Việc tiêm filler bị vón cục phải làm sao, có nguy hiểm không, tiêm filler kiêng gì? Cùng Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng tiêm filler bị vón cục nhé.
Tiêm filler bị vón cục có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Việc tiêm filler thông thường rất an toàn, không để lại biến chứng. Tuy nhiên một số trường hợp, bạn có thể sẽ bị bầm tím hoặc bị sưng, thế nhưng nó không nguy hiểm vì đây chỉ là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiêm chất làm đầy. Vậy nên, thông thường vết sưng sẽ biến mất trong vài ngày. Một số trường hợp đặc biệt bạn có thể bị ngứa, viêm, sưng to,… nguyên nhân có thể do dị ứng thuốc, lúc này bạn nên đến cơ sở y tế, trung tâm thẩm mỹ uy tín để được tư vấn và điều trị.
Thông thường khi gặp bác sĩ, họ sẽ kê thuốc kháng sinh và chống viêm cho bạn ở trường hợp nhẹ. Đối với diễn biến nặng hơn thì bạn bắt buộc phải dùng biện pháp tiêm tan filler để gương mặt quay lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, khi diễn biến xấu đi, các u cục bị ảnh hưởng đến sức khỏe thì các bác sĩ có thể sẽ thực hiện một cuộc tiểu phẫu để cắt bỏ khối u đó.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm filler bị vón cục là gì?
Thuốc tiêm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng
Việc tiêm thuốc Filler kém chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc bị vón cục, bầm tím. Vậy tại sao bạn lại bị tiêm filler kém chất lượng, đó là do bạn lựa chọn cơ sở tiêm thẩm mỹ kém chất lượng, thiếu độ uy tín. Vậy nên, việc xem xét và lựa chọn cơ sở tiêm là cực kỳ quan trọng. Bởi vì những chất này khi được tiêm vào cơ thể, chúng không thể tự tan và đào thải mà sẽ bị vón cục dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng và tím bầm.
Bị tiêm filler quá liều lượng
Bị tiêm filler quá liều lượng sẽ khiến vị trí tiêm bị căng cứng, mạch máu dễ bị tắc nghẽn từ đó dẫn đến việc bị vón cục, bầm tím và sưng đau. Nguyên nhân tiêm dư thông thường là do mỗi người có nhu cầu làm đẹp và cơ địa khác nhau nên mức độ tiêm cũng khác nhau, vậy nên trước khi tiêm bạn phải được sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ.
Xem thêm: Tiêm Filler có hại không?
Tiêm sai kỹ thuật khi tiêm chất làm đầy
Việc tiêm sai kỹ thuật là do tay nghề của bác sĩ thẩm mỹ mà bạn điều trị thiếu kinh nghiệm từ đó khiến vị trí tiêm bị sai, tiêm trúng mạch máu quan trọng, từ đó khiến máu đông tụ và quá trình tuần hoàn máu bị nghẽn lại.
Bị nhiễm trùng sau tiêm filler
Việc các dụng cụ tiêm filler không được khử trùng và làm sạch đúng cách, thêm với việc chăm sóc kém khoa học thì vị trí tiêm sẽ xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng.
Xem thêm: Tiêm má baby giữ được bao lâu? Giá bao nhiêu 2023
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm filler bị vón cục là gì? (Nguồn: Internet)
Biểu hiện của việc bị vón cục khi tiêm filler
Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân tiêm filler bị vón cục, thì các bạn cần tìm hiểu thêm về biểu hiện của việc vón cục ở các vị trí quan trọng trên gương mặt như: Tiêm môi Cherry, mũi, cằm,…
Tiêm filler ở vùng môi bị vón cục
- Môi xuất hiện những hạt giống như mụn nhỏ và cứng.
- Môi bị sưng và đau nhức.
Tiêm filler bị vón cục ở vùng mũi
- Hiện tượng sau khi tiêm filler mũi bị sưng to và kéo dài trong nhiều ngày liền, không có hiện tượng thuyên giảm.
- Đầu mũi có mủ và bị bầm tím.
- Filler bị tràn ra và bị vón cục.
Tiêm filler cằm bị vón cục
- Cằm sưng, bị lệch so với bình thường.
- Xuất hiện những mảng da bầm tím, sưng.
- Sờ vào có cảm giác bị cứng.
- Da bị nổi đỏ hoặc bị chùng giãn mạch máu.
Xem thêm: Top [10+] các dáng môi tiêm Filler hot trend nhất
Biểu hiện của việc bị vón cục khi tiêm filler (Nguồn: Internet)
Cách khắc phục, cách làm tan filler bị vón cục tại nhà đơn giản, hiệu quả
Hiện tượng tiêm filler bị vón cục thường sẽ xảy ra trong khoảng vài ngày, nên bạn cần phải bình tĩnh khi phát hiện việc vón cục trong 48h theo dõi, nếu tình trạng không thuyên giảm thì bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
Liên hệ bác sĩ để được kiểm tra toàn diện
Việc liên hệ bác sĩ ngay chính là biện pháp cần được bạn ưu tiên, Bạn có thể gọi điện hoặc đến trực tiếp cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và thăm khám đưa ra cách điều trị phù hợp.
- Đối với vết tiêm bị sưng thông thường do cơ địa bác sĩ sẽ massage vị trí vón cục.
- Nếu tiêm filler bị vón cục và sưng nhẹ do phản ứng của cơ thể thì thông thường bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh, kháng viêm.
- Nếu biến chứng nặng bác sĩ có thể sẽ tiêm tan filler.
Xem thêm: Làm Đầy Má Hóp Vĩnh Viễn Bao Nhiêu Tiền?
Massage nhẹ nhàng vùng bị vón cục là cách làm tan filler tại nhà
Nếu tình trạng tiêm filler bị vón cục không quá nặng thì bạn có thể massage nhẹ nhàng ở vị trí tiêm tại nhà. Cách massage là bạn có thể dùng tay để ấn nhẹ vào vùng da xung quanh vết tiêm. Với những vết vón cục trên da, bạn có thể dùng tăm bông nhỏ và nhấn nhẹ vào đó để massage.
Chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn uống hàng ngày
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tan việc bị vón cục khi tiêm filler. Sau đây là những lưu ý mà bạn cần biết:
- Không nên sử dụng những thức uống có cồn hoặc chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Không nên dùng thức ăn có quá nhiều gia vị: Muối, đường, ớt…
- Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất có trong rau củ.
- Uống nhiều nước, sinh tố.
- Kiêng ăn những thực phẩm cay, nóng, có tính axit, dầu mỡ.
Xem thêm:
- Sau nâng mũi nên ăn gì, kiêng ăn gì để mau lành, giảm sưng
- Tiêm thon gọn hàm giữ được bao lâu?
Cách khắc phục, cách làm tan filler bị vón cục tại nhà là chú ý ăn uống, massage nhẹ nhàng (Nguồn: Internet)
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Tiêm filler bị vón cục phải làm sao?. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.