SERUM LÀ GÌ? TÁC DỤNG CỦA SERUM VỚI DA !

 

Serum đã trở thành một phần không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da hàng ngày của nhiều người. Tinh chất này được đặc chế với công dụng riêng biệt như: cấp ẩm sâu, chống lão hóa, dưỡng trắng da, tái tạo da,… Vậy serum là gì? Tác dụng của serum đối với da ra sao? 

Serum là gì?

Serum (huyết thanh) là một loại tinh chất dạng lỏng hoặc gel đặc trị các vấn đề về da. Serum có hai dạng phổ biến: gốc nước và gốc dầu. Serum chứa nồng độ cao các dưỡng chất, thành phần chăm sóc da cao cấp và thường có kết cấu nhẹ, dễ thẩm thấu vào da bởi được cấu tạo từ những phân tử có kích thước nhỏ, từ đó giúp cung cấp các dưỡng chất vào tận biểu bì và giải quyết các vấn đề da cụ thể như mụn, nám, da không đều màu, da lão hóa,…

Serum là sản phẩm chứa hoạt chất cao cấp và có tác dụng cao gấp 10 lần kem dưỡng. Trong nhiều thử nghiệm trên lâm sàng thì mức độ của các thành phần, dưỡng chất trong serum cao hơn so với một sản phẩm kem dưỡng thông thường. Nguyên nhân là vì các thành phần nặng và dầu đã được loại bỏ khỏi serum. Do đó, nếu kem dưỡng da trong các bước skincare chỉ có thể cung cấp 10% thành phần hoạt tính thì serum có khả năng mang lại đến 70% hoặc hơn thế.

serum là gì
Serum là loại tinh chất dưỡng da chứa nồng độ cao các dưỡng chất chăm sóc da (Nguồn: Sưu tầm)

Serum có tác dụng gì cho da mặt?

Như các sản phẩm moisturizer khác, serum cũng được chia thành nhiều dòng để phù hợp với từng loại da và đáp ứng nhu cầu người dùng. Thông thường, serum được sản xuất để đặc trị một vấn đề về da. Dưới đây là một số công dụng của serum đối với da mặt:

  • Dưỡng ẩm, cấp nước: Giúp cân bằng độ ẩm trên da, giữ cho da không bị khô ráp hoặc quá dầu, tránh tình trạng da “không ăn phấn” khi trang điểm. Hỗ trợ kem dưỡng ẩm thẩm thấu vào bên trong giúp cân bằng lượng dầu và nước trên da.
  • Chống lão hoá da: Hỗ trợ sản sinh Collagen và Elastin tự nhiên, làm đầy, săn chắc và căng mịn da, giúp ngăn ngừa quá trình da lão hóa và cung cấp vitamin cho da.
  • Dưỡng sáng da: Ức chế sản xuất melanin, chăm sóc chuyên sâu và giải quyết vấn đề về sắc tố da, giúp da sáng mịn, đồng thời tái tạo da và làm giảm các vết tối màu như nám, tàn nhang.
  • Hỗ trợ trị mụn: Hỗ trợ làm sạch da, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm viêm và làm lành vết thương mụn, ngăn ngừa mụn tái phát.
  • Tẩy tế bào chết: Các loại serum tẩy tế bào chết có tác dụng làm mịn, đều màu da, điều trị tăng sắc tố da, thông thoáng lỗ chân lông, ngừa mụn và mờ nếp nhăn ở cổ và mặt.
  • Phục hồi, tái tạo da: Đặc trị các vấn đề da như tổn thương do các tác nhân bên ngoài như: tia cực tím, mụn rỗ, nám, tàn nhang. Đồng thời nuôi dưỡng sâu, khôi phục và trả lại độ đàn hồi, sự khỏe mạnh cho da.

 

tác dụng của serum
Serum có tác dụng dưỡng ẩm, chống lão hóa, làm sáng da, se khít lỗ chân lông hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại serum phổ biến trên thị trường

Dựa trên 6 công dụng chính trên, các chuyên gia da liễu đã phân loại serum thành 6 nhóm phổ biến để đáp ứng nhu cầu phân biệt các loại da và vấn đề về da khác nhau. Dưới đây là 6 nhóm serum thường được sử dụng trong quy trình chăm sóc da hằng ngày mà bạn không nên bỏ qua:

1.Serum dưỡng ẩm

Serum dưỡng ẩm thường chứa hoạt chất cấp ẩm Hyaluronic Acid (HA) giúp tăng cường liên kết giữa các phân tử nước với da, duy trì độ ẩm và ngăn ngừa thoát nước. Ngoài ra, HA có khả năng tổng hợp Collagen hiệu quả, làm đầy nếp nhăn trên da, tăng độ đàn hồi và giúp da sáng mịn.

  • Thành phần: Peptide, Axit Hyaluronic (HA), Luminescent, Glycerin, Nha đam, Ceramide, tảo biển,…
  • Loại da sử dụng: Các loại da như da dầu, da khô, và da đang gặp vấn đề thiếu ẩm thiếu nước. Đặc biệt, phụ nữ ngoài 40 tuổi cần sử dụng serum dưỡng ẩm để thay thế cho lượng HA giảm dần trong cơ thể.
  • Lưu ý: Nên chọn serum cho da dầu mụn có kết cấu lỏng, giúp dưỡng chất thấm nhanh vào da, không gây bít tắc lỗ chân lông.

 

serum dưỡng ẩm
Serum giúp dưỡng ẩm hiệu quả cho mọi loại da (Nguồn: Sưu tầm)

2. Serum dưỡng trắng da

Serum dưỡng trắng da chứa các loại vitamin và dưỡng chất nổi tiếng mang lại công dụng giúp làm đều màu da, mờ các vết thâm nám da, thâm do mụn,…Ngoài ra, sản phẩm cũng chứa một số hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, ngăn các hiện tượng lão hóa sớm xuất hiện trên da.

