Ốc là một món ăn vô cùng phong phú và được yêu thích tại Việt Nam, với vô số quán ăn phục vụ các loại ốc đa dạng cùng nhiều cách chế biến hấp dẫn như ốc bươu xào sả ớt, ốc hương rang muối hay ốc len xào dừa. Tuy nhiên, liệu ăn ốc có thực sự tốt cho sức khỏe hay không? Những ai không nên ăn ốc? Cùng tìm hiểu với Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa bạn nhé!
Ăn ốc có tốt không?
Đầu tiên, ốc là một nguồn protein chất lượng cao, cung cấp các axit amin cần thiết cho cơ thể. Chúng cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin B12, sắt, kẽm và selenium, giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể. Hơn nữa, ốc thường có lượng calo và chất béo thấp, làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai đang theo chế độ ăn kiêng.
Ngoài ra, ốc chứa các chất chống oxy hóa như taurine và glutathione, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Các axit béo omega-3 có trong ốc cũng hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Đặc biệt, chế độ ăn giàu omega-3 có thể cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và trầm cảm.
Những ai không nên ăn ốc?
Mặc dù ốc có thể đem lại một số chất dinh dưỡng cần thiết có thể, nhưng không phải bất kì ai cũng có thể ăn ốc. Dưới đây là một số đối tượng không nên ăn ốc:
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Ốc có thể chứa vi khuẩn và virus gây hại, như vi khuẩn Vibrio và virus Hepatitis A, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Và phụ nữ mang thai thường có miễn dịch yếu hơn người bình thường. Chính vì vậy, việc ăn ốc sẽ gia tăng khả năng nhiễm trùng. Riêng đối với phụ nữ mang thai, việc chú trọng vào chất lượng thức ăn là vô cùng cần thiết, việc ăn ốc sống hoặc chưa nấu chín kỹ có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh, không an toàn cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa, một số loại ốc có thể tích tụ kim loại nặng như thủy ngân và chì từ môi trường, gây hại cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh. Tóm lại, do những nguy cơ này, phụ nữ mang thai nên tránh ăn ốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Người bệnh gout và bệnh xương khớp
Trong ốc tồn tại một lượng purin tương đối cao. Khi đưa vào cơ thể purine sẽ chuyển hóa thành axit uric. Điều này đối với người mắc bệnh gout và các vấn đề về xương khớp sẽ gia tăng nguy cơ bùng phát cơn gout hay các cơn đau nhức kéo dài. Đa số những người cần theo dõi chế độ ăn uống để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Tiêu thụ ốc có thể làm tăng mức độ axit uric, gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh.
Người bị huyết áp cao
Lượng natri cao có trong ốc, đặc biệt là những loại ốc được chế biến sẵn có thể làm tăng huyết áp bằng cách giữ nước trong cơ thể, dẫn đến tăng thể tích máu và áp lực lên các thành mạch. Bên cạnh đó, một số món ăn được chế biến từ ốc có thể chứa chất béo không lành mạnh hoặc nhiều dầu mỡ, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, việc tiêu thụ ốc trong chế độ ăn uống không cân đối có thể góp phần vào việc tăng cân và béo phì là một yếu tố nguy cơ lớn đối với huyết áp cao, vì nó làm tăng áp lực lên tim và mạch máu.
Người mắc bệnh thận
Đối với người bệnh thân, việc lên kế hoạch ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ăn ốc đối với người bệnh thận là điều cần được cân nhắc vì ốc có thể tích tụ kim loại nặng và chất độc từ môi trường, khi ăn vào có thể gây hại cho thận, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, ốc chứa một lượng protein đáng kể, đối với những người bị bệnh thận, việc tiêu thụ quá nhiều protein có thể gây áp lực lên thận, làm cho chúng hoạt động nhiều hơn để lọc các sản phẩm thải ra từ protein, từ đó làm tăng nguy cơ suy thận hoặc làm tình trạng bệnh thận trở nên xấu đi.
Những lưu ý cần biết khi ăn ốc
Dưới đây là một số những lưu ý khi chế biến ốc bạn nên biết để đảm bảo an toàn:
- Ngâm ốc: Ngâm ốc trong nước sạch hoặc nước muối khoảng 1 – 2 giờ trước khi chế biến để loại bỏ cát và bụi bẩn. Bạn cũng có thể thêm một chút ớt bột hoặc giấm vào nước ngâm để giúp ốc nhả cát tốt hơn. Theo một số mẹo dân gian có thể ngâm gốc bằng nước vo gạo hoặc bia để ốc có thể sạch hơn khi chế biến.
- Rửa ốc kỹ: Rửa ốc nhiều lần dưới nước chảy để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất. Đặc biệt chú ý đến phần vỏ ốc, vì nó có thể chứa vi khuẩn hoặc bùn sình.
- Nấu chín kỹ: Đảm bảo ốc được nấu chín hoàn toàn. Nhiệt độ cao giúp tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng có thể có trong ốc. Hãy chú ý đến màu sắc và độ mềm của thịt ốc; nếu thấy thịt ốc đã chín và ngả màu sáng, đó là dấu hiệu cho thấy ốc đã an toàn để ăn.
- Sử dụng nguyên liệu tươi khi chế biến: Kết hợp ốc với các nguyên liệu tươi như rau thơm, gừng, tỏi, hoặc hành để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tránh sử dụng nguyên liệu đã hỏng hoặc không đảm bảo vệ sinh.
- Chú ý đến dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với hải sản. Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình có tiền sử dị ứng, hãy cẩn thận khi chế biến và ăn ốc.
Có thể thấy, dù ốc là một món ăn ngon và là sở thích của nhiều người. Nhưng không phải bất kì ai cũng có thể ăn được. Bên cạnh đó, việc chế biến ốc cần được thực hiện cẩn thận và đảm bảo vệ sinh để có món ăn vừa ngon vừa an toàn.