Mụn trong mũi không phải hiện tượng hiếm gặp và xảy đến do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả thói quen sinh hoạt và bệnh lý, vấn đề sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn vì sao mụn mọc trong mũi.
Mụn trong mũi do đâu mà ra?
Muốn điều trị dứt điểm và hiệu quả cao tình trạng mụn trong mũi, bạn cần nắm được nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số tác nhân thường gặp dẫn đến mọc mụn trong mũi bạn cần cân nhắc.
Bít tắc lỗ chân lông
Bên trong mũi cũng có những lỗ chân lông tương tự trên bề mặt da, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể gây bít tắc và sinh ra mụn trong mũi do:
- Môi trường ô nhiễm, không khí nhiều khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, phấn hoa, lông thú cưng,… đi vào lỗ mũi qua hoạt động hít thở hàng ngày.
- Chất bã nhờn, tế bào chết không được làm sạch, đào thải khỏi bề mặt da.
- Sự xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh cho da.
Những yếu tố nêu trên hoàn toàn có thể làm lỗ chân lông trong mũi bị bít tắc, gây hiện tượng mọc mụn trong mũi và sưng tấy, đau đớn rất khó chịu.
Bệnh lý ở mũi
Một số bệnh lý thường gặp ở mũi như viêm nang lông, viêm mũi dị ứng, viêm mô tế bào, viêm xoang,… đều có thể là tác nhân làm tăng nguy cơ mụn trong mũi bởi khi này, bệnh lý kích thích mũi tiết nhiều bã nhờn hơn. Mụn trong mũi do bệnh lý gây cảm giác đau nhức, sưng tấy rất khó chịu, ảnh hưởng đến cả đời sống, công việc của người bệnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Lông mũi mọc ngược
Những sợi lông mũi tự nhiên thay vì mọc thẳng thì lại xảy ra hiện tượng mọc ngược dẫn đến sưng viêm, hình thành mụn trong mũi. Với trường hợp này, bệnh nhân cần can thiệp nhổ đi sợi lông mọc ngược và vệ sinh sạch sẽ vị trí mụn nhằm tránh lây lan vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.
Nhổ lông mũi dẫn đến mụn trong mũi
Hiện nay có rất nhiều người thường xuyên nhổ lông mũi để giảm vướng víu, tăng tính thẩm mỹ nhưng không biết rằng, lông mũi đóng vai trò quan trọng khi bảo vệ mũi khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài như khói bụi, chất bẩn,… Thói quen nhổ lông mũi sẽ khiến các lỗ chân lông bị tổn thương, từ đó khả năng bảo vệ mũi cũng giảm, làm tăng nguy cơ mọc mụn trong mũi.
Ngoáy mũi thường xuyên
Thói quen ngoáy mũi thường xuyên rất có hại cho mũi, không chỉ dẫn đến mụn trong mũi mà còn khiến các niêm mạc bên trong bị tổn thương, dễ trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập gây bệnh và viêm nhiễm, nhiễm trùng không mong muốn.
Đeo khuyên mũi
Bấm lỗ và đeo khuyên mũi cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện mụn trong mũi bởi khi này, niêm mạc bên trong đã bị tổn thương, vi khuẩn và bụi bẩn, yếu tố gây bệnh dễ xâm nhập hơn, từ đó sinh ra mụn và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như nhiễm trùng, hoại tử,…
Cảm cúm, sổ mũi kéo dài
Bạn thấy có mụn trong mũi nhưng không biết vì sao? Bạn thường xuyên bị cảm lạnh và sổ mũi dài ngày? Vậy thì khả năng cao tình trạng cảm và sổ mũi đã khiến bên trong lỗ mũi nổi mụn sưng viêm và gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh, mũi sẽ phải tiết dịch liên tục làm môi trường trong lỗ mũi luôn ẩm ướt, thích hợp cho các tác nhân gây mụn sinh sôi, phát triển ngày một nhiều hơn.
Lối sống kém khoa học
Mụn trong mũi có thể đến từ chính lối sống không khoa học hàng ngày của người bệnh, điển hình như thói quen uống rượu, bia thường xuyên, hút nhiều thuốc lá, sử dụng chất kích thích,… Ngoài ra, ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, thói quen ăn khuya,… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mọc mụn trong mũi.
Mụn trong mũi có gây biến chứng không?
Tình trạng mụn trong mũi do nhiễm trùng vùng tiền đình mũi nếu không tiến hành can thiệp, điều trị kịp thời với phương pháp đúng đắn, nhất là ở người có khả năng miễn dịch kém, bệnh nhân tiểu đường,… thì nguy cơ biến chứng, diễn biến thành viêm mô tế bào vùng mặt khá cao.
Khi đã xảy ra biến chứng này, tình trạng nhiễm trùng sẽ lan rộng, lan sâu nhanh chóng sang các mô lân cận khiến mặt sưng húp lên, bầm tím, sốt cao, run rẩy, cảm thấy lạnh, đau nhức dữ dội,… Nghiêm trọng hơn, mụn trong mũi có thể làm vi trùng bùng phát và phá vỡ những hàng rào bảo vệ mô, xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết, làm thuyên tắc, viêm nhiễm mạch máu não, tổn thương não, phổi, tim, xoang tĩnh mạch,… thậm chí là mù mắt cùng hàng loạt tổn thương khác đến cơ quan, nội tạng trong cơ thể.
Do đó, việc tiến hành điều trị sớm hiện tượng mọc mụn trong mũi là rất cần thiết. Người bệnh không nên tự chữa trị tại nhà mà cần đến bệnh viện, trung tâm y tế để thăm khám và lắng nghe hướng dẫn cách chữa, cách vệ sinh,… từ y bác sĩ có đầy đủ chuyên môn.
Cách điều trị khi mọc mụn trong mũi
Với những trường hợp mụn trong mũi nặng, bác sĩ có thể thăm khám và kê đơn thuốc bao gồm:
- Thuốc giảm đau kết hợp với một số loại thuốc chống viêm không steroid nhằm khắc phục các triệu chứng sưng, viêm gây đau nhức, khó chịu.
- Thuốc kháng sinh được chỉ định với những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn, đa số các trường hợp nhiễm trùng sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc bôi kháng sinh dạng thuốc mỡ để cải thiện. Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hoặc bội nhiễm kế phát có thể cần điều trị nội trú bằng cách truyền kháng sinh tĩnh mạch.
Nhìn chung, mọc mụn trong mũi không phải tình trạng quá nguy hiểm nhưng người bệnh cần can thiệp sớm, tránh để lâu khiến bệnh tình ngày một nặng hơn, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nặng, thậm chí là tử vong do nhiễm trùng huyết, tổn thương não, tim, phổi,… Khi xuất hiện mụn trong mũi, bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ mỗi ngày, nếu tình trạng không cải thiện nên đến gặp bác sĩ để điều trị.