Những ai không nên ăn rau cải chíp?: Cải chíp là loại rau mà các bà nội trợ vẫn thường sử dụng để chế biến món ăn trong thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên theo các bác sĩ một số đối tượng nên hạn chế ăn thực phẩm này để cơ thể gặp các phản ứng không mong muốn. Vậy ai không nên ăn rau cải chíp? Cùng tìm hiểu bạn nhé!
Ai không nên ăn rau cải chíp là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, bởi đây là loại rau khá phổ biến mà chúng ta thường sử dụng. Liệu việc quá nhiều rau cải chíp khi cơ địa không phù hợp sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu nào? Những thông tin khoa học dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên.
1. Cải chíp là rau gì?
Cải chíp còn có tên gọi khác như cải thìa, cải bẹ trắng, bạch giới tử, là một loại rau thuộc họ cải. Cây thường có chiều cao khoảng 20 – 25 cm, cuống khá dày, có nhiều gân, màu trắng và chứa nhiều nước. Theo Đông y, loại rau này có vị ngọt, tính mát, không độc, hạt vị cay, tính ấm.
Đây không chỉ là loại rau dễ chế biến thành nhiều món ngon mà còn chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào, rất có lợi cho sức khỏe. Khoa học đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rau cải chíp tốt cho phụ nữ mang thai, phòng ngừa khuyết tật thai nhi, giúp xương chắc khỏe, kích thích nhịp tim hoạt động tốt và ổn định huyết áp.
Các thành phần trong cải chíp như vitamin A, C, kali, magie,… có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giảm việc hình thành các gốc tự do, phòng ngừa các bệnh về mắt và ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, theo Đông y, cải chíp còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như lợi tiểu, giảm sưng phù. Nhất là khi cải chíp nấu cùng phổi heo được xem là món ăn dùng cho người lao lực cần bồi bổ phổi hoặc làm sạch phổi. Lá cải bẹ trắng còn có thể chữa đau dạ dày. Còn hạt cải với vị cay, tính ấm, không độc nên có thể trị đau răng, trị ho, tiêu thũng, tiêu đờm, thông kinh mạch.
2. Ai không nên ăn rau cải chíp?
Rau cải chíp rất giàu dinh dưỡng, tuy nhiên với một số người, việc ăn rau cải chíp lại khiến cơ thể gặp các phản ứng xấu. Vậy ai không nên ăn rau cải chíp? Dưới đây là những đối tượng mà bác sĩ khuyến cáo không nên ăn nhiều loại rau này để tránh gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn:
Người đang dùng thuốc loãng máu hoặc nhạy cảm với Aspirin
Cải chíp là thực phẩm rất giàu vitamin K, ước tính trong 128g có chứa 32mcg vitamin K, tương đương 1/3 lượng khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ trưởng thành. Đây là hoạt chất có khả năng giúp điều chỉnh quá trình đông máu, do đó những người dùng một số thuốc làm loãng máu như Coumadin cần hạn chế dung nạp vitamin K vào cơ thể. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc này, hãy trao đổi với thật kỹ với bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp nhất nhé!
Bên cạnh đó, trong cải chíp chứa thành phần Salicylic – một hợp chất liên quan đến Aspirin. Do đó, nếu cơ thể bạn nhạy cảm với Aspirin cũng cần tránh thực phẩm có chứa Salicylic.
Người viêm thận hoặc tỳ vị hư yếu
Thành phần Axit oxalic trong cải chíp có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, magie, sắt, kali,… tạo thành các muối oxalat. Đây là hợp chất có thể lắng đọng ở thận, lâu ngày sẽ tạo thành sỏi thận.
Do đó với những người có tiền sử sỏi thận hoặc đang mắc các bệnh về thận được khuyến cáo nên hạn chế ăn rau cải chíp. Ngoài ra, cải chíp có tính lạnh nên đối với những người tỳ vị hư yếu, đại tiện hay ra phân lỏng thì cũng không nên ăn quá nhiều.
Người bị viêm đường tiêu hóa
Cải chíp thuộc nhóm thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, do đó những người đang bị tiêu chảy không nên ăn loại rau này thường xuyên. Ngoài ra, những người bụng dạ yếu, hay bị đau bụng cũng cần thận trọng khi ăn loại rau này, đặc biệt không nên ăn sống để tránh cơ thể gặp phải các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Người hay bị nhiễm lạnh
Cải chíp thuộc loại thực phẩm có tính hàn, do đó những người có thể trạng yếu, hay bị lạnh bụng khi ăn đồ lạnh cũng không phù hợp để ăn rau này thường xuyên. Hoặc nếu ăn, bạn nên cho thêm vài lát gừng vào để chế biến, nhằm cân bằng lại thân nhiệt. Do đó, với câu hỏi phụ nữ sau sinh ăn rau cải được không thì câu trả lời cũng tương tự bạn nhé, bởi sau cơn vượt cạn, hệ tiêu hóa của người phụ nữ thường khá yếu, hay lạnh bụng, việc ăn rau cải nói chung và cải chíp nói riêng cũng cần thận trọng.
3. Lưu ý khi bảo quản, chế biến cải chíp
Bên cạnh việc tìm hiểu những ai không nên ăn rau cải chíp, bạn cũng cần chú ý đến việc chế biến để phát huy tốt nhất giá trị dinh dưỡng của loại rau này. Một số lưu ý được các chuyên gia sức khỏe đưa ra như sau:
Không nên kết hợp cùng một số thực phẩm: Rau cải chíp được khuyến cáo không nên kết hợp cùng dưa chuột, bí đỏ, gan động vật, táo và măng cụt vì những hoạt chất trong các thực phẩm này sẽ làm hạn chế việc hấp thụ các chất dinh dưỡng đối với cơ thể. Đặc biệt là táo xanh, khi ăn cùng cải chíp sẽ làm tăng “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa và cản trở việc hấp thu dưỡng chất.
Không rửa tất cả rau ngay sau khi mua về: Nhiều người thường có thói quen sau khi mua rau về sẽ rửa sạch sẽ rồi mới cất vào tủ lạnh để tiết kiệm thời gian chế biến bữa ăn. Tuy nhiên, đối với rau cải chíp, việc làm này lại vô tình kích thích quá trình phân hủy của rau, khiến rau hỏng nhanh hơn. Do đó, bạn chỉ cần để tủ lạnh bảo quản, đến khi nấu ăn thì bạn mới nên bắt đầu sơ chế để giữ bảo quản rau được lâu hơn và rau giữ nguyên được thành phần dinh dưỡng như ban đầu.
Nấu chín vừa phải: Nhiều người thường cho rằng rau cải chíp cần nấu thật nhừ, chín kỹ để mềm rau và hạn chế việc hóa chất lúc chăm sóc còn tồn dư ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là quan niệm sai lầm vì sẽ làm mất đi lượng lớn các chất dinh dưỡng có trong rau, nhất là các vi chất dinh dưỡng như vitamin B và C sẽ bị hòa tan trong nước và thẩm thấu ra ngoài.
Với các thông tin trên đây, đã giúp bạn hiểu rõ hơn ai không nên ăn rau cải chíp cũng như những lưu ý trong quá trình bảo quản, chế biến loại rau này. Nếu thuộc các trường hợp trên, trước khi bổ sung rau cải chíp vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết liệu rau cải chíp có phù hợp với tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống của bạn hay không.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc đạt được làn da khỏe mạnh và đẹp nhất!