Ngứa rát vùng kín khi mang thai là bị gì? cách chữa hiệu quả

Ngứa rát vùng kín khi mang thai là bị gì? cách chữa hiệu quả.Ngứa rát vùng kín khi mang thai là tình trạng gặp phổ biến hiện nay. Tình trạng bà bầu bị ngứa vùng kín không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí và sinh hoạt của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy ngứa rát vùng kín khi mang thai là bị gì? cách chữa ra sao? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây.

Ngứa rát vùng kín khi mang thai là bị gì?

Ngứa vùng kín khi mang thai là tình trạng gặp rất nhiều ở phụ nữ trong 9 tháng thai kì, đặc biệt là ở tháng thứ 4 và 3 tháng cuối của thai kì. Chị em có thể thấy ngứa ở âm đạo hoặc ngứa  2 bên mép vùng kín. Đây có thể do thói quen vệ sinh của chị em nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm mà mẹ bầu không thể chủ quan:

Ngứa rát vùng kín khi mang thai do thói quen vệ sinh

Việc mẹ bầu vệ sinh vùng kín bằng sữa tắm hoặc một số dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh, nước giặt đồ lót có các thành phần gây lên dị ứng dế khiến vùng kín bị vi khuẩn xâm nhập gây lên ngứa rát vùng kín khi mang thai.

Ngứa vùng kín khi mang thai do bị mắc các bệnh xã hội

Ngứa rát vùng kín khi mang thai là bị gì? cách chữa hiệu quả
Bà bầu bị ngứa rát vùng kín do mắc bệnh sùi mào gà

Việc mẹ bầu bị ngứa vùng kín 3 tháng cuối hay trong suốt quá trình thai kì rất có thể là do các mẹ đang bị mắc một trong những căn bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, giang mai, hay mụn rộp sinh dục. Với mỗi căn bệnh xã hội sẽ có các triệu chứng cụ thể, nhưng triệu chứng chung đó là ngứa rát vùng kín, âm hộ sưng đỏ, khí hư màu trắng đục, đau buốt khi tiểu tiện và khi quan hệ.

Vì vậy chị em nên theo dõi và đi gặp bác sĩ kịp thời và đưa ra biện pháp chữa trị để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối do bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh rất hay gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kì. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn E.coli,khi mang thai do khối lượng cơ tử cung tăng lên chèn ép vào đường tiết niệu gây chèn ép, ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu có xu hướng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Ngứa vùng kín khi mang thai do bị bệnh rận mu

Bệnh rận mu là bệnh do con côn trùng có tên Pthirus pubis gây ra, đây là một loài côn trùng kí sinh phổ biến ở lông mu của con người, thậm trí là động vật khác. Chị em bị nhiễm bệnh thường có biểu hiện ngứa nhiều ở khu vực lông mu nhất là những vùng nhạy cảm.

Mẹ bầu bị ngứa vùng kín do bị mắc các bệnh phụ khoa

Theo thông kê có khoảng hơn 70% chị em khi mang thai bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa chị em thường gặp trong thời kì mang thai là: viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm nhiễm âm đạo,… Dấu hiệu chung của các bệnh phụ khoa là vùng kín bị ngứa rát, khi hư bất thường có mùi hôi tanh. Chị em nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và đưa ra biện pháp chữa trị an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Ngứa vùng kín khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đa số bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Tuy nhiên, rất khó để các bác sĩ cho biết liệu thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào. Ngứa vùng kín khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi theo một trong ba cách:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, khiến cơ thể mẹ không thể nuôi dưỡng tốt cho thai hoặc sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
  • Gây hại trực tiếp cho thai bằng cách tạo ra những thay đổi dẫn đến bất thường khi sinh.
  • Kích thích chuyển dạ sớm hoặc sẩy thai.
  • Ngứa rát vùng kín do vi khuản, nấm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như sau:
  • Mẹ bầu bị ngứa vùng kín do mắc các bệnh xã hội như giang mai, lậu, herpes và HIV, có thể lây nhiễm cho thai nhi.
  • Bệnh lậu có thể gây ra chuyển dạ sinh non, và trong quá trình thai nhi đi qua âm đạo của mẹ, vi khuẩn lậu có thể bám vào mắt em bé gây nhiễm trùng mắt và có thể gây mù.
  • Ngứa rát vùng kín do mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ra chuyển dạ sinh non.
  • Chlamydia và một loại vi khuẩn gây viêm âm đạo có thể gây nhiễm trùng mắt và viêm phổi.

