Nấm họng HIV có nguy hiểm không và phương pháp điều trị

Nấm họng HIV có nguy hiểm không và phương pháp điều trị.Bệnh nấm họng HIV là tổn thương niêm mạc vùng họng miệng, gặp phải ở người nhiễm HIV. Do hệ miễn dịch của người bệnh yếu nên khi bị nhiễm nấm họng rất dễ gây nên biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam  để hiểu hơn về bệnh lý này.

1. Nấm họng HIV là bệnh gì?

Bệnh nhân HIV có nguy cơ nhiễm nấm họng rất cao. Nấm họng HIV là bệnh do vi nấm gây tổn thương niêm mạc họng ở người bị HIV. Vi nấm (chủ yếu là nấm Candida) thường thông qua đường hô hấp, đường tiêu hóa để xâm nhập vào cơ thể của người bệnh.

Nấm họng HIV có nguy hiểm không và phương pháp điều trị

Nấm họng HIV là bệnh gây nên bởi vi nấm, gây tổn thương niêm mạc họng của người nhiễm HIV

2. Các loại nấm họng thường gặp ở người nhiễm HIV

Người bị HIV có thể nhiễm nấm họng trong bất cứ giai đoạn bệnh nào. Triệu chứng nấm họng của mỗi bệnh nhân có thể khác nhau vì phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh và loại vi nấm mắc phải. Trong đó, tác nhân gây bệnh thường gặp nhất gồm các loại nấm sau:

2.1. Candida

Candida là một loại nấm men, thường gây nên nhiễm trùng ở miệng và âm đạo. Nấm họng HIV do Candida gây nên được biểu hiện ở dạng tưa miệng, đặc trưng là các mảng trắng đục dày bám bên trên bề mặt lưỡi, vùng niêm mạc miệng và cổ họng.

Nếu vi nấm lan đến vùng thực quản, phế – khí quản và phổi thì người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng nặng nề. Đây cũng là thời điểm người bị nấm họng HIV đã chuyển sang AIDS giai đoạn cuối.

Triệu chứng nấm họng HIV do vi nấm Candida gây nên thường gồm:

– Có nhiều mảng màu trắng đục, dày và khó loại bỏ ở lợi, lưỡi, miệng và vùng cổ họng.

– Họng đau.

– Thay đổi vị giác khi ăn.

– Khó nuốt, nuốt đau.

2.2. Cryptococcosis

Nấm họng HIV có nguy hiểm không và phương pháp điều trịCryptococcosis – vi nấm thường gặp ở bệnh nhân HIV bị nấm họng 

Cryptococcosis cũng là một trong các tác nhân gây nấm họng HIV nhưng dễ lây lan đến các vùng khác và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bệnh nhân HIV nhiễm Cryptococcosis nếu tiến triển viêm màng não rất dễ bị tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Vi nấm này thường ẩn náu trong các giọt nước, không khí sau đó xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Bệnh nhân HIV bị nấm họng do Cryptococcosis thường có triệu chứng:

– Bỗng nhiên sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

– Sợ ánh sáng nên nhìn mờ.

– Bị rối loạn ý thức.

– Mỏi mắt, đau nhức đầu, đau nhức vai gáy, chóng mặt.

2.3. Histoplasmosis

Bệnh nấm Histoplasmosis hình thành do nấm lưỡng hình Histoplasma capsulatum. Người bình thường nếu nhiễm nấm Histoplasmosis thì chỉ có triệu chứng cúm nhẹ mà không ảnh hưởng gì nhiều; nhưng bệnh nhân HIV nhiễm Histoplasmosis thì dễ biến chứng nhiễm trùng nhu mô phổi.

Nấm họng HIV do nhiễm Histoplasmosis có xu hướng lan sâu vào vùng hầu họng, phổi cùng các cơ quan lân cận. Nhóm bệnh nhân HIV CD4 < 150 tế bào thường nhiễm nấm này và được xếp vào nhóm xác định AIDS. Khi nhiễm nấm họng HIV do vi nấm này, các triệu chứng thường gặp phải ở bệnh nhân là: bẩn, sưng và đỏ lưỡi, sưng hạch, ho có đờm trong thời gian dài, khó thở,…

Trường hợp Histoplasmosis lan tỏa đến hệ thần kinh trung ương sẽ gây đau nhức đầu, sốt, co giật, tâm thần rối loạn,… Nếu lan đến đường tiêu hóa có thể gây đau bụng, sốt, tiêu chảy,…

3.Nấm họng HIV có nguy hiểm không ?

Người bị nhiễm HIV có hệ miễn dịch yếu nên khi nhiễm nấm họng nếu không được điều trị tích cực rất dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng: nấm thanh quản, nấm thực quản, áp xe amidan, tổn thương hệ thần kinh,… Vì thế, nhiễm nấm họng luôn là nỗi lo của bệnh nhân HIV.

Nhiễm HIV khiến cho lượng kháng thể CD4 ở bệnh nhân giảm <200 lần. Điều này làm tăng khả năng nhiễm khuẩn lên gấp nhiều lần so với người bình thường và việc loại bỏ vi nấm cũng vô cùng khó khăn. Đặc biệt, nấm Candida là nhóm dễ mắc phải nhất ở người bị HIV. Có khoảng 75% ca bệnh HIV mỗi năm bị nhiễm vi nấm này.

Tùy vào mức độ tiến triển của nấm Candida mà các triệu chứng nấm họng HIV của người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe, nặng nhất có thể gây tử vong.

Biến chứng do nhiễm nấm họng ở bệnh nhân HIV phụ thuộc nhiều vào lượng kháng thể CD4 và tình trạng tổn thương. Không ít bệnh nhân bị lây lan nấm sang các vùng xung quanh dẫn đến viêm màng não, ung thư vòm họng,… Đây chính là lý do cần điều trị nhanh chóng và tích cực cho bệnh nhân HIV bị nấm họng.

4. Phương pháp điều trị nấm họng HIV

Nấm họng HIV có nguy hiểm không và phương pháp điều trị

Người bị nấm họng HIV cần thăm khám, điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa

Hiện nay, bệnh nhân bị nấm họng HIV thường được điều trị bằng các loại thuốc đặc trị với mục tiêu loại bỏ dần các triệu chứng gặp phải. Thuốc thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm nấm mức độ 1 có thể là: Fluconazol, Amphotericin B, Nystatin, Clotrimazol,… Trường hợp nặng hơn bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh phác đồ sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều đáng nói là khả năng tái phát nấm họng do Candida thường rất cao nên quá trình điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ khi các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi nấm được loại bỏ thì mục tiêu điều trị mới dễ dàng đạt được.

Bên cạnh việc thực hiện đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra, người bị nấm họng HIV cũng cần đảm bảo khâu vệ sinh vùng miệng họng sạch sẽ. Nếu điều này không được thực hiện tốt thì vi nấm cũng có điều kiện thuận lợi để tăng sinh.

Lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh giúp người bị nhiễm HIV cải thiện đề kháng, nâng cao thể trạng để tăng khả năng chống lại sự tấn công của vi nấm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh dùng đồ uống có cồn và chất kích thích bởi đây là yếu tố thuận lợi cho nấm Candida phát triển.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Nấm họng HIV có nguy hiểm không và phương pháp điều trị. Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *