Tác dụng của nấm hầu thủ và 10 lợi ích và bài thuốc tốt

Tác dụng của nấm hầu thủ và 10 lợi ích và bài thuốc tốt. Nấm hầu thủ là một loại dược liệu quý, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Vậy nấm hầm thủ có tác dụng gì, hãy cùng CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nấm hầu thủ là gì?

Nấm hầm thủ hay còn gọi là nấm đầu khỉ, đây là một dược liệu quý và phổ biến trong y học cổ truyền. Nấm hầm thủ có hình cầu hay hình trứng, mọc thành chùm hay riêng lẻ vào cuối hè hay thu.

Nấm hầu thủ là gì? Công dụng của nấm đối với sức khỏe?
Nấm hầu thủ là gì? Công dụng của nấm đối với sức khỏe?

Nấm hầm thủ là loại nấm có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, đặc biệt là trong việc phòng chống ung thư, cải thiện hoạt động của não bộ và cải thiện sức khỏe tim mạch.

2.Tác dụng của nấm hầu thủ

Hỗ trợ cải thiện tim mạch

Chiết xuất từ nấm hầu thủ có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng cholesterol tốt (HDL). Do đó, nấm hầu thủ thường được sử dụng để phòng ngừa bệnh tim và giảm nguy cơ đột quỵ.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Một trong những công dụng tuyệt vời của nấm hầu thủ là giúp tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch. Các thành phần chứa trong nấm như beta-glucan có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người.

Giúp ổn định đường huyết

Chiết xuất nấm hầu thủ không chỉ giúp cải thiện lượng đường trong máu mà còn làm tăng độ nhạy cảm của insulin. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người mắc bệnh tiểu đường hay người muốn duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Cải thiện các vấn đề tiêu hoá

Beta-glucan chứa trong nấm hầu thủ đã được chứng minh có tác động tích cực đến hệ vi sinh vật đường ruột. Cụ thể, loại nấm này giúp thu nhỏ các vết loét dạ dày và cải thiện các triệu chứng của viêm dạ dày và viêm ruột.

Chống nhiễm trùng

Helicobacter pylori (HP) là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp dưới niêm mạc của dạ dày, gây ra tình trạng viêm dạ dày hay loét dạ dày – tá tràng, lâu ngày sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất từ nấm hầu thủ có đặc tính kháng Helicobacter pylori rõ rệt. Đây là phương pháp được sử dụng để giảm thiểu tác dụng phụ liên quan đến thuốc điều trị Helicobacter pylori.

Phòng ngừa ung thư

Erinacine S và erinacine A chứa trong nấm hầu thủ có thể thúc đẩy quá trình gây chết tế bào (apoptosis) chọn lọc ở các dòng tế bào ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Nấm hầu thủ không chỉ nhắm đến các tế bào ung thư mà còn bắt giữ cả các tế bào tiền ung thư.

Phòng ngừa, cải thiện đường tiêu hoá dưới

Nấm hầu thủ đã được chứng minh có tác dụng phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

Một nghiên cứu ở 305 bệnh nhân mắc bệnh túi thừa đại tràng cho thấy rằng, sau khi sử dụng chiết xuất polysaccharide từ nấm hầm thủ đã giúp cải thiện 90% triệu chứng sau 3 tháng điều trị và có đến 17,64% trường hợp biến mất hoàn toàn triệu chứng sau 6 tháng điều trị.

Cải thiện tình trạng hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một loại bệnh lý rối loạn tiêu hoá khá phổ biến, ảnh hưởng đến dạ dày và ruột với triệu chứng bao gồm: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

Một nghiên cứu cho thấy, nấm hầu thủ có thể giúp giảm căng thẳng, một yếu tố có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng IBS. Điều này nhờ vào đặc tính kháng viêm và khả năng làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, noradrenaline.

Đồng thời, nhờ tính kháng viêm mà nấm hầu thủ có thể giúp giảm viêm ruột, một yếu tố góp phần gây ra triệu chứng IBS như đau bụng, tiêu chảy và táo bón.

Cải thiện và phòng ngừa bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa xảy ra ở não, dẫn đến suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer có thể khiến các tế bào não teo lại và chết đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của người bệnh.

Sử dụng nấm hầu thủ thường xuyên sẽ giúp ngăn cản quá trình lão hóa và phục hồi các neuron thần kinh. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.

Nấm hầu thủ giúp phục hồi các neuron thần kinh ở bệnh nhân Alzheimer

Một số tác dụng khác

Nấm hầu thủ còn được sử dụng trong một số trường hợp như sau

  • Bảo vệ gan và phòng ngừa ung thư gan.
  • Hoạt động như chất chống oxy hóa giúp thu gom gốc tự do.
  • Hạ lipid máu.
  • Kháng viêm.
  • Làm chậm quá trình lão hóa da.

3.Một số bài thuốc chữa bệnh từ nấm hầu thủ

Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ Đông Y trước khi tự thực hiện tại nhà. Các bài thuốc trên nên dùng trong vòng 2 – 3 tháng để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh, chữa bệnh và tăng cường sức khỏe.

Nấm hầu thủ được dùng riêng lẻ hay phối hợp với các vị thuốc khác trong một số bài thuốc sau đây:

  • Điều trị đau loét dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và dự phòng khối u: sắc lấy nước từ 10g nấm hầu thủ, 5g nấm mèo trắng, 5g sơn tra, 10g sơn dược và 1g men rượu.
  • Chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc và tâm thần bất an: sắc lấy nước từ 30g nấm hầu thủ, 15g bá tử nhân, 15g toan táo nhân và 15g dạ giao đằng.
  • Điều trị đau dạ dày mạn tính, hẹp môn vị, hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, thực quản và ruột: cắt lát 20g nấm hầu thủ 20g, nấu với 2 – 3 lít nước sôi, sau đó ăn cái và uống nước.
  • Chữa đau dạ dày, tá tràng: sắc lấy nước từ 30g nấm hầu thủ, 20g sơn dược, 20g bạch truật, 15g hạt sen, 15g trần bì, 15g biển đậu và 25g ý dĩ.
  • Trị viêm loét dạ dày, ruột và tiêu hóa kém: sắc nước uống từ 10g nấm hầu thủ và 5g nấm linh chi.
  • Bồi bổ cơ thể, điều trị suy nhược thần kinh và hồi phục sức khỏe sau sinh: nấu 200g hầu thủ tươi, thịt nạc, 100g tôm, sau đó ăn nóng.

4.Lưu ý khi sử dụng nấm hầu thủ

Nấm hầu thủ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng sử dụng trong việc điều trị bệnh ở phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hay khi bạn gặp các vấn đề về bệnh lý khác cũng như dị ứng.

Hi vọng bài viết trên CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về dược liệu quý nấm hầu thủ. Hãy sử dụng nấm hầu thủ thật thông minh để mang lại những lợi ích tích cực về sức khỏe bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *