Thành phần trong trà hoa nhài và Những trường hợp không nên dùng. Thói quen uống trà từ lâu đã trở thành một nét văn hóa độc đáo. Hiện nay, phương pháp này đang được ưa chuộng kéo theo sự ra đời của nhiều loại trà khác nhau. Trà hoa nhài luôn được đánh giá cao không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi những công dụng rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại trà này trong bài viết dưới đây nhé.
1.Thành phần dinh dưỡng trong trà hoa nhài
Trà hoa nhài hay trà hoa lài, được pha từ hoa nhài khô cho ra loại trà vị ngọt thanh và có một số thành phần tốt cho sức khoẻ như:
- Vitamin là hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho quá trình trao đổi trong cơ thể con người, tuy nhiên cơ thể con người không tự tổng hợp được vitamin mà phải bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài. Trà hoa nhài cung cấp nhiều loại vitamin tan trong nước. Đối với các vitamin tan trong nước, pha trà lài với nước sôi có thể chiết xuất được 80% lượng vitamin.
- Hoa nhài có chứa các chất có lợi cho sức khỏe như axit amin tự do, hàm lượng axit amin tự do trong loại trà này lên tới 2 – 5%. Axit amin có tác dụng rất tốt trong con người như giãn mạch, trợ tim, lợi tiểu. Trong cơ thể con người có 25 loại axit amin, trong đó có 8 loại cơ thể không tự tổng hợp được mà phải dựa vào nguồn thực phẩm bên ngoài.
- Trà xanh hoa nhài chứa hàm lượng khoáng chất lớn, lên đến 40 loại khoáng chất khác nhau. Khoáng chất tham gia vào cấu trúc của mô tế bào và cơ xương, cân bằng axit-bazơ và chuyển hóa trong cơ thể. Các loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe như kali, selen, kẽm, florua, canxi, magie, sắt, mangan. Đặc biệt là những người từ 40 – 50 tuổi trở lên và thường xuyên bị loãng xương. Uống trà chứa nhiều khoáng chất giúp cải thiện mô tế bào và cơ xương.
- Trà xanh hoa lài cũng chứa một lượng glucid là nhóm hợp chất hữu cơ quan trọng và phổ biến trong thực vật. Hàm lượng glucid trong lá trà khá thấp, không quá 20%, là đồ uống ít đường phù hợp cho người bị tiểu đường và ổn định thân nhiệt.
2.Hướng dẫn cách pha trà hoa nhài (trà hoa lài)
- Luôn tráng sơ trà qua với nước 1 lần trước khi thưởng thức.
- Cân chỉnh lượng nước pha trà phù hợp, tránh nước trà quá loãng hay quá đặc.
- Nên dùng nước sôi, hạn chế dùng nước nguội hơn 90 độ C vì sẽ không ra hết tinh chất trong trà.
- Không ngâm trà quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến vị ngon.
- Không thưởng thức trà qua đêm vì vị trà sẽ thay đổi và không tốt cho sức khỏe.
3.Một số lưu ý khi uống trà hoa nhài (trà hoa lài)
- Không nên uống trước hoặc sau bữa ăn ít hơn 30 phút, trà lài sẽ làm loãng dịch vị trong dạ dày gây xót ruột hoặc giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ bữa ăn.
- Không uống trước khi ngủ sẽ làm tỉnh táo đầu óc, gây khó ngủ.
- Không nên uống trà để quá 24 giờ, các chất dinh dưỡng và vitamin trong trà bị biến chất, trà thiu dễ khiến bạn đau bụng.
- Liều lượng hợp lí nên dùng trà lài để thấy được hiểu quả cho sức khỏe là từ 150 – 400 ml mỗi ngày.
- Phụ nữ mang thai không nên uống trà hoa nhài vì có thể gây các cơn co thắt sớm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự dùng loại trà này tại nhà.
Những trường hợp không nên dùng trà hoa nhài
Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng những đối tượng sau nên hạn chế sử dụng trà hoa nhài.
Phụ nữ mang thai
Trà lài có mùi thơm nồng, không được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai uống trà hoa nhài trong thời gian dài có thể gây co bóp tử cung sớm dẫn đến sinh non.
Khi đói bụng
Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ khi đang muốn giảm cân thường uống trà hoa nhài khi đói để tăng cường trao đổi chất và giảm cân. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng loại trà này không nên uống khi đói, nếu không sẽ gây ra trạng thái cồn cào, khó chịu như say rượu.
Nhạy cảm với cafein
Trà hoa nhài cũng chứa lượng caffein nhưng thấp hơn cà phê hoặc trà xanh. Nhưng vẫn có thể gây tăng huyết áp, đặc biệt ở những người nhạy cảm với chất này.
Hy vọng những thông tin trong bài viết tại CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP đã giúp bạn hiểu rõ thành phần và công dụng của trà hoa nhài để có thể thưởng thức đúng cách mà không gây hại cho sức khỏe.