Những điều trên chứng tỏ rằng bạn không nên chủ quan khi bị ngứa vùng kín khi mang thai. Vì nó sẽ gây nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé.

Chữa ngứa rát vùng kín khi mang thai hiệu quả

Hiện tượng ngứa vùng kín sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, tuy vậy cần hạn chế tối đa việc gãi. Vì gãi có thể khiến bề mặt da bị tổn thương, từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng da tổn thương gây viêm nhiễm trên diện rộng. Theo các bác chuyên khoa, chị em khi bị ngứa vùng kín kéo dài nên đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám tìm ra nguyên nhân để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị an toàn.

Chữa ngứa rát vùng kín khi mang thai do vệ sinh

Khi mẹ bầu bị ngứa rát vùng kín do thói quen vệ sinh, chị em nên thay đổi thói quen sinh hoạt để khắc phục bệnh:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng dung dịch vệ sinh an toàn, không có thành phần kích ứng. Nhất là sau khi quan hệ vợ chồng.
  • Không mặc quần quá trật,mặc đồ sạch sẽ, thấm mồ hôi, không mặc chung đồ với người khác, thay quần lót mới khi mặc quá lâu.
  • Kiểm tra lại sữa tắm và nước giặt các mẹ đang sử dụng xem có dị ứng với thành phần nào không? Nếu có thì nên ngừng sử dụng.
  • Nếu tình trạng ngứa vùng kín vẫn kéo dài thì chị em có thể chữa bằng các phương pháp tự nhiên như dùng lá trầu không, nước muối,lá chè xanh…

Xem thêm: 12 cách chữa ngứa vùng kín hiệu quả

Chữa ngứa rát vùng kín khi mang thai do mắc bệnh phụ khoa

Ngứa rát vùng kín khi mang thai là bị gì? cách chữa hiệu quả

Nếu mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa thì phương pháp chữa trị phổ biến hiện nay là đốt viêm lộ tuyến, áp lạnh hoặc dùng thuốc kháng sinh. Nhưng trong quá trình mang thai dễ bị ảnh hưởng đến thai nhi nên bác sĩ ưu tiên sử dụng thuốc bôi vùng kín hoặc viên đặt phụ khoa.

Tuy nhiên, không phải viên đặt nào cũng có thể sử dụng cho bà bầu, vì vậy để bảo đảm sức khỏe các sản phụ cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu gặp phải tác dụng phụ cần ngừng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chữa ngứa vùng kín khi mang thai do mắc bệnh xã hội

Phụ nữ mang thai đều cần làm xét nghiệm tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối.

Đối với bệnh lậu: Sử dụng thuốc theo chỉ thị của bác sĩ, điều trị nhiễm khuẩn lậu thuộc dòng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ mới: ceftriaxon, cefixim. Không nên sử dụng nhóm thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin, aminozit và nhóm quinolon vì chúng tác dụng xấu lên sự phát triển của thai nhi.

Đối với sùi mào gà và mụn rộp sinh dục: có thể sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ như đóng băng mụn cóc, phẫu thuậ cắt bỏ mụn cóc, sử dụng laser để để loại bỏ mụn cóc nếu các bác sĩ thấy những phương pháp này an toàn cho mẹ và thai nhi.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Ngứa rát vùng kín khi mang thai là bị gì? cách chữa hiệu quả.Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *