trong máu của loại tinh dầu này, có thể rất có lợi cho những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc đã được chẩn đoán. Nhưng nó cũng có thể gây ra lượng đường trong máu thấp một cách nguy hiểm. Nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu kim ngân hoa.
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.