1. Melanin là gì?

Melanin là sắc tố quyết định màu sắc cho da, mắt và tóc của mỗi người. Sắc tố melanin được sản sinh bởi các tế bào melanocytes (tế bào biểu bì tạo hắc tố). Số lượng tế bào melanocytes ở mỗi người là giống nhau, tuy nhiên số lượng melanin được tạo ra sẽ khác nhau. Những người có tế bào melanocytes tạo ra ít melanin thì da, tóc, móng và mắt của họ rất nhạt màu. Và ngược lại nếu tế bào melanocytes tạo ra nhiều melanin thì da, tóc, móng và mắt sẽ tối màu hơn.

Sắc tố Melanin và những vấn đề về da | Mediworld

 

Melanin là sắc tố quyết định màu da của con người

Bên cạnh đó, số lượng melanin mà cơ thể sản sinh còn phụ thuộc vào gen. Nếu cha mẹ có nhiều hoặc ít sắc tố thì con cái cũng được di truyền như vậy. Ngoài ra, sắc tố melanin còn có khả năng bảo vệ da khỏi bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời bằng cách tăng sản sinh. Chính vì thế, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mà không có các sản phẩm bảo vệ, làn da sẽ xuất hiện các đốm nâu và tàn nhang.

2. Melanin có tác dụng gì đối với làn da?

Bảo vệ da trước tác hại từ ánh nắng mặt trời

Bên cạnh vai trò quy định màu da, tác dụng của sắc tố melanin là gì? Melanin được xem như “vệ sĩ” bảo vệ làn da trước các tác nhân gây hại hiệu quả. Khi tiếp xúc với các yếu tố gây hại như tia UV, khói, bụi hay thay đổi nội tiết tố, căng thẳng,… các tế bào melanocytes sẽ ra “tín hiệu” sản xuất melanin và đưa lên bề mặt da. Nhờ đó bảo vệ da khỏi bị thô ráp, cháy nắng và đặc biệt là tránh ung thư da.

7 lầm tưởng khi dưỡng trắng da ai cũng mắc phải - Nhà thuốc FPT Long Châu

 

Melanin còn được xem như “vệ sĩ” của làn da trước các tác nhân gây hại

Chống lại các phản ứng oxy hóa

Sắc tố melanin cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc oxy hóa (ROS). Nếu không có sự bảo vệ của các chất chống oxy hóa, các gốc tự do trong cơ thể sẽ gây ra tổn thương cấu trúc và thay đổi chức năng của tế bào. Từ đó gây ra lão hóa và bệnh tật.

Oxi hóa là gì? Tác hại, biện pháp chống oxi hóa với cơ thể

 

Hỗ trợ cơ thể chống lại các phản ứng oxy hóa

3. Các bệnh lý liên quan đến việc rối loạn sắc tố melanin 

Nám da

Dấu hiệu của tình trạng nám da là các vết đốm nâu, vết sạm đen,… xuất hiện trên da. Nguyên nhân của tình trạng này thường do da phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có các sản phẩm bảo vệ. Ngoài ra còn bởi rối loạn hormone hoặc dùng thuốc tránh thai.

Khi đó, melanocytes sẽ sản sinh ra melanin và đẩy lên bề mặt da gây ra các vết nám thượng bì. Nếu melanocytes “di chuyển” xuống lớp bì và sản sinh ra melanin sẽ gây ra nám bì, hay còn được gọi là nám chân sâu, là một loại nám rất khó để điều trị tận gốc.

Nám da là gì? Tại sao nám da xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam - Trung tâm y tế QY

Khi melanin sản sinh quá mức để bảo vệ da sẽ gây ra nám

Da không đều màu

Dưới tác động của nhiều yếu tố gây hại từ môi trường, lượng melanin trên da sẽ sản xuất khác nhau tùy theo từng vùng tiếp xúc. Các sắc tố melanin sau khi được sản xuất sẽ “di cư” đến các tế bào trên cơ thể, tạo nên những vùng da đậm nhạt không đều. Những vùng da phơi nắng nhiều như gò má, mũi, trán, cánh tay,… thường sẽ đen sạm hơn các vùng khác.

Bật mí 5 cách khắc phục da không đều màu hiệu quả #1

Dưới các tác động gây hại melanin sẽ sản sinh khác nhau tùy theo vùng

Bạch tạng

Bạch tạng là một dạng rối loạn di truyền, thường xảy ra khi có gen đột biến. Nếu bố hoặc mẹ bị bạch tạng thì tỷ lệ sinh con ra cũng bị bạch tạng là rất cao. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn cho những người bị bạch tạng.

Sắc tố melanin ở những người bạch tạng thường sản sinh rất ít hoặc hoàn toàn không có. Những người bị bạch tạng có tóc màu trắng, làn da nhợt nhạt và có vấn đề về thị lực. Người bị bạch tạng cũng rất nhạy cảm với ánh sáng, vì thế khi ra ngoài cần bôi kem chống nắng và sử dụng các phụ kiện để bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời.

Một số thông tin cần biết về căn bệnh bạch tạng

Bạch tạng là một bệnh lý phổ biến liên quan đến melanin

Bạch biến

Bạch biến là một trong những bệnh lý liên quan đến việc rối loạn sắc tố melanin. Khi tế bào melanocytes mất đi, da sẽ xuất hiện những mảng màu trắng mịn nhỏ và lan dần theo thời gian. Hiện nay bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn, tuy nhiên có các liệu pháp khác hỗ trợ như chiếu tia UV, thuốc nhuộm, thuốc nhạy sáng hay phẫu thuật.

Ông Lang He Chữa Bệnh Bạch Biến Uy Tín - Phúc Thanh Đường

Rối loạn sắc tố melanin gây ra bệnh bạch biến

4. Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng tăng sắc tố melanin trên da? 

Luôn sử dụng chống nắng để bảo vệ da trước tia UV

Như đã chia sẻ, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng sắc tố melanin chính là tác hại của ánh nắng mặt trời. Vậy giải pháp ngăn chặn gia tăng sắc tố melanin là gì? Bảo vệ da trước tác nhân gây hại này là cách đơn giản nhưng cần thiết để tránh tình trạng tăng sắc tố da. Bạn nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chống nắng phổ rộng, có chỉ số SPF 30 trở lên để tạo một lớp “màng chắn” bảo vệ da khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó cũng cần chú ý che chắn cẩn thận bằng các phụ kiện khác như áo khoác, mũ nón, khẩu trang, kính râm,… Điều này giúp giảm bớt lượng UV tiếp xúc với da, từ đó giảm sản sinh melanin và nguy cơ mắc các bệnh lý về da do melanin gây ra.

Sử dụng các sản phẩm bôi điều trị thâm nám

Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cũng giúp ức chế hình thành sắc tố melanin và cải thiện tình trạng thâm nám trên da. Các sản phẩm dưỡng sáng da, mờ thâm nám được kết hợp nhiều thành phần vừa có tác dụng trị nám, vừa giúp dưỡng ẩm cho da được tươi tắn và khỏe mạnh hơn.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Muốn ngăn ngừa và giảm hình thành sắc tố melanin, hãy uống thật nhiều nước. Nước có vai trò thải độc và cân bằng cơ thể, giúp da luôn căng đầy và khỏe mạnh. Hãy bổ sung nhóm thực phẩm giàu Vitamin A, C, E,… giúp da chống lại các phản ứng oxy hóa, trở nên trắng sáng và mịn màng hơn.

Ngoài ra, các Vitamin còn có công dụng ức chế sản sinh melanin, hỗ trợ cải thiện tình trạng thâm nám trên da. Khi da được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và khỏe mạnh sẽ hạn chế tối đa các tác động có hại từ môi trường.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý