Tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe con người là gì – Bạn đã biết? Hãy cùng khám phá những tác dụng tuyệt vời ấy nhé!
Hà thủ ô là loại cây dược liệu phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, gồm 02 loại là đỏ và trắng. Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora.
Ngoài ra, trong Đông y và dân gian, hà thủ ô đỏ còn nhiều tên gọi khác nhau như dạ hợp, giao đằng, má ỏn, địa tinh, mằn năng ón, xạ ú sí…
Đặc điểm nhận dạng của hà thủ ô đỏ với hà thủ ô trắng nằm ở lá và củ là rõ ràng nhất. Lá cây hà thủ ô đỏ có hình tim hẹp, đầu lá nhọn, màu xanh đậm. Củ có vỏ ngoài màu nâu, đen; trong thì có màu đỏ đặc trưng.
Hà thủ ô đỏ được trồng phổ biến hơn loại trắng bởi nó có nhiều dược tính và hàm lượng dưỡng chất cao hơn. Sau khi trồng khoảng 2 đến 3 năm thì có thể thu hoạch vào mùa đông.
Củ cây hà thủ ô đỏ là do rễ phình to. Sau khi được thu hoạch, phân loại, củ hà thủ ô được thái thành các lát mỏng, dùng tươi, phơi khô hay chế biến thành viên, bột là tùy người dùng.
Là 01 dược liệu quý, hà thủ ô đỏ được trồng và sử dụng rộng rãi. Hãy cùng khám phá 01 số những tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe của chúng ta nhé!
2. Khám phá một số tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe
Theo Đông y, hà thủ ô đỏ có tính ấm nóng, tác công dụng tiêu độc, nhuận tràng, bổ huyết. Là thành phần trong các bài thuốc trị tóc rụng, tóc bạc sớm, mất ngủ, an thần, tiêu hóa kém, huyết áp cao…
Theo y học hiện nay, tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe đã được ghi nhận và tiếp tục nghiên cứu. Trong hà thủ ô đỏ có các chất như Lecithin, Protid, Anthraglycosid, Lipid, Anthranoid, Cholin, các acid béo… có tác dụng đối với hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ miễn dịch… của con người.
Tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với hệ tiêu hóa
Trong hà thủ ô đỏ có chứa Anthraglycosid và Anthraquinon giúp hỗ trợ việc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón.
Tuy nhiên, trong hà thủ ô còn chứa cả thành phần tannin gây táo bón, làm se ruột. Các thành phần này có tác dụng đối lập nhau. Bởi vậy, để dùng hà thủ ô đỏ, người ta phải chế biến, loại bỏ thành phần tannin để không ra hiện tượng táo bón.
Tác dụng của hà thủ ô đổ đối với hệ thần kinh
Theo các nghiên cứu, các hoạt chất Lecithin trong hà thủ ô đỏ có tác dụng bảo vệ tế bào não, tăng cường độ bền vỏ bọc dây thần kinh…
Chính bởi vậy, nó thường được dùng cho các đối tượng bị mất ngủ, đau đầu, suy nhược cơ thể.
Tác dụng của hà thủ ô đỏ trong điều trị rụng tóc, tóc bạc sớm
Đây là một trong những tác dụng của hà thủ ô đỏ có lẽ được nhiều người biết đến nhất. Nguyên nhân chủ yếu của rụng tóc, tóc bạc sớm là do chúng ta bị căng thẳng, lo âu.
Các thành phần dưỡng chất trong hà thủ ô có tác dụng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Do đó, làm giảm tình trạng rụng tóc hay tóc bạc sớm.
Ngoài ra, hà thủ ô đỏ còn tác dụng kích thích tóc mọc nhanh, đen, mượt hơn. Do đó, hà thủ ô đỏ rất được mọi người sử dụng để cải thiện tình trạng rụng tóc, tóc bạc.
Tác dụng của hà thủ ô đỏ với chức năng của gan, thận
Các dưỡng chất, đặc biệt là Lecithin có trong hà thủ ô có tác dụng trong việc chống ô xy hóa, bảo vệ các tế bào gan và thận.
Nhờ đó, nước hà thủ ô thường hay có tác dụng giải độc gan, mát gan. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường sản sinh nội tiết tố cả nam và nữ; từ đó, hỗ trợ, cải thiện 01 số chứng bệnh (di tinh, yếu sinh lý) và hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ hiếm muộn.
3. Một số lưu ý trong sử dụng hà thủ ô đỏ
Bên cạnh những dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong hà thủ ô cũng có khá nhiều độc tố. Nếu không biết chế biến hoặc sử dụng quả liều hay không đúng hướng dẫn thì hà thủ ô sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ.
Bởi vậy, trước khi sử dụng, bạn cần nghiên cứu kỹ và lựa chọn bài thuốc sử dụng hà thủ ô đỏ cho phù hợp.
Hà thủ ô đỏ được chế biến và sử dụng ở rất nhiều các dạng khác nhau như tươi, khô; bột, nước, rượu hay ở dạng viên tùy theo nhu cầu người dùng và nó cũng sẽ có công dụng khác nhau.
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.