nhân sâm đối với sức khỏe mà bạn cần biết? Nhân sâm là một vị thuốc quý với giá thành tương đối đắt đỏ trên thị trường và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Vậy hãy cùng tìm hiểu nhân sâm có tác dụng gì cho sức khỏe nhé.
1.Nhân sâm là gì ?
Nhân sâm là một vị thuốc bổ được lấy từ rễ cây nhân sâm (Panax gingseng C.A. Mey.) thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae), đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của đông y (Sâm, Nhung, Quế, Phụ).
Mô tả nhân sâm
Cây nhân sâm là một cây là một loài cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,6m, rễ mọc thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Hoa có màu xanh nhạt, cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành. Quả mọng hơi dẹt to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt.

Bộ phận dùng của nhân sâm
Bộ phận dùng của nhân sâm là rễ củ. Đây là một vị thuốc bổ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y. Rễ thường to bằng ngón tay, phân thành nhiều nhánh trông giống như hình người nên được gọi là nhân sâm. Đôi khi có những củ sâm có kích thước lớn, khối lượng lên đến 300 – 400g.

Thành phần có trong nhân sâm
Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenoside).
Ngoài ra, nhân sâm còn chứa 7 hợp chất polyacetylen, hợp chất K, vitamin E và vitamin C, 17 axit béo (axit palmitic, axit stearic, oleic…) trong đó có đủ 8 loại axit cần thiết cho cơ thể và 20 nguyên tố hóa học bao gồm sắt, mangan, coban, selen, kali.
Các loại nhân sâm phổ biến
Trên thị trường hiện nay nhân sâm được chia thành 3 loại chính:
- Sâm tươi: Sâm được thu hoạch mang về rửa sạch đất cát, giữ nguyên hình thái bên ngoài và được bán dưới dạng tươi.
- Hồng sâm: Những củ nhân sâm tươi được tuyển lựa kỹ lưỡng đáp ứng được một số yêu cầu về hình dáng và chất lượng sẽ được đem hấp rồi sấy qua 3 – 6 lần sao cho lượng nước trong nhân sâm giảm xuống còn dưới 14%, khi đó sẽ thu được hồng sâm có màu hồng nhạt, vị ngọt và hơi đắng.
- Bạch sâm: Những củ sâm không đạt tiêu chuẩn chế hồng sâm thì đem chế bạch sâm. Đầu tiên củ sâm sẽ được loại bỏ lớp vỏ mỏng, sau đó đem phơi nắng nhiều lần cho đến khi lượng nước trong nhân sâm giảm xuống dưới 14% thì đem đi trần trong nước sôi, tẩm đường và làm khô.[1]

Nên dùng nhân sâm bao nhiêu tuổi để có lợi nhất cho sức khỏe
Theo các chuyên gia, nhân sâm đủ 6 năm tuổi mới có thể làm ra hồng sâm hảo hạng giúp bồi bổ sức khỏe vì nếu sâm quá non sẽ khiến hồng sâm không đủ tinh chất. Tuy nhiên cũng không nên dùng sâm quá già, do sự “gỗ hóa” nhân sâm sẽ ảnh hưởng đến các hoạt chất quý giá trong củ sâm.
Hy vọng bài viết trên CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP đã cung cấp đầy đủ các thông tin về công dụng của cây nhân sâm đến với mọi người. Nên sử dụng nhân sâm như một vị thuốc dùng để bồi bổ khi cơ thể suy nhược, không nên quá lạm dụng vì ngoài những tác dụng tuyệt vời, nhân sâm cũng mang lại khá nhiều các tác dụng phụ lên cơ thể.