Bài viết dưới đây viết về sẹo quá trình hình thành sẹo mất bao lâu và các loại sẹo thường gặp để người bệnh hiểu hơn về cơ chế gây bệnh.Sẹo hình thành sau khi vết thương trên da lành lặn. Tùy cơ địa từng người mà sẹo định hình ở nhiều dạng khác nhau: Sẹo phẳng, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại.
1.Sẹo là gì?
Sẹo xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi xuất hiện vết thương cơ thể, chúng đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.
Theo y học, cơ thể hồi phục sau tổn thương được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức.
Thông thường, cơ thể sẽ cần từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và các loại sẹo hình thành.
Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương trên cơ thể, tác động can thiệp … mà có thể để lại các loại sẹo khác nhau như: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường (như lồi, phì đại, có dấu hiệu co kéo, nhiều nhân sơ…)
Trong đó, sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo.
2.Quá trình hình thành sẹo mất bao lâu?
Quá trình lành thương gồm 4 giai đoạn chính:
1. Giai đoạn cầm máu
Giai đoạn hình thành sẹo này chỉ diễn ra vài giây hoặc vài phút sau khi bạn bị thương. Cầm máu là giai đoạn co mạch, tạo nút tiểu cầu và hình thành cục máu đông để tránh chảy máu quá mức.
2. Giai đoạn viêm
Đến giai đoạn hình thành sẹo này, các bạch cầu di chuyển đến vị trí vết thương và loại bỏ các mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
Giai đoạn sưng viêm tạo ra phản ứng có lợi, giúp kiểm soát tình trạng chảy máu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả.
3. Giai đoạn tăng sinh
Nguyên bào sợi sẽ tăng sinh tại vết thương nhằm sản xuất collagen giúp kéo miệng vết thương liền lại. Tùy vào cơ địa mỗi người, quá trình sản xuất collagen diễn ra với mức độ khác nhau. Nếu collagen sản xuất không đủ sẽ gây sẹo lõm, nhưng nếu sản xuất collagen quá mức sẽ dẫn đến việc hình thành sẹo phì đại, sẹo lồi.
4. Giai đoạn tái tạo
Khi vết thương bước sang giai đoạn hình thành sẹo này, bề mặt đã liền da và khép miệng lại. Tuy vậy, việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn còn diễn ra và có thể kéo dài đến 2 năm.
3.Các loại sẹo thường gặp
1.3 Sẹo lồi.
Sẹo lồi có ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, sức khỏe vàthẩm mỹ của nhiều người, khiến họ tự ti trong công việc, cuộc sống.
Sẹo lồi hình thành do tăng sinh collagen quá nhiều làm các mô phát triển quá mức. Sẹo lồi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường dễ phát triển ở độ tuổi 10-30 tuổi, có thể do yếu tố cơ địa trong việc hình thành sẹo lồi.
Đặc điểm dễ nhận biết của sẹo lồi là chúng nổi cộm lên, nhô hẳn so với các vùng da xung quanh. Ban đầu, khi bắt đầu hình thành, sẹo có màu đỏ hoặc đỏ tím do nhiều mạch máu dưới da. Theo thời gian, màu vết sẹo lồi nhạt bớt đi do mạch máu co lại.
Sẹo lồi có thể gây cảm giác căng cứng, ngứa, hơi đau và gây mất thẩm mỹ trầm trọng cho người gặp phải. Kích thước sẹo lồi có thể tăng dần theo thời gian bởi chúng có thể phát triển khi vết thương đã lành.
Ngoài ra, khi sẹo lồi hình thành gần khớp xương, chúng gây ảnh hưởng đến các hoạt động, sinh hoạt bình thường.
2.3 Sẹo lõm (rỗ)
Sẹo lõm hay còn gọi là sẹo rỗ, là loại sẹo thường gặp nhất trong các loại sẹo. Sẹo lõm được hình thành do thiếu hụt mô dưới da khiến vùng da quanh vết thương kéo xuống và tạo thành vết lõm.
Sẹo lõm có thể do mụn trứng cá hoặc vết thủy đậu, chúng được phân thành nhiều loại phụ thuộc vào hình dáng như lượn sóng, chân vuông, chân đá nhọn,…
3.3 Sẹo co rút (co thắt)
Loại sẹo này thường phát triển sau khi bị bỏng, sẹo co rút khiến da bị căng, co rút lại. Sẹo co rút gây khó khăn khi di chuyển, đặc biệt là khi vết sẹo ăn sâu vào cơ, dây thần kinh hoặc xuất hiện trên khớp.
4.3 Sẹo phì đại
Tương tự như sẹo lồi, sẹo phì đại có kích thước lớn, chúng thường có màu đỏ. Sẹo phì đại không mở rộng khỏi vùng da bị thương như sẹo lồi, Chúng được hình thành do sản sinh quá nhiều collagen tại vị trí vết thương nhưng lại không sản sinh nhiều như sẹo lồi.
Sẹo phì đại có thể phẳng và nhạt màu sau vài năm, chúng cũng sẽ gây mất thẩm mỹ và cảm giác khó chịu như nhiều loại sẹo khác.
5.3 Sẹo giãn
Sẹo giãn có đặc điểm là các vết rạn da, xuất hiện các vị trí da bình thường mà không hề có tổn thương trước đó. Sẹo giãn được hình thành do sự căng giãn da quá mức trong thời gian ngắn như thai nghén, tăng hoặc giảm cân quá mức, tăng hormone corticosteroid đột ngột. Sẹo giãn có thể tồn tại vĩnh viễn hoặc có thể cải thiện bằng các biện pháp can thiệp thẩm mỹ.
6.3 Sẹo thâm
Khi tế bào da bị tổn thương và lành lại, nếu chúng không được chăm sóc sẽ hình thành nên sẹo thâm. Tình trạng này không thể tự khỏi, có thể cần can thiệp thẩm mỹ hoặc sử dụng các sản phẩm đặc trị.
7.3 Sẹo phẳng/bình thường
Ban đầu, sẹo phẳng có thể hơi nhô lên nhưng loại sẹo này sẽ phẳng sau khi lành. Sẹo phẳng thường có màu hồng hoặc màu đỏ. Theo thời gian, chúng có thể trở nên sáng hơn hoặc sẫm màu hơn một chút so với vùng da xung quanh.
Trên đây là quá trình hình thành sẹo .Dù các loại sẹo có thể có những đặc điểm khác nhau, việc điều trị và chăm sóc phù hợp có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo và cải thiện ngoại hình của da theo thời gian.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm Quá trình hình thành sẹo mất bao lâu . Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.