Tác dụng: Testosterone có vai trò quan trọng cho cả nam và nữ, đặc biệt với sức khỏe nam giới. Khi cơ thể càng già đi, thì testosterone cũng giảm theo. Vậy testosterone là gì? Testosteron có ở đâu, testosterone có tác dụng gì? Cách nào tăng testosterone cho nam giới? Việc ăn uống hay dùng thuốc nào có thể cải thiện được tình trạng testosterone?
Mục lục
Toggle1. Testosterone là gì?
Testosterone là nội tiết tố rất quan trọng với nam giới như: giúp sung mãn cho đời sống tình dục, tôn tạo vóc dáng phái mạnh như xương khớp, tiết niệu, đồng thời hoàn thiện cho hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh và não bộ.
2. Testosterone ở đâu?
Với nam giới, tinh hoàn là “nhà máy” sản xuất đến 95% testosterone, một phần nhỏ còn lại ở tuyến thượng thận (nằm ở trên thận). Cụ thể, vùng dưới đồi ở não có nhiệm vụ báo hiệu cho tuyến yên biết cơ thể cần bao nhiêu testosterone. Sau đó, tuyến yên nhận lệnh rồi báo lại cho tinh hoàn sản xuất, cung cấp đủ lượng mà “trung ương” yêu cầu. Với phụ nữ, buồng trứng và tuyến thượng thận làm nhiệm vụ sản xuất testosterone nhưng với lượng nhỏ, chứ không nhiều như ở nam.
Ngay từ trong bụng mẹ, thường vào tuần thứ 7 sau thụ thai, thai nhi cần testosterone để cơ thể hoàn thiện trong suốt thai kỳ. Bởi testosterone có thể ảnh hưởng đến não của trẻ do có thể liên quan đến chứng tự kỷ. Riêng bé trai, testosteron còn giúp hệ sinh sản nam phát triển.
3. Testosterone có tác dụng gì?
Với nam giới, testosterone có vai trò rất quan trọng từ vấn đề tình dục, sinh sản, khối cơ đến mật độ xương. Hệ nội tiết: bao gồm các tuyến sản xuất hormone, trong đó có testosterone. Ngay lúc bé trai chưa chào đời, testosterone đã có vai trò hình thành bộ sinh dục nam. Đến tuổi dậy thì, testosterone giúp bé trai “dậy thì thành công” như giọng nói trầm, mọc râu, lông… Ngoài ra, testosterone còn thúc đẩy cơ thể phát triển cơ bắp, tăng nhu cầu tình dục.
- Hệ sinh sản: Tuần thứ 7 thai kỳ, bộ phận sinh dục bé trai hình thành. Đến tuổi dậy thì, nhờ testosterone nên tinh hoàn và dương vật nam giới hoàn thiện “chuẩn men”. Từ đó, tinh hoàn tạo ra một lượng testosterone ổn định và cung cấp tinh trùng mới mỗi ngày. Nếu cơ thể nam giới sản xuất lượng testosterone thấp, lúc này nam giới đối diện nguy cơ bị rối loạn chức năng cương cứng. Chưa kể, một số nam giới tự ý hoặc phải dùng testosterone đưa từ bên ngoài vào cơ thể cũng ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn sản xuất tinh trùng, thậm chí phì đại tuyến tiền liệt, tinh hoàn nhỏ hơn, mềm hơn.
- Nhu cầu tình dục: Nhờ nồng độ testosterone tăng cao, kích thích sự phát triển và hoàn thiện của tinh hoàn, dương vật. Kéo theo, nam giới bỗng “bể giọng”, cơ bắp lực lưỡng, mọc long và tăng ham muốn tình dục. Testosterone có thể giảm nếu không hoạt động tình dục trong thời gian dài.
- Hệ thần kinh trung ương: testosterone đóng vai trò cần thiết trong một số hành vi nhất định của nam giới như sự hung hăng, khả năng lãnh đạo. Testosterone thấp sẽ gây rối loạn giấc ngủ, thiếu năng lượng và giảm động lực.
- Da và tóc: testosterone thúc đẩy lông vùng kín, lông nách, tóc, lông tay, lông chân phát triển. Testosterone thấp có thể khiến nam giới mất đi một phần lông trên cơ thể.
- Cơ bắp, chất béo và xương: testosterone đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp protein, tạo cho sự hình thành khối cơ, sức mạnh, kích thích tăng trưởng mô. Testosterone còn giúp tăng mật độ xương, sản xuất các tế bào hồng cầu từ tủy xương, tiêu thụ chất béo hiệu quả hơn.
- Hệ thống tuần hoàn: Testosterone được vận chuyển trong máu đi khắp cơ thể. Do đó, cách duy nhất để xác định nồng độ testosterone là bạn được xét nghiệm máu.
Mức testosterone bao nhiêu là bình thường?
- Nam giới trưởng thành có mức testosterone ít nhất 300 nanogram mỗi deciliter (ng/dL) là bình thường.
- Nam giới trưởng thành có mức testosterone dưới 300 ng/dL được chẩn đoán có testosterone thấp.
- Nữ giới từ 19 tuổi trở lên, nồng độ testosterone bình thường dao động từ 8 đến 60 ng/dL.
- Nồng độ testosterone tăng dần trong giai đoạn dậy 18, 19 tuổi thì và đạt mức đỉnh điểm trong những năm cuối tuổi thiếu niên, sau đó giảm dần theo thời gian.
Nguyên nhân giảm testosterone
- Mức testosterone thấp bẩm sinh, như hội chứng Klinefelter.
- Testosterone giảm nếu mắc các chứng bệnh ảnh hưởng đến tinh hoàn hoặc buồng trứng.
- Testosterone giảm do tuổi tác. Phản ứng với một số loại thuốc. Rối loạn tuyến giáp.
- Trầm cảm, lạm dụng bia rượu, Ung thư buồng trứng hoặc tinh hoàn, suy tinh hoàn.
- Suy sinh dục, dậy thì sớm hoặc muộn.
- Bệnh mạn tính (tiểu đường, suy thận, béo phì).
- Hóa trị hoặc xạ trị, sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid.
Dấu hiệu testosterone giảm
- Khoảng 2 trong số 10 người đàn ông trên 60 tuổi có mức testosterone thấp.
- Giảm ham muốn tình dục, hoặc ít còn nhu cầu quan hệ tình dục.
- Ít cương cứng tự nhiên, liệt dương, rối loạn cương dương, vô sinh.
- Khó tập trung, thiếu sức sống. Giảm khối lượng cơ bắp và sức mạnh, giảm mật độ xương.
- Tăng kích thước vú ở nam giới, trầm cảm, mệt mỏi.
- Thay đổi giấc ngủ.
Testosterone có vai trò gì ở nữ giới
Testosterone là chìa khóa vàng cho sức khỏe nam giới nhưng nữ giới cũng cần một chút cho cơ thể vận hành.
Testosterone thấp ở phụ nữ cũng có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản, kèm với hệ xương yếu và giảm ham muốn. Tuy nhiên, khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thì estrogen giảm, nhưng testosterone tăng khiến phụ nữ: hói đầu, nổi mụn, kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh, mọc lông trên da mặt, vô sinh
Xét nghiệm và chẩn đoán testosterone
Testosterone thường cao vào buổi sáng nên xét nghiệm máu trước 10 giờ với nam giới trẻ và có thể kéo dài đến 14 giờ chiều với nam giới trên 45 tuổi.
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.