Rau ngót còn là vị thuốc: Rau ngót không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn gia đình Việt, mà còn được biết đến như một vị thuốc quý trong Đông y. Với thành phần giàu dinh dưỡng và nhiều tác dụng chữa bệnh, rau ngót mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của rau ngót và cách sử dụng hiệu quả loại rau này qua bài viết dưới đây.
1. Rau ngót còn là vị thuốc:
Cây rau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Là cây nhỏ nhẵn, có thể cao 1,5-2 m, cành mọc thẳng, vỏ cây màu xanh lục, lá mọc so le, dài 4-6 cm, rộng 15-30 cm, cuống rất ngắn (1-2 mm) có hai lá kèm nhỏ, phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả hình cầu, hạt có vân nhỏ.
Phân tích thành phần hóa học cho thấy trong rau ngót có 5,3% protein, 3,4% glucide, 2,4% tro trong đó chủ yếu là canxi (169 mg%), phốt-pho (64,5 mg%), vitamin C (185 mg%). Rau ngót có nhiều axít amin cần thiết, trong 100 g rau ngót có 0,16 g lysin, 0,13 g metionin, 0,05 g tryptophan, 0,25 g phenylalanin, 0,34 g treonin, 0,017 g valin, 0,24 g leucin và 0,17 isoleucin.
Khi làm thuốc, người ta thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên, hái lá tươi về dùng ngay. Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Vì có lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.
Theo đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Rau ngót được chế biến dân dã như nấu canh với hến hoặc thịt nạc hay canh cua rau ngót… vị ngon ngọt, đậm đà…
2. Các cách trị bệnh từ rau ngót
– Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Ép rau ngót tươi, lấy nước bôi lên lưỡi (có thể hòa mật ong) hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào một ít nước ấm, vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng thoa lên lưỡi, lợi, miệng của trẻ.
– Trị sót nhau sau sinh, sau nạo hút thai: Dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào một ít nước sôi để nguội, vắt lấy chừng 100 ml. Chia làm 2 phần để uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút; sau khoảng 15-30 phút, nhau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót nhau, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân.
– Bồi dưỡng sau sinh: Rau ngót nấu canh với thịt heo nạc hoặc giò sống; hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả…
– Giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến rất mát, ngọt đậm đà. Tuy nhiên, người thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm vài lát gừng.
– Chữa cốt thống (nhức trong xương): Nấu rau ngót với xương heo ăn trong nhiều ngày.
– Trị chảy máu cam: Giã nhuyễn rau ngót rồi cho thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
– Chữa hóc: Giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.
– Giải độc rượu, rượu có thuốc trừ sâu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: Uống nước rau ngót sống.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc đạt được làn da khỏe mạnh và đẹp nhất!