Suy giảm nội tiết tố nữ: Dấu hiệu,nguyên nhân và cách điều trị bạn nên biết !

Suy giảm nội tiết tố nữ là tình trạng không sản sinh đủ estrogen duy trì sự cân bằng cho cơ thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, loãng xương, mất ngủ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị suy giảm nội tiết tố nữ hiệu quả qua bài viết sau nhé!

Nội tiết tố nữ được hiểu một cách đơn giản là hormon sinh dục được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng và một phần nhỏ được tiết ra từ tuyến thượng thận, nhau thai. Hormone gồm có estrogen và progesterone.

Suy giảm nội tiết tố nữ à tình trạng cơ thể không sản xuất đủ hormone estrogen để suy trì sự khỏe mạnh và cân bằng, từ đó gây ra nhiều vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ như: rối loạn kinh nguyệt, đau nhức xương khớp, loãng xương, mất ngủ.Nội tiết tố nữ được hiểu một cách đơn giản là hormon sinh dục được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng

Nội tiết tố nữ được hiểu một cách đơn giản là hormon sinh dục được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng

2. Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ

Suy giảm nội tiết tố nữ nguyên nhân thường do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Sự mất cân bằng này có thể là do:

  • Độ tuổi: nồng độ estrogen sẽ tăng cao trong tuổi dậy thì và bắt đầu giảm ở thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Rối loạn ăn uống: ăn quá ít hay ăn quá nhiều đều làm mất cân bằng hormon trong cơ thể.
  • Rối loạn di truyền: các hội chứng Turner, hội chứng Fragile X đều khiến nồng độ estrogen trong cơ thể ở mức thấp.
  • Các bệnh tự miễn: ngăn cản buồng trứng sản sinh đủ lượng estrogen cho cơ thể.
  • Mãn kinh sớm (Suy buồng trứng nguyên phát): Buồng trứng ngừng sản sinh trứng trước 40 tuổi sẽ làm cho cơ thể trải qua thời kỳ mãn kinh sớm. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại và nồng độ estrogen giảm.
  • Điều trị bệnh lý: sử dụng các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng buồng trứng. Cắt bỏ 1 hoặc cả 2 buồng trứng cũng làm cho nồng độ estrogen xuống rất thấp.
  • Ảnh hưởng từ tuyến yên: Tuyến yên tiết hormone truyền tín hiệu cho buồng trứng tạo estrogen. Cơ thể sản sinh ra lượng estrogen thấp nếu tuyến yên không tiết đủ lượng hormone này.
  • Ảnh hưởng từ vùng dưới đồi: Khi tập luyện quá mức (căng thẳng), không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể thì sẽ gây vô kinh vùng dưới đồi. Khi bị vô kinh vùng dưới đồi, não sẽ không giải phóng đủ lượng hormone kích thích buồng trứng tiết estrogen.

Nội tiết tố nữ giữ vai trò điều hòa, phát triển sinh dục và các chức năng sinh lí

Nội tiết tố nữ giữ vai trò điều hòa, phát triển sinh dục và các chức năng sinh lí

3. Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ

Suy giảm nội tiết tố nữ có thể gây nên các triệu chứng khác nhau trên cơ thể như:

  • Rối loạn kinh nguyệt: trễ kinh, vô kinh, chu kỳ kinh nguyệt ngắn, kinh nhanh hoặc thưa, lượng kinh ít.
  • Giảm lượng mỡ dưới da, da khô, xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ.
  • Giảm tiết dịch nhờn ở âm đạo khiến âm đạo khô, dễ viêm nhiễm, đau rát khi quan hệ, giảm ham muốn khi quan hệ.
  • Dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo mỏng.
  • Thay đổi tâm trạng: trở nên dễ cáu gắt, hay giận dỗi.
  • Đau đầu, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, giảm sự tập trung.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Loãng xương, xương yếu, giòn dễ gãy.
  • Vòng 1 mềm, thiếu sự săn chắc.
  • Tăng cân, thừa mỡ bụng.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết khối.

Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ xảy ra các triệu chứng khác nhau trên cơ thể

Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ xảy ra các triệu chứng khác nhau trên cơ thể

4. Suy giảm nội tiết tố nữ có nguy hiểm không?

Suy giảm nội tiết tố nữ tuy không đáng lo ngại nhưng nếu không thăm khám trong thời gian dài có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể :

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Estrogen giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tăng lên vào nửa đầu chu kỳ kích thích quá trình rụng trứng và sau khi rụng trứng thì nồng độ estrogen giảm xuống.
  • Vô sinh: Estrogen tác động đến chu kỳ kinh nguyệt nếu nồng độ estrogen thấp sẽ ngăn cản quá trình rụng trứng, làm cho việc mang thai trở nên khó khăn hơn và có thể dẫn đến vô sinh.
  • Loãng xương: nồng độ estrogen thấp gây nên tình trạng giảm mật độ xương ở nữ giới.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: giảm nồng độ estrogen làm mỏng các mô âm đạo tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng tiết niệu.
  • Thay đổi tâm trạng: suy giảm nội tiết tố nữ có nguy cơ gặp các vấn đề về tâm thần như dễ mắc phải bệnh trầm cảm.

5. Cách chẩn đoán suy giảm nội tiết tố nữ

Bác sĩ chẩn đoán suy giảm nội tiết tố nữ dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng.

  • Hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng: Bác sĩ có thể khai thác các biểu hiện liên quan đến suy giảm nội tiết tố nữ như rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, các bệnh lý đang mắc phải và thuốc đang sử dụng để định hướng chẩn đoán.
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng: Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng để khẳng định chẩn đoán xét nghiệm máu để xác định nồng độ estrogen, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, hụp ảnh não bộ để kiểm tra xem có bất thường nào hệ thống nội tiết không.

ác sĩ chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng.

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng.

6. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Người bệnh nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ suy giảm nội tiết tố nữ sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Thay đổi tâm trạng: dễ cáu gắt, hay giận dỗi.
  • Đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng, căng thẳng, giảm sự tập trung.
  • Loãng xương, xương yếu, giòn dễ gãy.
  • Vòng 1 mềm, thiếu sự săn chắc.

Nơi khám uy tín

Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Sản phụ khoa, Nội tiết. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

  • Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy.
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa Khoa An Việt, Phòng Khám đa khoa VIP 12.

7Cách điều trị suy giảm nội tiết tố nữ

Liệu pháp hormon

  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT) tăng nồng độ estrogen và các hormone tự nhiên khác trong cơ thể ở mức bình thường. Bác sĩ sẽ khuyên dùng nếu bạn sắp đến tuổi mãn kinh. Mãn kinh khiến nồng độ estrogen và progesterone giảm đáng kể.
  • HRT có thể giúp đưa các mức này trở lại bình thường.Liệu pháp thay thế hormone sẽ được điều chỉnh liều lượng, thời gian và sự kết hợp các hormone phù hợp với người bệnh.
  • Liệu pháp estrogen: Phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 50 bị thiếu estrogen thường được kê đơn liều cao estrogen. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mất xương, bệnh tim mạch và mất cân bằng nội tiết tố khác.
  • Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều lượng, phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, liệu pháp estrogen còn giảm mức độ nghiêm trọng các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và giảm gãy xương.
  • Liệu pháp dài hạn được khuyên dùng với những phụ nữ sắp mãn kinh và đã cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, khuyến cáo chỉ sử dụng 1-2 năm vì liệu pháp estrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

Tình trạng mức estrogen thấp có thể được cải thiện nhờ các phương pháp điều trị nội tiết tố.

Tình trạng mức estrogen thấp có thể được cải thiện nhờ các phương pháp điều trị nội tiết tố

Cải thiện lối sống

Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa suy giảm nội tiết tố nữ. Song song đó, bạn cũng có thể kết hợp điều chỉnh lối sống cải thiện tình trạng giảm nồng độ estrogen bằng cách:

  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp: xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày.
  • Tập thể dục vừa sức: thói quen vận động, tập thể dục thể thao quá mức sẽ làm giảm lượng estrogen trong cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc: thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc gây ra các tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, suy giảm nội tiết tố nữ. Vì vậy, bạn cần ngủ đủ giấc trung bình từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm, giúp cơ thể nạp đủ năng lượng đáp ứng quá trình sản xuất hormone mỗi ngày.
  • Kiểm soát căng thẳng: căng thẳng là dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ. Bạn có thể kiểm soát căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền định. Yoga khiến bạn đạt được sự thành thản của cơ thể và tâm trí, giúp bạn thư giãn và kiểm soát căng thằng, lo lắng.

 

Cải thiện lối sông bằng cách suy trì cân nặng phù hợp với bản thân

Cải thiện lối sông bằng cách suy trì cân nặng phù hợp với bản thân

8Biện pháp phòng ngừa

Khi bạn cân bằng được nội tiết tố thì cơ thể bạn luôn mạnh khỏe, tinh thần vui vẻ, thoải mái và hạn chế các vấn đề liên quan đến nội tiết tố như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, khô da, tăng cân… Để có thể cân bằng nội tiết tố bạn cần:

  • Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể: ăn đủ chất đạm trong mỗi bữa ăn giúp cân bằng nội tiết tố.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Ngủ ngon giấc.
  • Học cách quản lý căng thẳng bằng việc tập yoga, thiền, xem căng thẳng như một điều tích cực tạo động lực mỗi ngày cho bản thân.
  • Hạn chế đường và tinh bột: đường và tinh bột khiến cơ thể tăng cân, tiểu đường và nội tiết tố cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Bổ sung chất béo lành mạnh: omega-3omega-6 hỗ trợ chức năng nội tiết tố, trí nhớ, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Uống trà xanh: trong trà chứa EGCG, là chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp giảm nồng độ insulin và cân bằng hormone.

Estrogen không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và khả năng sinh sản mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe não, tim, tâm trạng,… Khi có dấu hiệu nghi ngờ hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Hãy chia sẻ bài viết này với mọi người xung quanh bạn để cùng nhau bảo vệ sức khỏe của bản thân mình nhé!

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc đạt được làn da khỏe mạnh và đẹp nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *