Nám Chân Đinh: 5 Nguyên Nhân Hình Thành Nám Chân Đinh

Nám Chân Đinh: 5 Nguyên Nhân hình thành Nám Chân Đinh

Nám chân đinh là một trong những loại nám mà chỉ cần nghe đến tên thôi đã khiến nhiều chị em cảm thấy đau đầu và lo lắng. Nguyên nhân là vì loại nám này rất khó để điều trị triệt để trên lâm sàng. Vì thế, bài viết trên Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam sẽ lý giải cho câu hỏi Nám chân đinh là gì? 5 nguyên nhân hình thành nám chân đinh.

Nám chân đinh
Nám chân đinh: 5 Nguyên nhân gây ra nám chân đinh

Khái niệm nám chân đinh là câu hỏi được nhiều người đặt ra?

Theo nghiên cứu, Nám chân đinh là một bệnh lý xảy da trên da khi các hắc sắc tố melanin hình thành do sự tích tụ và dư thừa quá nhiều. Loại nám da này có kích thước to và chân nám ăn sâu vào biểu bì da so với các loại nám khác và nốt tàn nhang. Ban đầu, nám chân đinh chỉ có kích thước nhỏ, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển rộng hơn trên da.

Là một loại nám hình thành do sự lắng đọng quá mức của sắc tố melanin ở các lớp sâu hơn của da, là lớp hạ bì chứ không nằm ngoài lớp biểu bì của da như nám mảng. Biểu hiện bởi các dát tròn màu nâu xám thường gặp ở má, mũi, trán.

5 nguyên nhân của Nám chân đinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra nám chân đinh, trong đó có 5 nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  1. Do phân bố lạc chỗ của các tế bào melanocyte ở lớp bì nhú. Có sự kích hoạt quá trình tổng hợp melanin của melanocyte bởi một trong các yếu tố: tia UV, nội tiết tố, các phản ứng viêm mãn tính.
    Nám chân đinh
    Nám chân đinh do sự phân bổ lạc các tế bào melanocyte
  2. Tác động  trực tiếp từ ánh nắng mặt trời: tia UV trong ánh nắng có thể kích thích sự tăng sinh của tế bào hắc tố, khiến lượng melanin sẫm màu trên da tăng bất thường, dễ dẫn đến nám da. Ngoài ra, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời còn có thể khiến cấu trúc collagen trên da bị phá vỡ, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Vì vậy, bệnh nhân cũng có thể có biểu hiện rối loạn sắc tố khác đi kèm như rám má, đốm nâu, đồi mồi, nếp nhăn…
    Nám chân đinh
    Tia UV
  3. Do di truyền: nám có khả năng di truyền qua các thế hệ trong gia đình, vì vậy nếu người thân của bạn từng bị nám thì bạn cũng có khả năng cao bị nám.
  4. Sự rối loạn nội tiết tố: sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể dẫn đến nám. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sau sinh hoặc tiền mãn kinh, mãn kinh.
  5. Do bị áp lực, stress kéo dài: căng thẳng, áp lực sẽ khiến cơ thể tăng sản xuất cortisol, gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến tăng sinh hormone MSH, kích thích sản sinh melanin, đồng thời gây ra mụn trứng cá, nám da.

Qua bài viết trên Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam đã mang lại kiến thức rõ ràng về nám chân đinh và 5 nguyên nhân chủ yếu gây ra nám chân đinh nhằm giúp mọi người có sự phân biệt với các loại nám da khác. Chúc mọi người sẽ thành công trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *