Mãn kinh xong có kinh lại do đâu? Nguyên nhân, biến chứng và phòng ngừa.Mãn kinh xong có kinh lại được xem là hiện tượng bất thường và cần được kiểm tra y tế. Vậy có kinh nguyệt sau khi mãn kinh cảnh báo điều gì? Nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này? Cách phòng ngừa tình trạng này như thế nào?
Có thể có kinh lại sau mãn kinh không?
Mãn kinh là thời điểm đánh dấu cho việc kết thúc khả năng sinh sản của người phụ nữ. Ngừng hành kinh do dừng các hoạt động cơ bản của buồng trứng. Chính vì thế, việc mãn kinh xong lại có kinh nguyệt dưới bất kỳ hình thức nào (chảy máu ít, nhỏ giọt, nhiều,…) đều được xem là bất thường. Chị em có dấu hiệu này cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để đánh giá nguy cơ của các bệnh lý tiềm ẩn và có kế hoạch điều trị sớm.
Nguyên nhân mãn kinh xong có kinh lại do đâu?
Mãn kinh xong có kinh lại có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
1. Ung thư
Có kinh nguyệt sau mãn kinh có thể là dấu hiệu của ung thư, đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung – một bệnh lý ác tính ở tử cung. Thống kê cho thấy, khoảng 9-10% phụ nữ có kinh nguyệt sau mãn kinh được chẩn đoán mắc ung thư nội mạc tử cung. Một tỷ lệ nhỏ ung thư cổ tử cung cũng liên quan đến hiện tượng này.
2. Viêm phụ khoa
Viêm phụ khoa là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Đây là tình trạng các cơ quan sinh dục của nữ giới như: Âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, buồng trứng,… bị viêm nhiễm gây nên tình trạng ngứa rát khó chịu. Một trong những dấu hiệu khởi phát của bệnh lý này là tình trạng kinh nguyệt xuất hiện lại sau thời kỳ mãn kinh.
3. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa lành tính, thường xảy ra ở nữ giới trong mọi lứa tuổi từ trẻ em cho đến tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp u nang buồng trứng có thể bị biến chứng phát triển thành ung thư buồng trứng gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Khi u nang buồng trứng phát triển nhiều và to đạt kích thước sẽ gây nên tình trạng xuất huyết âm đạo ngay cả khi đã mãn kinh.
4. Polyp tử cung
Polyp tử cung (polyp nội mạc tử cung) là tình trạng phát triển quá mức của lớp tuyến và mô đệm nội mạc tử cung ở bất kỳ vị trí nào trong lòng tử cung. Polyp có kích thước từ vài milimet đến vài centimet. Dấu hiệu giúp chị em nhận biết bệnh lý này là xuất huyết âm đạo bất thường, đặc biệt là chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh.
5. Teo màng niêm mạc tử cung hoặc mô âm đạo
Teo màng niêm mạc tử cung hoặc mô âm đạo là bệnh lý thường gặp ở nữ giới trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Sự suy giảm Estrogen là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh lý này. Khi chị em thấy tình trạng chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh thì có thể chị em đã mắc bệnh lý này.
6. Do quan hệ tình dục
Mãn kinh làm cho cơ thể có nhiều sự thay đổi trong đó tiêu biểu nhất là sự sụt giảm nghiêm trọng của hormone Estrogen – loại hormone có vai trò quan trọng giúp bôi trơn, tăng độ kích thích, làm mềm mại âm đạo và tăng độ khoái cảm khi quan hệ tình dục. Khi giao hợp không có sự hỗ trợ của chất bôi trơn có thể làm trầy xước, tổn thương các lớp niêm mạc âm đạo gây nên hiện tượng chảy máu mà nhiều chị em nhầm tưởng rằng đây là máu kinh nguyệt trở lại sau thời kỳ mãn kinh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mãn kinh xong rồi có kinh lại là hiện tượng bất thường cho thấy cơ thể nữ giới đang có những bất ổn, tiềm ẩn những nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, khi thấy tình trạng xuất huyết âm đạo sau mãn kinh, chị em cần nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán cụ thể nguyên nhân, có phương pháp điều trị kịp thời và đạt hiệu quả.
Thời kỳ mãn kinh cơ thể phụ nữ suy yếu dần và phải đối mặt với nhiều nguy cơ, bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, chị em cần lưu tâm đến sức khỏe và những thay đổi của cơ thể. Chị em cũng cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và tham vấn ý kiến chuyên môn khi cơ thể có các dấu hiệu sau:
- Âm đạo tiết ra lượng khí hư với số lượng lớn, có màu sắc khác thường cùng mùi hôi tanh nồng nặc.
- Viêm nhiễm đường tiết niệu với các biểu hiện như đi tiểu thường xuyên, tiểu rát, tiểu rắt.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau nhức, hay choáng váng, chóng mặt, chán ăn.
- Đau dữ dội ở vùng bụng dưới, liên tục đau nhức vùng thắt lưng.
- Cân nặng có sự biến động, lên xuống cân một cách đột ngột.
- Vùng kín hay có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn hay căng tức ngực.
Hiện nay, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Tâm Anh sở hữu cơ sở vật chất khang trang, hiện đại; trang thiết bị xét nghiệm, điều trị đạt chuẩn; ứng dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật mới vào quá trình thăm khám và có phác đồ điều trị cá nhân hóa phù hợp với từng bệnh nhân, giúp chữa trị kịp thời, bảo vệ tốt sức khỏe và đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân.
Tình trạng mãn kinh rồi có lại nguy hiểm không?
Mãn kinh rồi lại có kinh nguyệt lại là hiện tượng bất thường, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ác tính như ung thư. Bất kỳ tình trạng xuất huyết âm đạo nào xảy ra sau khi mãn kinh, thậm chí chỉ là ra máu nhẹ hoặc chị em không chắc là đó có phải máu hay không đều cần được kiểm tra bởi bác sĩ Sản Phụ khoa. Việc thăm khám sớm sẽ đánh giá được nguy cơ ung thư cũng như có kế hoạch điều trị sớm. Khả năng điều trị khỏi ở ung thư giai đoạn đầu sẽ cao hơn so với ung thư giai đoạn muộn.
Phương pháp chẩn đoán
Có kinh lại sau thời kỳ mãn kinh là hiện tượng bất thường của cơ thể cần phải được điều trị ngay và kịp thời. Để có phương pháp điều trị tối ưu và đạt hiệu quả, bác sĩ cần biết rõ nguyên nhân của tình trạng này. Vì thế, việc chẩn đoán là vô cùng quan trọng. Một số phương pháp chẩn đoán, bác sĩ có thể sử dụng như:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi chị em một số câu hỏi về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe và các triệu chứng gặp phải. Tiêu biểu như: Tình trạng chảy máu (máu chảy ít hay nhiều, màu sắc,…); tần suất chảy máu (có xảy ra thường xuyên không, bao lâu bị xuất huyết một lần); chảy máu khi nào (sau khi quan hệ tình dục, vệ sinh âm đạo,…).
- Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ đeo găng tay phẫu thuật và dùng 1 – 2 ngón tay đặt vào âm đạo của nữ giới để kiểm tra sơ bộ về kích thước, hình dạng của tử cung và thăm dò các khối u xung quanh (nếu có). Sau đó, bác sĩ có thể sử dụng mỏ vịt y khoa để kiểm tra sâu bên trong nhằm quan sát rõ hơn và cụ thể hơn từng vấn đề đã có nghi ngờ trong lúc khám sơ bộ bằng tay.
- Thực hiện các siêu âm, xét nghiệm: Bác sĩ có thể yêu cầu chị em thực hiện thêm một số các siêu âm, xét nghiệm để củng cố thêm kết quả chẩn đoán. Cụ thể:
-
- Siêu âm, thường là siêu âm âm đạo.
- Xét nghiệm máu.
- Nội soi buồng tử cung chẩn đoán.
- Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung (Dilation and Curettage – được gọi tắt là nong và nạo (D&C)).
- PAP smear (phết tế bào cổ tử cung).
- Sinh thiết nội mạc tử cung.
Làm gì khi đã mãn kinh xong rồi có lại?
Khi mãn kinh xong có kinh lại, chị em cần bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này. Sau đó tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà sẽ có những phương pháp điều trị hợp lý. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị cơ bản là sử dụng thuốc và phẫu thuật. Cụ thể:
- Thuốc:
- Thuốc kháng sinh dùng để điều trị hầu hết các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
- Estrogen giúp cải thiện tình trạng chảy máu do teo âm đạo.
- Progestin điều trị chứng tăng sản nội mạc tử cung bằng cách kích thích lớp niêm mạc tử cung bong tróc ra.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ được chỉ định thực hiện khi nữ giới mắc phải các bệnh lý ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung,…
Biện pháp phòng ngừa
Một số biện pháp nữ giới có thể áp dụng để phòng ngừa và hạn chế tình trạng mãn kinh xong có kinh lại như sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là trái cây và rau xanh. Hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và các chất bão hòa. Uống đủ 2.7 lít mỗi ngày; không sử dụng các loại thức uống có chứa cồn, chất kích thích, caffeine và nước ngọt có gas.
- Duy trì các thói quen tốt: Có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đi bộ, yoga, thiền,… giúp tăng cường sức khỏe, giải phóng nguồn năng lượng.
- Vệ sinh cá nhân: Giữ vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ bằng cách thay băng vệ sinh 4 giờ một lần trong những ngày xuất huyết âm đạo nhiều. Vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh thụt rửa sâu âm đạo gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Giữ tâm trạng thoải mái: Luôn duy trì trạng thái vui vẻ, cân bằng cuộc sống, tránh lo lắng, hoang mang, căng thẳng quá mức sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
- Quan hệ tình dục an toàn: Trong thời kỳ mãn kinh, âm đạo của nữ giới thường bị khô nên quá trình quan hệ sẽ gây đau rát. Vì thế khi giao hợp nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng kết hợp với gel bôi trơn để quá trình quan hệ diễn ra thuận lợi và thoải mái.
- Bổ sung Estrogen: Nữ giới nên sử dụng các loại thực phẩm như đậu nành, đậu xanh, hạt lanh, ngũ cốc, súp lơ xanh, cá hồi,… giúp bổ sung lượng Estrogen tự nhiên, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe.
- Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần giúp bảo vệ tốt sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Mãn kinh xong có kinh lại do đâu? Nguyên nhân, biến chứng và phòng ngừa.Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.