Rau cải cúc là một loại rau vô cùng quen thuộc, có thể chế biến thành nhiều món ăn như: Xào, luộc, nấu canh,… Loại rau này rất lành tính nên phù hợp với mọi lứa tuổi. Không chỉ ngon, rau cải cúc còn là một vị thuốc trị bệnh hiệu nghiệm mà bạn không thể bỏ qua!
Đặc điểm của rau cải cúc
Rau cải cúc hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Rau cúc, đồng hao, rau cúc tần ô,… Đây là loại cây có thân mọc thẳng, nhẵn, có chiều cao từ 50 – 80cm. Lá cây ôm vào thân, phiến lá xẻ như hình lông chim, ngọn lá nở rộng và có răng cưa. Hoa cải cúc có màu vàng, mọc ở đầu cành.
Cải cúc có thể được phân biệt với các loại rau khác bằng mùi thơm đặc biệt, vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát. Không chỉ ngon, rau còn chứa đến 5.57% carbohydrate, 1.85% protein, 0.43% chất béo. Ngoài ra, nó cũng là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin A, B, C,… cùng nhiều loại khoáng chất khác.
Rau cải cúc có tác dụng gì?
Theo Lương y Bùi Hồng Minh, ăn nhiều rau cải cúc giúp phòng tránh bệnh cảm cúm vào mùa lạnh, cũng như giữ ấm cơ thể rất tốt. Không những vậy, với hàng loạt các thành phần quan trọng như: Tinh dầu, axit amin, protid, glucid, lipid, vitamin A, B, C,…, rau cải cúc đem lại rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Cụ thể:
Tiêu sưng, lợi tiểu
Rau cải cúc có nồng độ axit amin, chất béo, protein, natri và kali rất cao nên có khả năng kiểm soát sự trao đổi chất bên trong cơ thể. Nó giúp bệnh nhân loại bỏ phù nề và kích thích lợi tiểu.
Hỗ trợ an thần
Với những người thường xuyên lo âu, căng thẳng, cải cúc chính là liều thuốc hữu hiệu nhờ hàm lượng vitamin, axit amin, carotenoid dồi dào. Vì vậy, ăn cải cúc hàng ngày giúp người bệnh làm dịu các dây thần kinh não và ổn định cảm xúc. Từ đó, có tác dụng phòng ngừa hiệu quả căn bệnh Alzheimer.
Hạ huyết áp
Trong cải cúc có chất kiềm mật và chất diệp lục. Đây là những hợp chất quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình điều chỉnh huyết áp, bổ não, giúp làm giảm cholesterol máu.
Cải thiện táo bón
Các chất trong rau cải cúc rất dễ bay hơi, kết hợp với hàm lượng chất xơ cao có khả năng thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột. Nhờ đó, loại bỏ các chất độc hại trong đường ruột, mang lại tác dụng cải thiện tình trạng táo bón chỉ trong thời gian ngắn.
Trẻ hóa làn da
Rau cải cúc là món ăn được phái đẹp vô cùng yêu thích bởi nó có thể làm tăng sự đàn hồi cho da. Các loại vitamin và khoáng chất có trong rau sẽ cải thiện khả năng tái sinh tế bào mới của làn da. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn cải cúc thường xuyên sẽ mang lại cho bạn làn da trắng mịn, mềm mại hơn rõ rệt.
Thanh phổi tiêu đờm
Thành phần vitamin A trong cải cúc có tác dụng phòng chống các bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp, nhuận phổi, tiêu đờm. Chỉ cần ngửi hương thơm của rau cải cúc, tình trạng hen suyễn đã có thể giảm thiểu một cách hiệu quả.
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau cải cúc
Đông y cho rằng, rau cải cúc có công dụng chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt và các căn bệnh khác như: Viêm họng, viêm phế quản,… Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ rau cải cúc mà bạn không thể bỏ qua:
Trị cảm cúm
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn lấy 150g rau cải cúc tươi, đem đi rửa sạch, để ráo nước và cho vào tô.
- Bước 2: Nấu cháo trắng rồi đổ cháo đang sôi lên trên tô cải cúc.
- Bước 3: Sau 5 – 10 phút, bạn trộn đều lên và thưởng thức.
Mỗi tuần, bạn cần ăn từ 2 – 3 lần để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Chữa ho dai dẳng
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Phổi lợn đem rửa sạch, cắt nhỏ, ướp cùng gừng và gia vị.
- Bước 2: Bạn xào chín phổi lợn rồi cho nước vào đun sôi.
- Bước 3: Cho 150g cải cúc tươi vào nấu cùng, đến khi rau chín mềm thì tắt bếp.
Tốt nhất, bạn nên ăn ngay khi canh còn nóng, duy trì liên tục trong 3 – 4 ngày, mỗi ngày ăn 1 lần.
Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị 200g cải cúc, một con cá diếc 0,5kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ.
- Bước 2: Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua.
- Bước 3: Tiếp tục cho gừng và nước vào, nấu với lửa nhỏ cho cá chín mềm.
- Bước 4: Cho cải cúc vào cho đến khi nước sôi lại thì nêm nếm gia vị.
Liệu trình chữa bệnh hoa mắt và lợi tiểu bằng các món ăn từ rau cải cúc sẽ kéo dài trong 10 ngày.
Chữa ho ở trẻ em
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn lấy khoảng 6g rau cải cúc, đem rửa sạch, để ráo nước và xắt nhỏ.
- Bước 2: Cho rau vào bát, thêm mật ong, chưng lên và uống nhiều lần trong ngày.
Bạn cũng cần lưu ý rằng bài thuốc này không phù hợp với trẻ em dưới 1 tuổi.
Trị đau đầu
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Hơ nóng một nắm lá cải cúc tươi.
- Bước 2: Bạn gói rau vào một chiếc khăn mỏng rồi chườm lên đỉnh đầu và hai bên thái dương mỗi khi đau đầu hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Nếu không có cải cúc tươi, bạn có thể sử dụng cải cúc khô để chữa đau đầu theo cách sau:
- Bước 1: Cho 10 – 15g cải cúc khô vào siêu nước, đun cùng với 3 tô nước.
- Bước 2: Sắc đến khi nước cạn còn 1 tô thì tắt bếp.
- Bước 3: Mỗi ngày, bạn chia thành 2 lần để uống sau bữa chính. Uống liên tục 5 – 7 ngày, bệnh đau đầu sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Hạ huyết áp, trị rối loạn tiêu hóa
Nhờ tính mát, vị tê, không độc lại có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, kết hợp với các chất kiềm mật nên cải cúc có tác dụng hạ huyết áp, bổ não rất tốt. Để cải thiện tình trạng cao huyết áp và trị rối loạn tiêu hóa, bạn có thể ăn sống cải cúc, hoặc nấu thành nhiều món ăn hàng ngày như: Canh cải cúc nấu thịt hoặc tôm, cải cúc trộn salad, canh cải cúc rong biển, dùng chung với lẩu,…
Tuy nhiên, những người mắc chứng lạnh bụng, dễ bị tiêu chảy thì nên hạn chế ăn cải cúc để tránh các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là công dụng của rau cải cúc đối với sức khỏe, cũng như các bài thuốc dân gian từ loại rau này. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể đa dạng hóa các bữa ăn hàng ngày với rau cải cúc để nâng cao sức khỏe toàn diện cho cả gia đình trong mùa lạnh này nhé!
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc đạt được làn da khỏe mạnh và đẹp nhất!