Sẹo lõm là gì ? nguyên nhân hình thành sẹo lõm

Sẹo Lõm là gì? nguyên nhân hình thành sẹo lõm ?Bài viết dưới đây giúp các độc giả nhận biết về các loại sẹo lõm cũng như các cách điều trị sẹo lõm hiệu quả nhất hiện nay.hãy cùng tìm hiểu cùng Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam nhé.

1.Sẹo lõm là gì?

Sẹo được tạo thành từ quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể. Có 2 cách phân loại sẹo cơ bản tùy thuộc vào việc có sự thiếu hụt collagen (sẹo lõm) hay sự tăng sinh collagen (sẹo phì đại và sẹo lồi). Sẹo lõm hình thành bởi quá trình viêm dẫn đến suy thoái các sợi collagen và mô mỡ  bên dưới da. Sẹo Lõm là gì? nguyên nhân hình thành sẹo lõm ?

Sẹo lõm chiếm khoảng từ 80%–90% ca bệnh so với sẹo phì đại và sẹo lồi. Sẹo lõm có thể được chia thành 3 loại:

  • Sẹo chân đáy nhọn (atrophic scars) hay sẹo lỗ (ice pick) chiếm 60%–70%
  • Sẹo hình chân vuông (boxcar scar) chiếm 20%–30%
  • Sẹo hình đáy tròn (rolling scars)  chiếm 15%–25%

2.Nguyên nhân hình thành Sẹo Lõm 

Sẹo lõm  được biết đến bắt nguồn từ các loại mụn gây nên, bên cạnh đó vẫn có một số nguyên nhân gây sẹo rỗ khác như: 

1. Mụn rỗ.

Đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều. Ngoài ra, các loại mụn khác như: mụn đầu đen, mụn bọc, mụn mủ… nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến lỗ chân lông tắc nghẽn, dẫn đến tổn thương da. Các trường hợp mụn viêm nhiễm nặng vẫn gây ra sẹo lõm, ngay cả khi để mụn tự lành.

2. Thủy đậu

 

Mụn là một trong những nguyên nhân phổ biến để lại sẹo Bệnh thủy đậu do virus varicella zoster gây nên, với các mụn nước khắp cơ thể, cùng với cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh thường khỏi từ 3 – 4 tuần, các nốt thủy đậu sẽ tự khô và thường không để lại sẹo. Tuy nhiên, một số trường hợp không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách, các nốt thủy đậu vẫn để lại sẹo rỗ.

Nguyên nhân chính gây ra sẹo rỗ từ bệnh thủy đậu: da bị tổn thương do gãi quá nhiều vào các mụn nước gây vỡ mụn nước, tình trạng bệnh diễn biến nặng có tình trạng nhiễm trùng da làm mụn nước thành mụn mủ, hay do cơ địa dễ để lại sẹo. Sẹo rỗ từ bệnh thủy đậu mọc rải rác, không tập trung nhiều và bề mặt rộng từ 3 – 8mm.

3. Tai nạn

Tai nạn là việc mà chúng ta không biết trước được và gây tổn thương trực tiếp lên bản thân mỗi người khi gặp phải. Các tình huống gây nên các vết lõm trên da hay sẹo rỗ như: bị bỏng, vấp ngã trầy xước da, các vết thương sau sự cố tai nạn giao thông,.. Trong trường hợp này, việc trị sẹo rỗ khá khó vì chúng có kích thước khá lớn.

 

4. Phẫu thuật

Dù không muốn có sẹo rỗ trên da nhưng khi bạn phải phẫu thuật bằng dao kéo chắc chắn để lại các vết sẹo dù lớn hay nhỏ. Mổ nội soi ruột thừa là một trường hợp phổ biến tạo nên sẹo rỗ.

5. Các nguyên nhân khác

Ngoài các tác nhân kể trên, sẹo rỗ còn đến từ chăm da không đúng cách, viêm nang lông, áp xe da,.. Vì thế khi mắc các bệnh về da, bạn nên hỏi bác sĩ các di chứng để lại và chăm sóc da đúng cách nhằm hạn chế sẹo rỗ.

3 cách nhận biết các loại sẹo lõm

1. Sẹo lõm chân đáy nhọn

  • Hẹp, đường kính < 2mm, sâu, giới hạn rõ, hình V, xâm lấn đến bì sâu hay mô hạ bì. (3)
  • Giống như các loại sẹo mụn khác, sẹo chân đáy nhọn là hệ quả của một đợt mụn bùng phát hoặc tổn thương da nghiêm trọng. Sẹo chân đáy nhọn là loại sẹo hẹp và sâu nhất trong tất cả các loại, đặc trưng bởi hình dạng rỗ hẹp trên da, dễ nhận thấy bằng mắt thường. Chúng thường do mụn trứng cá nghiêm trọng gây ra như u nang hay mụn ẩn nằm sâu trong lỗ chân lông.
  • Sẹo chân đáy nhọn có thể ăn sâu vào da. Chúng xuất hiện dưới hình dạng tròn, với chân hình chữ V giống như vết sẹo thủy đậu. Đây là những vết sẹo khó điều trị nhất vì nằm sâu dưới bề mặt da.
  • Những sẹo này thường hay nhầm với tình trạng những lỗ chân lông to. Thực chất, đây là sẹo lõm có hình dáng tương tự như lỗ chân lông bị phình ra và kích thước sâu hơn so với bề mặt thông thường của da, kích thước bề mặt hẹp hơn so với các loại sẹo khác. Sẹo lõm hình chân đáy nhọn thường được tìm thấy ở khu vực thường xuyên xuất hiện mụn trứng cá.

2. Sẹo lõm hình chân vuông

Sẹo lõm dạng chân vuông có dạng đầu tròn hoặc hình bầu dục hoặc hình chữ U, miệng sẹo rộng, thành sắc nét. Các vết lõm với miệng sẹo sâu hình thành từ quá trình mụn trứng cá bị vỡ ra do nặn mụn sai cách khiến cho vùng da bị viêm nhiễm và tổn thương nặng. Vết sẹo càng nông sẽ đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị tái tạo bề mặt da.

3. Sẹo lõm hình đáy tròn

Sẹo hình đáy tròn khá phổ biến, thường xảy ra trong quá trình lành mụn. Chúng có hình dạng những vết lõm trên da và rộng khoảng vài mm. Với cạnh dốc, đáy rộng, hình thành các gợn sóng nhấp nhô, chúng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vết thương ban đầu tùy vào cách mà da lành lại. Đây là loại sẹo thường gặp ở những vùng da dày trên khuôn mặt, chẳng hạn dưới quai hàm hoặc hai bên má.

4.Các cách điều trị Sẹo lõm hiệu quả nhất

Các vết sẹo lõm xuất hiện bởi sự thiếu hụt từ các mô sợi nằm sâu phía dưới da sau khi tổn thương. Khi ấy vùng da quanh vết thương sẽ bị kéo xuống để bù đắp lại, từ đó tạo ra những vết lõm, thấp và sâu hơn các vùng còn lại. Nếu không điều trị kịp thời, vết lõm có nguy cơ ăn sâu vào tế bào da càng khó chữa trị hơn nữa.

Công nghệ hiện đại phát triển đã đem đến rất nhiều tiến bộ vượt bậc trong ngành y khoa, đặc biệt là các xu hướng thẩm mỹ – điều trị sẹo hiện nay.

  • Thay da hóa học (Chemical peels, hay còn được gọi là thay da sinh học):  sử dụng các hợp chất hóa học trực tiếp lên da để phá hủy các lớp tế bào bị tổn thương bên ngoài. Giúp đẩy nhanh quá trình thay da mới, từ đó có thể khôi phục làn da mịn màng.
  • Laser: Tái tạo bề mặt bằng laser là một phương pháp điều trị hiệu quả và dễ sử dụng hơn các phương thức khác. Các loại laser khác nhau, bao gồm cả laser không xâm lấn và laser xâm lấn, rất hữu ích trong điều trị sẹo mụn (ngoại trừ sẹo chân đáy nhọn).

 

  • Tiêm chất làm đầy mô mềm (Filler/ Fat transplantation): Với hiệu quả nhanh chóng chất làm đầy đã được sử dụng trong chuyên khoa da liễu cho nhiều mục đích khác nhau. Trong điều trị sẹo mụn, chất làm đầy giúp cải thiện tình trạng sẹo nhờ làm tăng thể tích mô mềm và kích thích tổng hợp collagen từ các nguyên bào sợi. Kỹ thuật tiêm filler là một phương pháp hỗ trợ cho các phương pháp tái tạo bề mặt thường dùng cho những tổn thương sẹo lõm sâu.
  • Sử dụng tần số bức xạ (Radiofrequency/FR): RF lưỡng cực vi điểm là một phương pháp tương đối mới, đem lại hiệu quả đáng kể trong điều trị sẹo mụn thông qua cơ chế làm nóng lớp bị sâu vi điểm để gây tổn thương mô và dẫn đến đáp ứng lành thương, kích thích tái tạo collagen trong lớp bì. Phương pháp này gây đông protein giới hạn ở trung bì, gây tổn thương bóc tách nhỏ hơn 5 % ở thượng bì. Lợi ích của phương pháp này là giảm thời gian nghỉ dưỡng sau điều trị, không ảnh hưởng đến sắc tố da, giá thành thấp hơn laser tái tạo bề mặt và ít tác dụng phụ.
  • Lăn kim (Needling): Lăn kim trị sẹo rỗ, sẹo lõm là phương pháp dùng những đầu kim siêu vi điểm tác động trực tiếp vào vùng da đang bị sẹo, tạo các tổn thương giả trên da, giúp kích thích quá trình làm lành tự thân, sản sinh collagen và elastin hỗ trợ làm đầy sẹo rỗ một cách hiệu quả.
  • Bóc tách sẹo (Subcision): Sử dụng dụng cụ phù hợp xuyên qua bề mặt da để phá vỡ các mô sợi liên kết với chân sẹo ở bên dưới. Ưu điểm của phương pháp cải tiến này bao gồm: dễ áp dụng, rẻ tiền, thời gian nghỉ dưỡng ngắn, áp dụng cho nhiều loại da, không có biến chứng đáng kể, cải thiện rõ rệt và liên tục trong thời gian ngắn mà không gây tổn thương cho bề mặt da

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về sẹo lõm là gì và các nguyên nhân hình thành sẹo lõm. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *