Nguyên nhân bệnh tay chân miệng và cách chữa trị, phòng tránh.Những triệu chứng, dấu hiệu hay nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là gì? Đâu là cách điều trị bệnh tốt nhất và các dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng như thế nào? Để tìm hiểu những kiến thức đầy đủ nhất về căn bệnh này, mời bạn cùng đọc ngay bài viết dưới đây!
Những năm gần đây, cùng với sốt xuất huyết và cúm, bệnh tay chân miệng đã gây nhiều trận dịch khiến nhiều bé tử vong. Điều này làm cho các bậc cha mẹ vô cùng lo ngại.
Tay chân miệng lây lan rất nhanh qua đường tiếp xúc, đặc điểm này làm cho dịch dễ bùng phát trong môi trường nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống virus. Tuy nhiên, may mắn thay, đa số các trường hợp đều nhẹ và có thể theo dõi tại nhà.
Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh thông thường do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em; có các triệu chứng đặc trưng như sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước.
Bệnh thường không nghiêm trọng, không cần điều trị đặc hiệu, và thường tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên trong một vài trường hợp hiếm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, bại liệt thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Những ai thường mắc phải bệnh tay chân miệng?
Bệnh thường xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ lớn hơn và người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường bắt đầu trong vòng một tuần sau khi nhiễm virus như:
- Sốt;
- Đau họng;
- Chán ăn;
- Đau đầu;
- Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông;
- Lở loét có thể xuất hiện trong họng, miệng lưỡi, nướu và bên trong má vài ngày sau khi bắt đầu sốt.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Liên hệ cho bác sĩ nếu bé:
- Khó nuốt.
- Sốt cao và vẫn không giảm sau khi dùng acetaminophen.
- Đau họng đến nỗi khiến con bạn không thể tự uống nước.
- Triệu chứng kể trên trở nên nặng hơn và không cải thiện trong vòng 2 tuần.
Nguyên nhân bệnh tay chân miệng?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tay chân miệng là do virus coxsackie A16 và đôi khi là do virus Entero 71 hoặc một số loại virus khác. Các virus này có thể được tìm thấy trong ruột (phân) và chất dịch ở mũi và cổ họng. Chúng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc với chất dịch của người đã bị nhiễm bệnh.
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Câu trả lời cho thắc mắc bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không là có. Đây là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu Việt Nam.
Trước đây hầu hết trẻ mắc bệnh tay chân miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên ngày nay, bệnh có dấu hiệu ngày càng diễn biến nặng hơn ở trẻ em, khiến nhiều em nhỏ phải nhập viện khi bệnh ở giai đoạn nặng.
Bệnh tay chân miệng khi trở nặng có thể gây các biến chứng rất nguy hiểm như cao huyết áp, thở gấp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến các trường hợp tử vong thường là do các bậc cha mẹ nhầm lẫn biểu hiện ở bệnh với các bệnh khác dẫn đến điều trị muộn.
Vì vậy để có thể điều trị tay chân miệng tốt nhất, hạn chế tối đa những biến chứng thì cha mẹ cần quan sát trẻ thật kỹ. Cùng với đó cần tìm hiểu kỹ biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Không chủ quan khi thấy các dấu hiệu mà nên đưa trẻ đi khám sớm.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng?
Các yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng bao gồm:
- Độ tuổi: bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi.
- Thường xuyên ở nơi công cộng: vì bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan giữa người với người nên càng tiếp xúc với nhiều người trong thời gian dài trẻ càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Ít vệ sinh cá nhân: điều này sẽ giúp virus có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bé không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tay chân miệng?
Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm giảm các triệu chứng và chờ đến khi bệnh tự khỏi bằng những phương pháp sau:
- Dùng các loại thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể hạ sốt và giúp giảm đau.
- Súc miệng bằng nước muối ấm (cho ½ muỗng muối vào 1 cốc nước ấm).
- Uống thuốc kháng acid, và sử dụng gel bôi gây tê có thể làm giảm đau từ các vết loét miệng.
