Rau mồng tơi là loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi để làm rau ăn. Rau mồng tơi mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Vậy, những ai không nên ăn rau mồng tơi?
1. Tổng quan về rau mồng tơi
Bài viết trên cho biết, rau mồng tơi có 2 loại dây trắng và tía, nhưng loại tía được đánh giá là tốt hơn. Đây là loại thực vật thân leo, có hoa, thân mọng nước, bên ngoài vỏ màu xanh thẫm hoặc tía, trong thân chứa nhiều chất nhớt, lá mồng tơi màu xanh, dày. Hoa mọc xen ở các kẽ lá, có màu trắng hoặc tím đỏ, quả mồng tơi hình cầu, mọng nước, rễ chùm và ăn sâu vào lòng đất.
Cây mồng tơi được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi để làm thực phẩm và cung cấp dược liệu chữa bệnh. Toàn cây mồng tơi đều có thể dùng dùng làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền.
Trong rau mồng tơi có các chất như: Vitamin C, A, PP, B1, B2; Pectin; Saponin; Polysaccharide; Tinh bột; Chất đạm và béo; canxi; Sắt; Nước và Folate rất tốt cho cơ thể con người và giàu dinh dưỡng.
Dưới đây là những tác dụng của rau mồng tơi nếu bạn sử dụng hợp lý:
2. Rau mồng tơi ngăn ngừa loãng xương
Hàm lượng canxi cao trong mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe, cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Hầu hết những người trưởng thành cần bổ sung khoảng 1.000-1.200 mg canxi mỗi ngày, trong khi đó mồng tơi có thể cung cấp 55 mg canxi trong một khẩu phần nhỏ.
3. Rau mồng tơi tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Axit folic là một trong những loại vitamin B quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư. Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Một phần mồng tơi nhỏ chứa khoảng 0,98 mg sắt, cung cấp từ 5,4-12% lượng sắt cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
4. Giảm chất béo, cholesterol
Chất nhầy của rau mồng tơi tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.
5. Những ai không nên ăn mồng tơi?
Rau mồng tơi rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Bài viết của BS. Nguyễn Hoài Thu – Chuyên khoa Dinh dưỡng trên Báo Sức khỏe & Đời sống đã chỉ ra 5 nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn rau mồng tơi:
Những người hấp thu kém không nên ăn rau mồng tơi bởi mồng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic (một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi) khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Những người mới lấy cao răng không nên ăn mồng tơi trong 1-2 tuần bởi rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước
Người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi bởi rau mồng tơi chứa nhiều purin. Hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axit oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Người đau dạ dày không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.
Người đang bị tiêu chảy không nên ăn mặc dù mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón nhưng nếu ăn quá nhiều mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy.