Tác dụng của cây Trạch Tả và lưu ý bạn cần biết !: Cây Trạch Tả có tác dụng bổ, kích thích, nhuận tràng, lợi sữa, long đờm, chống nôn, thông tiểu tiện. Dùng chữa chữa phù thũng, viêm thận, đái rắt…
1. Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica.
Cây Trạch Tả, hay còn gọi là mã đề nước, được trồng lấy thân rễ làm thuốc.
Thu hái thân rễ vào mùa thu, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi khô và sấy với diêm sinh. Khi dùng tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng.
2. Cây có tác dụng:
Lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, mát thận, trị tả, lỵ và bổ huyết cho phụ nữ đang nuôi con. Dùng chữa các chứng bệnh: bí tiểu tiện, thủy thũng, viêm thận, đi tiểu ra máu, đái buốt, cước khí, bụng đầy trướng; phụ nữ ít sữa.
3. Thành phần hóa học:
Trong Trạch Tả có chứa:
Trạch tả có chứa tinh dầu có dẫn chất triterpen: Alisol A, alisol B, alisol A monacetate, alisol B monacetate, epialisol A asparagine
Ngoài ra còn tinh bột, nhựa, protein, các chất vô cơ, choline, tinh dầu, alcaloit, vitamin B12, Kali…
Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại, Trạch Tả có tác dụng:
Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Clo và Ure thải ra nhiều hơn.
Phần Trạch tả hòa tan trong mỡ, Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả đều có tác dụng hạ lipid huyết thanh rõ. Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan mỡ.
Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ. Cồn chiết xuất phần Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng giãn mạch vành rõ. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu.
Có tài liệu nghiên cứu bước đầu cho thấy nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết.
Theo đông y:
Theo Đông y, trạch tả có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, trừ thấp, kiện vị, giảm béo, thanh nhiệt. Cũng có tác dụng bổ, kích thích, nhuận tràng, lợi sữa, long đờm, chống nôn.
Thường dùng chữa tiểu tiện bất lợi, đái đường, thuỷ thũng, viêm thận, bí tiểu tiện, đái ra máu, đái dắt, đái buốt, bụng đầy trướng, ỉa chảy, kiết lỵ, bạch đới, hoàng đản, mắt đỏ, đau lưng, di tinh. Cũng có thể dùng làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ thiếu sữa và chữa được chứng choáng, đầu váng mắt hoa.
Hạt Trạch tả cũng có tác dụng lợi tiểu như hạt Mã đề.
Lá dùng ngoài trị bệnh ngoài da.
Ðồng bào Thái ở Mộc Châu lấy lá và nụ hoa đem về nấu ăn.
Ngày dùng 10-12g dưới dạng nước sắc, tán bột hoặc hoàn viên uống.
Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Alismatis). Phần rễ củ rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi hay sấy khô làm thuốc.
4. Một số bài thuốc từ cây Trạch Tả:
Chữa thủy thũng, cổ trướng: trạch tả, xích phục linh, mạch môn, bạch truật, mỗi thứ 12g; vỏ rễ râu, tía tô, hạt cau, mộc qua, mỗi thứ 10g; đại phúc bì, trần bì, sa nhân, mộc hương mỗi thứ 8g; đăng tâm 10 sợi. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc trạch tả 12g, ý dĩ sao 10g, tỳ giải 10g. Tán bột hoặc sắc uống.
Chữa tiểu tiện khó, đái rắt, đái buốt: trạch tả 12g, sa tiền tử 10g, thông thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa cước khí, bí tiểu tiện, tức ngực: trạch tả 10g, khiên ngưu 8g, binh lang, xích phục linh, chỉ xác, mộc thông, mỗi thứ 6g. Tất cả tán thành bột, nấu với gừng tươi, hành ta lấy nước uống trong ngày
Chữa viêm thận, đái ít, phù: trạch tả 16g, bạch truật, phục linh, trư linh, mỗi thứ 12g; quế chi 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.
Chữa lipid máu cao: trạch tả 8g, mộc hương, thảo quyết minh, tang ký sinh, mỗi thứ 6g; hà thủ ô đỏ, hoàng tinh, kim anh tử, sơn tra, mỗi thứ 3g. Tất cả nấu với nước thành cao rồi trộn với bột gạo làm thành viên, mỗi viên tương đương với 1,1g dược liệu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-8 viên.
Chữa gan nhiễm mỡ: trạch tả 20g, hà thủ ô (sống), thảo quyết minh, đan sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 15g; sơn tra (sống) 30g, hổ trương 15g, hà diệp 15g. Sắc nước uống, ngày một thang.
Chữa béo phì đơn thuần: trạch tả, thảo quyết minh, sơn tra, mỗi thứ 12g: phan tả diệp 8g. Tất cả thái nhỏ hãm với nước sôi, uống làm hai lần trong ngày. Một đợt điều trị kéo dài 4 tuần.
Dùng làm thuốc lợi tiểu thông lâm, trị các chứng phù, viêm đường tiết niệu, viêm thận: Trạch tả 10g, Xa tiền thảo 10g, Trư linh 10g, Thạch vỹ 10g, Mộc thông 6g, Bạch mao căn 15g, sắc nước uống.
Trị viêm cầu thận cấp: Trạch tả, Bạch linh, Trư linh, Xa tiền tử đều 12g, sắc nước uống.
Trị viêm thận mạn, váng đầu: Trạch tả, Bạch truật đều 10g, Cúc hoa 12g, sắc uống.
Trị tiêu chảy do viêm ruột cấp và mạn tính: Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Trần bì 6g, Cam thảo 3g, Trạch tả 10g, Sa nhân 3g, Thần khúc 10g, Mạch nha 10g, sắc nước uống.
Trị viêm ruột cấp: Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 10g, Bạch đầu ông 15g, Xa tiền tử 6g, sắc uống.
5. Lưu ý:
Uống Trạch tả nhiều quá thành ra chứng mắt đau (Biển Thước).
Người thận hỏa hư, tỳ hư không dùng.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc đạt được làn da khỏe mạnh và đẹp nhất!
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.