- Uống nhiều chất lỏng. Chất lỏng rất cần thiết khi con bạn bị sốt. Các chất lỏng tốt nhất là các sản phẩm sữa. Không uống nước trái cây hoặc nước ngọt có gas bởi vì hàm lượng axit của chúng có thể gây ra đau rát ở vết loét.
Để tránh lây lan bệnh, hãy sử dụng đồ dùng ăn uống riêng biệt. Đun sôi núm vú sau khi sử dụng. Cách ly trẻ bị bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan.
Dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng
Vậy sau quá trình điều trị, đâu là những dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng?
Những dấu hiệu cho thấy bé sắp khỏi tay chân miệng là chuyển từ sốt cao sang sốt nhẹ dần. Sau đó bé sẽ dần hết sốt.
Mụn nước trên người bé không còn nổi thêm nữa và khô dần.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tay chân miệng?
Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra các triệu chứng, tiền sử bệnh và xem xét vết phát ban và lở loét. Các bác sĩ có thể lấy mẫu phân hoặc các chất dịch từ cổ họng để xét nghiệm tìm loại virus gây bệnh.
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có loại vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên để phòng bệnh hiệu quả, bạn có thể làm theo các hướng dẫn dưới đây:
- Giữ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống.
- Làm sạch nơi ở và các vật dụng trong nhà, đồ chơi cho trẻ nhỏ thường xuyên.
- Luôn để ý quan sát trẻ để phát hiện sớm các biểu hiện và kịp thời cách ly và điều trị.
- Nếu trẻ đã bị nhiễm bệnh, cách ly trẻ với người khác để tránh lây lan.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tay chân miệng?
Những việc bạn nên làm để giúp hạn chế diễn tiến và phòng tránh bệnh tay chân miệng:
- Vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi thay tã lót.
- Giặt sạch quần áo bẩn.
- Gọi ngay cho bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn và không có dấu hiệu phục hồi trong vòng 2 tuần.
- Cách ly trẻ bị bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan.
- Sử dụng acetaminophen hoặc miếng bọt biển ấm tắm khi sốt.
- Không dùng aspirin để giảm sốt.
- Đun sôi núm vú bình sữa và đồ dùng ăn uống sau khi sử dụng.
- Cho con bạn dùng nước muối để súc miệng.
- Để trẻ nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt.
- Cho con bạn uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm.
- Gọi cho bác sĩ nếu con bạn sốt cao hoặc gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
Các biện pháp vệ sinh cá nhân và đồ đạc xung quanh rất hiệu quả trong việc phòng bệnh. Khi con bạn bị bệnh tay chân miệng, bạn nên cho bé nghỉ học tại nhà. Đồng thời bạn nên thông báo cho nhà trường để họ kịp thời làm vệ sinh trường học, ngăn ngừa mầm bệnh lây lan tiếp cho các bé khác.
Một số trường hợp bệnh nặng có biến chứng thần kinh cần nhập viện cấp cứu và sử dụng một loại thuốc truyền tĩnh mạch khá đắt tiền gọi là IVIG. Hy vọng các thông tin trên đây giúp bạn có thêm kiến thức về phòng tránh bệnh, vấn đề chăm sóc và chẩn đoán bệnh chi tiết hơn xin vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa.
Bị bệnh tay chân miệng rồi có bị lại không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều người về bệnh. Câu trả lời cho việc trẻ bị bệnh tay chân miệng rồi có nguy cơ bị lại không là có.
Bởi mỗi lần bệnh, cơ thể trẻ chỉ có kháng thể với một loại virus nhất định. Trong khi đó, các virus thuộc nhóm Enterovirus gây bệnh tay chân miệng rất đa dạng.
Vì vậy, trẻ mắc bệnh rồi vẫn có thể tiếp tục bị bệnh lần sau.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng bệnh tay chân miệng hay các dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng. Hi vọng qua đó đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như phòng ngừa bệnh tốt nhất.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Nguyên nhân bệnh tay chân miệng và cách chữa trị, phòng tránh. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp ! Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.