nấm mồng gà từ lâu đã được đưa vào sách đỏ của Việt Nam. Loại nấm này chỉ có thể phát triển tự nhiên, do không thể nuôi trồng tại nhà. Theo Đông y, nấm mồng gà chính là một loại dược liệu có giá trị chữa bệnh vô cùng to lớn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách chế biến loại thực phẩm này nhé!
Nấm mồng gà là gì?
Nấm mồng gà hay còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như: Nấm kèn vàng, nấm vàng da cam, nấm mào gà,… Loại nấm này có kích thước tương đối nhỏ, chỉ cao khoảng 4 – 12cm.
Quả nấm có dạng phễu, màu vàng ươm như lòng đỏ trứng hoặc hơi ngả vàng cam và rộng khoảng 3 – 9cm. Cuống nấm hình trụ, khi còn non thì lõm vào, còn khi lớn thì hơi cong lại. Các mép của mũ nấm không cụp xuống mà thường xuất hiện nhiều vết nứt và cong lên.
Nấm mồng gà chủ yếu phân bố ở những nơi có khí hậu mát lạnh, nhiệt độ thấp như: Tây Bắc, Trường Sơn, Đà Lạt, Hòa Bình,… Thời điểm nấm mồng gà phát triển mạnh nhất là từ tháng 4 – tháng 9 hàng năm.
Thịt nấm rất giòn, dày và có hương vị vô cùng thơm ngon. Khi nấu, nấm thường tiết ra nước có màu vàng ruộm như mỡ gà, toả ra mùi thơm ngào ngạt, dễ chịu.
Tác dụng của nấm mồng gà
Nấm mồng gà có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vì vậy, nó được coi là một loại thực phẩm xa xỉ giúp nâng cao sức khỏe toàn diện. Nấm có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi phế và ích trường vị.
Không những vậy, nhiều bài thuốc chữa bệnh được làm từ nấm mồng gà cũng được chứng nhận là có hiệu quả rất cao. Một số căn bệnh có thể được điều trị bằng loại thực phẩm này là: Viêm mắt, quáng gà, viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày,…
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nấm mồng gà chứa một lượng lớn vitamin C. Theo tính toán, 1g nấm mồng gà cung cấp đến 0.4mg vitamin C. Hàm lượng kali có trong nấm cũng rất cao, lên đến 0.5% đối với mỗi 1g nấm tươi.
Ngoài ra, nếu cần bổ sung vitamin D, nấm mồng gà chính là loại thực phẩm mà bạn không thể chối từ. Trung bình cứ 100g nấm mồng gà tươi sẽ cho tới 212 IU vitamin D.
Cách sử dụng và bảo quản nấm mồng gà
Để giữ nguyên được dưỡng chất dồi dào có trong nấm mồng gà, việc sử dụng và bảo quản nấm đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là các phương pháp sử dụng và bảo quản nấm mồng gà hiệu quả:
Cách sử dụng
Nấm mồng gà thường được sử dụng theo 2 cách phổ biến nhất là:
- Ăn trực tiếp: Trong nấm mồng gà có một lượng nhỏ tính trừ sâu. Tuy nhiên, vì hàm lượng của hợp chất này rất nhỏ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng việc ăn nấm trực tiếp vẫn rất an toàn với sức khỏe của cả trẻ em và người già.
- Dùng nấm khô: Với nấm mồng gà khô, bạn có thể ngâm nước ấm trong 15 – 20 phút trước khi nấu để nấm nở hết cánh. Sau đó, bạn cắt chân nấm, rửa sạch bụi bẩn và sử dụng như một nguyên liệu trong món hầm, canh hoặc các bài thuốc Đông y để chữa bệnh.
Cách bảo quản
Muốn nấm mồng gà được tươi ngon trong thời gian dài, bạn cần ngâm nấm trong nước sôi từ 1 – 2 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo. Tiếp theo, bạn cho nấm vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Tốt nhất, bạn nên sử dụng trong thời gian từ 3 – 4 ngày để hấp thu được tối đa dưỡng chất có trong loại thực phẩm này.
Nếu mua nấm khô, bạn hãy bảo quản nấm mồng gà ở nhiệt độ phòng, đảm bảo khô ráo. Tránh để nấm tiếp xúc nước hoặc trong túi nilon gây chấp hơi dẫn đến ẩm, mốc.
Các món ngon, bổ dưỡng từ nấm mồng gà
Ưu điểm của nấm mồng gà là hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhưng lại rất dễ tiêu hoá và không có tác dụng phụ. Vì vậy, đây chính là loại thực phẩm được nhiều bà nội trợ yêu thích để chế biến thành món cháo ăn dặm cho bé yêu. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo thêm một số món ăn ngon, bổ dưỡng từ loại thực phẩm này. Đó là:
Cháo nấm mồng gà, tôm, thịt
Món ăn này rất phù hợp với trẻ nhỏ, người già và người mới ốm dậy. Nó sẽ kích thích vị giác, giúp người dùng cảm thấy ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Cách chế biến:
- Bước 1: Bạn sơ chế nấm, tôm và thịt rồi đem băm nhuyễn và trộn đều cùng gia vị.
- Bước 2: Ngâm gạo nếp trong 2 tiếng, vo sạch và đem rang cùng với gạo tẻ cho đến khi hạt gạo se lại.
- Bước 3: Xào chín tôm và thịt rồi đổ cháo vào.
- Bước 4: Khi cháo chín mềm, bạn cho nấm vào và nấu trong 3 phút.
Với trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm hoặc người cao tuổi, bạn lưu ý nên xay nhuyễn các nguyên liệu để trẻ dễ tiêu hoá hơn
Lẩu nấm mồng gà
Lẩu nấm mồng gà rất dễ chế biến, thích hợp sử dụng trong những ngày thời tiết se lạnh. Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Bạn làm sạch 1 con gà với rượu và gừng. Sau đó, chặt thành miếng vừa ăn và ướp cùng gia vị.
- Bước 2: Đun sôi một nồi nước dùng, cho gà vào và nấu cùng với xương heo trong 30 – 45 phút. Trong quá trình nấu, bạn cho thêm hành, sả, cà chua xào, sa tế và gia vị vào.
- Bước 3: Bạn sơ chế tôm, hải sản và thịt bò để nhúng lẩu.
- Bước 4: Với rau ăn kèm, bạn thái nhỏ. Riêng nấm mồng gà, bạn xé nhỏ hoặc để nguyên cây.
Lưu ý khi sử dụng nấm mồng gà
Nấm mồng gà chỉ mọc trong tự nhiên, lại có màu sắc vô cùng sặc sỡ, bắt mắt. Vì vậy, nó thường bị nhầm lẫn với những loại nấm độc khác. Do đó, nếu có ý định mua hoặc sử dụng nấm mồng gà, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:
- Nấm mồng gà sẽ phát ra mùi thơm rất rõ ràng, trong khi nấm độc thường không có mùi.
- Khi bấm vào đầu cây nấm mà thấy nhựa chảy ra có màu trắng sữa thì là nấm độc.
- Nếu là nấm độc thì phần gốc nấm thường có bao và thân nấm có vòng tròn bao quanh.
- Không nên thu hoạch nấm khi quá non hoặc quá già.
Nấm mồng gà quả thực là món ăn ngon, dễ chế biến lại rất giàu chất dinh dưỡng. Nếu muốn bồi bổ sức khỏe cho bản thân và gia đình, đây chính là loại thực phẩm bổ dưỡng mà bạn không thể chối từ.