  • Thành phần: Arbutin, Axit Kojic, Vitamin C, Azelaic Acid, Glycolic Acid,…
  • Loại da sử dụng: Làn da bị thâm sạm, thâm nám, da không đều màu.
  • Lưu ý: Serum có chứa chất chống oxy hóa chẳng hạn như Vitamin C trị thâm và làm sáng da một cách tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần lưu đến nồng độ phù hợp cho da, tốt nhất là từ 10 – 20%.

 

Serum dưỡng trắng da
Serum dưỡng trắng da có công dụng giúp làm đều màu da, mờ các vết thâm nám, thâm do mụn (Nguồn: Sưu tầm)

3. Serum chống lão hóa

Với các công dụng nổi bật như chống lại sự hình thành và xuất hiện của vết chân chim, nếp nhăn, nguy cơ chảy xệ da mặt,…các dòng serum chống lão hóa thường được bổ sung hàm lượng Retinol hoặc những hợp chất có chứa Retinol. Hoạt chất này nổi tiếng giúp kích thích sản sinh tế bào da mới, hỗ trợ tăng sự săn chắc, đàn hồi cho làn da.

  • Thành phần: Proteoglycans, Retinol, Axit Hyaluronic, AHA, hoa anh thảo, chiết xuất hạt nho, tế bào gốc trái cây, các loại vitamin C,…
  • Loại da sử dụng: Serum chống lão hóa phù hợp để sử dụng cho mọi loại da, kể cả làn da sau 30 tuổi hay ở đầu độ tuổi 20.
  • Lưu ý: Khi sử dụng serum chống lão hóa bạn nên bắt đầu để da làm quen với nồng độ thấp trước rồi mới từ từ tăng nồng độ lên sau đó. Ngoài ra, nên sử dụng serum trong chu trình các bước chăm sóc da ban đêm để hạn chế da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

 

Serum chống lão hóa
Serum chống lão hóa phù hợp để sử dụng cho mọi loại da, kể cả làn da sau 30 tuổi hay ở đầu độ tuổi 20. (Nguồn: Sưu tầm)

4. Serum phục hồi, tái tạo da

Serum tái tạo da thường chứa các hoạt chất chuyên biệt để mang đến tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da, làm lành nhanh những vết thương hở, giải quyết các vấn đề: thâm, mụn sẹo, tổn thương do tia cực tím và tăng cường sản sinh Collagen, Elastin.

  • Thành phần: Niacinamide, Vitamin A, C, E, Resveratrol, Melatonin, chiết xuất rong biển, axit béo omega 3,…
  • Loại da sử dụng: Loại da nào cũng có thể sử dụng serum phục hồi da, đặc biệt là da cháy nắng, đen sạm, hư tổn do mụn,…
  • Lưu ý: Đọc kỹ bảng thành phần trước khi sử dụng để xem các hoạt chất có khả năng gây kích ứng như bạc hà, chiết xuất cam quýt có trong sản phẩm hay không. Bởi các dưỡng chất này có thể không phù hợp với cơ địa của một số người.

 

Serum phục hồi, tái tạo da
Serum tái tạo da thường chứa các hoạt chất chuyên biệt để mang đến tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da (Nguồn: Sưu tầm)

5. Serum hỗ trợ trị mụn

Serum trị mụn thường có công dụng giúp kháng khuẩn, khám viêm và sát trùng nhẹ cho làn da. Ngoài ra, sản phẩm cũng được bổ sung các dưỡng chất có lợi cho làn da mụn, giúp len lỏi sâu vào bên trong các lỗ chân lông, giải quyết các tác nhân gây mụn, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các loại mụn trên mặt.

  • Thành phần: Citric Axit, AHA và BHA, tràm trà, kẽm, hoa cúc, Glycolic Acid, Salicylic Acid, cỏ xạ hương,…
  • Loại da sử dụng: Làn da mụn đang gặp vấn đề về mụn ẩn, mụn viêm, mụn trứng cá, mụn bọc ở mũi,…. hoặc da đã hết mụn và muốn ngăn ngừa sự quay lại của tình trạng mụn.
  • Lưu ý: Tùy theo từng tình trạng da mụn khác nhau mà bạn nên chọn serum trị mụn có nồng độ phù hợp để khắc phục hiệu quả.

 

Serum hỗ trợ trị mụn
Serum trị mụn thường có công dụng giúp kháng khuẩn, khám viêm và sát trùng nhẹ cho làn da (Nguồn: Sưu tầm)

6. Serum tẩy tế bào chết

Nhóm serum tẩy tế bào chết được khuyến khích sử dụng cho da để hỗ trợ quá trình tái tạo và thay thế các lớp da chết sần sùi, da xỉn màu cũng như loại bỏ cặn trang điểm, bã nhờn bám chặt trên da, làm đều màu và thông thoáng về mặt da, ngừa các loại mụn ở mũi, mụn cứng dưới da và mờ thâm hiệu quả.

  • Thành phần: AHA, Lactic Acid, BHA, Retinol, Enzyme chiết xuất từ thực vật, trái cây,..
  • Loại da sử dụng: Da khô, da xỉn màu, da dầu.
  • Lưu ý: Không nên lạm dụng serum tẩy da chết thường xuyên, chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần.

 

Serum tẩy tế bào chết
Serum tẩy tế bào chết được khuyến khích sử dụng cho da để hỗ trợ quá trình tái tạo và thay thế các lớp da chết sần sùi (Nguồn: Sưu tầm)

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *