Nấm tràm: Tác dụng, cách chế biến, lưu ý khi sử dụng

Nấm tràm là một thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn rất đặc biệt. Hãy cùng tìm hiểu về nấm tràm cũng như những tác dụng và cách chế biến của nấm tràm qua bài viết dưới đây nhé.

1.Nấm tràm là gì?

Nấm tràm (Tylopilus felleus) là một loại nấm cộng sinh với cây lá kim. Nấm tràm phân bố rộng rãi khắp miền Trung Việt Nam, đặc biệt ở khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Phú Quốc.

Nấm tràm: Tác dụng, cách chế biến, lưu ý khi sử dụng
Nấm tràm: Tác dụng, cách chế biến, lưu ý khi sử dụng

Nấm tràm được phân biệt với hầu hết các loài nấm khác bởi thân to, dài 4–10 cm và có hình lưới, vị cực kỳ đắng. Bề mặt nấm xuất hiện nhiều lỗ chân lông màu hồng và chuyển dần sang nâu khi quả trưởng thành.

2.Thành phần dinh dưỡng có trong nấm tràm

Nấm tràm là loại nấm có khá nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất sắt, khoáng chất mangan, chất xơ, carbohydrate, chất béo, vitamin B1, B2,… Từ đó, mang lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe.

3.Ăn nấm tràm có độc không?

Nấm tràm là một nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất hoàn toàn từ thiên nhiên, lành tính và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu và sử dụng, nấm tràm cũng chưa được báo cáo có chứa độc tố và ảnh hưởng đến cơ thể.

Do đó, bạn nên lựa chọn, đảm bảo mua đúng loại nấm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng. Hơn nữa, bạn cũng nên áp dụng các phương pháp và công thức chế biến đúng khi sử dụng nấm tràm để tránh gây ra tác động xấu đối với sức khỏe con người.

4Các tác dụng của nấm tràm với sức khỏe

Kháng viêm

Một nghiên cứu năm 1977 trên chế phẩm nấm tràm đông khô nhận thấy được hiệu quả ức chế tình trạng viêm nhiễm khi tiêm dịch chiết dưới da với liều 50 mg/kg trên chuột trong khi dùng đường uống thì không mang lại hiệu quả.

Từ đó, nấm tràm có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn quá trình viêm nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh cho cơ thể.

Ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu trên chuột năm 1973 nhận thấy khi cấy trong phúc mạc bằng dung dịch polysaccharide chiết xuất từ sợi nấm tràm ở liều 300 mg/kg có thể ức chế sự tăng trưởng của dòng tế bào khối u Sarcoma 180 và mô thể rắn trong ung thư.

Một nghiên cứu mới hơn vào năm 2018 cho thấy chiết xuất nấm tràm có tác dụng gây độc tế bào có chọn lọc đối với dòng tế bào ung thư. Từ đó nấm tràm được nhận định có tiềm năng ứng dụng trong liệu pháp hỗ trợ cho bệnh ung thư.

Công dụng của nấm tràm như thế nào?
Công dụng của nấm tràm như thế nào?

Thanh nhiệt

Nấm tràm có vị đắng đặc trưng mang lại hiệu quả thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Hơn nữa, trong Đông y và kinh nghiệm dân gian, nhờ tác dụng giải độc và làm mát này, người ta còn sử dụng nấm tràm để giải rượu.

Nấm tràm có vị đắng đặc trưng mang lại hiệu quả thanh nhiệt cơ thể

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể

Nấm tràm chứa lượng dinh dưỡng dồi dào và phong phú nên khi sử dụng có thể cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Hơn nữa, vitamin và khoáng chất, đạm thực vật an toàn, lành mạnh trong nấm tràm còn rất phù hợp cho những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng.

Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Chất xơ trong nấm tràm có thể giúp nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, nấm tràm có thể giúp thanh nhiệt nhờ vào vị đắng đặc trưng, hỗ trợ quá trình loại bỏ độc tố và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau.

Ăn nấm tràm có độc không? Lợi ích tuyệt vời của nấm tràm với sức khỏe
Ăn nấm tràm có độc không? Lợi ích tuyệt vời của nấm tràm với sức khỏe

Tốt cho máu

Nấm tràm còn được biết là một nguồn thực phẩm chứa sắt dồi dào. Do đó tiêu thụ nấm tràm có thể tăng cường chất sắt trong cơ thể, rất tốt cho sự hình thành máu, từ đó hệ miễn dịch cũng trở nên khỏe mạnh hơn.

5.Một số cách chế biến nấm tràm

Canh chay nấm tràm rau mồng tơi

Chuẩn bị:

  • Nấm tràm.
  • Rau mồng tơi, rau dền đỏ.
  • Hành boa rô hoặc hành lá.

Chế biến:

  • Nhặt, rửa sạch và để ráo rau mồng tơi, rau dền đỏ.
  • Nấm tràm cắt đuôi, ngâm nước muối và rửa sạch. Sau đó, ướp sơ với một ít bột nêm, mì chính.
  • Cho dầu vào nồi và phi thơm hành. Cho nấm đã ướp vào, đảo nhẹ.
  • Thêm nước vào nấu, nấu đến khi sôi. Cho rau mồng tơi và rau dền vào, nấu đến khi chín, nêm nếm cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.
  • Bạn có thể cho thêm một ít tiêu hoặc ớt nếu ăn cay.

Nấm tràm kho tiêu xanh

Chuẩn bị:

  • Nấm tràm khô: 100g.
  • Tiêu xanh: 2 nhánh.
  • Tép mỡ.

Chế biến:

  • Ngâm nở nấm tràm khô với nước. Loại bỏ phần gốc nấm rồi rửa sạch, bóp ráo nước.
  • Luộc nấm tràm qua nước sôi cùng một ít muối để loại bỏ bớt vị đắng trong nấm. Bạn có thể luộc 1 – 2 lần tùy vào lượng đắng mong muốn trong nấm. Xả lại nấm với nước lạnh và vắt ráo.
  • Cho tép mỡ vào, phi tỏi đến khi vàng. Cho tiếp phần nấm vào xào, nêm nước tương và gia vị vừa ăn.
  • Thêm hạt tiêu xanh cho vào, đảo đều lại lần nữa rồi tắt bếp.

Nấm tràm xào thịt tôm

Chuẩn bị:

  • Nấm tràm đã làm sơ chế và luộc: 400g.
  • Tôm đã được làm sạch: 200g.
  • Thịt ba chỉ thái nhỏ: 100g.

Chế biến:

  • Nấm tràm tươi sơ chế và rửa sạch với nước muối loãng. Luộc qua nước sôi để giảm độ đắng và nhớt của nấm.
  • Làm sạch tôm, cắt nhỏ và ướp với gia vị như hành tăm, hành, tiêu, nước mắm, hạt nêm,… trong 30 phút.
  • Cho dầu ăn vào chảo, xào chín phần tôm đã ướp. Sau đó, cho tiếp phần nấm vào xào đến lúc nước nấm trong chảo sít lại gần cháy. Nêm nếm cho vừa khẩu vị, cho thêm một ít tiêu và hành lá cho đẹp mắt.

Canh nấm tràm hải sản

Chuẩn bị:

  • Nấm tràm: 300g.
  • Tôm tươi: 200g.
  • Mực lá: 200g.
  • Cá biển tùy thích như cá mú, cá bớp,…: 200g.
  • Trứng gà: 4 quả.
  • Hành tây: 1 củ.

Chế biến:

  • Phi thơm hành tỏi, cho hành tây đã cắt nhỏ vào xào sơ.
  • Thêm khoảng 1 lít nước vào nồi, đun đến khi sôi rồi cho tiếp nấm tràm vào.
  • Đợi nấm chín, cho mực, tôm, cá và trứng lần lượt vào. Đợi thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Khi ăn có thể cho rau tùy chọn.

Nấm tràm xào lá lốt

Chuẩn bị:

  • Nấm tràm: 300g.
  • Thịt nạc heo: 100g.
  • Lá lốt.

Chế biến:

  • Sơ chế nấm tràm, ngâm với nước muối trong 5 phút, rửa sạch, vắt và để ráo.
  • Thịt thái mỏng và ướp với gia vị trong 5 phút.
  • Rửa sạch lá lốt, thái mỏng theo chiều ngang của lá.
  • Phi thơm hành tím thái mỏng, cho tiếp thịt nạc vào đảo đều đến khi thịt săn lại và ngấm gia vị.
  • Tiếp theo, cho nấm vào đảo đều khoảng 3 phút đến khi thấy nấm chín. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
  • Cho lá lốt đã thái mỏng vào, đảo nhanh tay và tắt bếp.

6.Cách sơ chế nấm tràm để không bị đắng

Nấm tràm thường có vị đắng đặc trưng, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được. Do đó, bạn có thể sơ chế nấm tràm để loại bỏ bớt vị đắng bằng cách:

  • Nấm tràm khô: Ngâm nấm khô cho nấm nở ra, xả lại nhiều lần với nước để loại bỏ bớt bụi bẩn và vị đắng. Bạn có thể luộc nấm với nước thật sôi, sau đó vớt ra và ngâm trong nước đá để giữ độ giòn, dai.
  • Nấm tràm tươi: Bạn cần sơ chế, gọt sạch phần chân nấm và chẻ nấm làm đôi hoặc ba tùy ý thích. Rửa sạch với nước, ngâm thêm trong nước muối loãng khoảng 30 phút để loại bỏ bớt vị đắng, vớt ra để ráo. Nếu bạn vẫn muốn loại bỏ thêm vị đắng có thể luộc nấm thêm 1 – 2 phút qua nước sôi, sau đó để ráo và nấu như bình thường.

7.Lưu ý khi sử dụng nấm tràm

Hạn chế ăn nấm tràm cùng với đồ uống lạnh

Nấm tràm có vị đắng nên thường có tính hàn và giúp thanh nhiệt. Do đó, khi kết hợp nấm tràm với đồ uống lạnh như nước ngọt, nước đá hoặc trà đá có thể dẫn đến lạnh bụng và có khả năng gây đau bụng, tiêu chảy.

Không nên dùng quá nhiều dầu khi nấu nấm tràm

Nấm tràm có khả năng hấp thụ dầu rất tốt nên trong quá trình nấu ăn, sử dụng quá nhiều dầu có thể làm tăng lượng chất béo trong cơ thể. Chất béo tích tụ lâu ngày có thể gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ béo phì.

Đồng thời, chất béo còn có thể ngăn chặn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm vào cơ thể dẫn đến cảm giác đầy bụng. Từ đó, khả năng tiêu hóa sẽ kém đi và trường hợp xấu nhất có thể gây ra triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như buồn nôn, ợ chua,…

Nấu chín nấm chàm để đảm bảo an toàn vệ sinh

Nấm là một loại thực vật mọc dưới đất nên trong quá trình chế biến, bạn nên lưu ý nấu chín kỹ trong ít nhất 10 phút để nấm được chín hoàn toàn. Nếu nấm tràm chưa đạt độ chín, vi khuẩn trên nấm có thể chưa được loại bỏ và có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa.

Cách bảo quản nấm tràm an toàn và hiệu quả

Để bảo quản nấm tràm được tươi lâu mà vẫn giữ được vị ngon cùng lượng dinh dưỡng, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Bảo quản nấm tràm khô: Bạn có thể bỏ bớt phần chân nấm, đem đi phơi nắng làm khô tự nhiên nhưng không nên phơi quá khô. Sau đó, bảo quản trong túi ni lông kín ở nhiệt độ thường có thể sử dụng trong 2 tháng hoặc hút chân không để giữ độ tươi ngon trong 3 tháng. Ngoài ra, bạn có thể sấy khô nấm tràm bằng lò nướng sau khi sơ chế và có thể bảo quản đến 3 tháng mà vẫn giữ được độ tươi ngon.
  • Bảo quản nấm tràm tươi: Sơ chế sạch nấm sau khi thu hái, bảo quản trong túi ni lông kín ở nhiệt độ 6 – 10 độ C và có thể sử dụng được trong 7 ngày. Ngoài ra, bạn có thể hút chân không và bảo quản nấm tràm tươi trong tủ lạnh lên đến 15 – 30 ngày. Một cách khác nữa là bạn có thể luộc hoặc xào sơ nấm, bảo quản trong ngăn đá từ 10 – 20 ngày mà vẫn giữ được độ tươi ngon.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về nấm tràm và lợi ích cho sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, bạn nên chế biến nấm tràm đúng cách để có thể thưởng thức món ăn ngon mỗi ngày và mang lại hiệu quả cho cơ thể. Chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

XEM THÊM: CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *