Tác dụng của kỷ tử với da mặt và Những lưu ý khi sử dụng kỷ tử 1

Kỷ tử từ lâu đã được biết đến là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ. Kỷ tử có trong các bài thuốc dân gian như một phương pháp giúp bồi bổ sức khỏe, dưỡng nhan đặc biệt hiệu quả mà các chị em phụ nữ không nên bỏ qua.

1.Hàm lượng chất dinh dưỡng của kỷ tử

Kỷ tử là một loại cây thuộc họ hoa môi, vị ngọt, tính bình, có tác dụng trừ phong, bổ thận, sinh tinh, cường gân cốt và quy vào kinh Phế, Can và Thận. Kỷ tử có thể được ăn tươi hoặc khô, tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khá đánh giá cao hàm lượng dinh dưỡng trong kỷ tử khô.

Kỷ tử là gì? Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe, sắc đẹp
Kỷ tử là gì? Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe, sắc đẹp

Quả kỷ tử chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm đạm, đường, béo, chất xơ, vitamin A, C, B1, B2 cùng các khoáng chất như kẽm, đồng, sắt, magie, mangan và selen,…

Ngoài ra, quả kỷ tử còn chứa các hoạt chất có chức năng liên quan đến đặc tính tăng cường sức khỏe như phenolics, carotenoid, flavonoids, betaine, taurine và zeaxanthin. Polysacarit bao gồm glucose, galactose, arabinose, mannose, xylose, fucose và rhamnose cũng được tìm thấy trong quả kỷ tử.

Một số bài nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cây kỷ tử sở hữu nhiều tác dụng tiềm ẩn như chống oxy hóa, kháng viêm, kháng u, điều hòa miễn dịch, tăng cường tạo máu và chống bức xạ, cũng như hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa da.

2.Tác dụng của kỷ tử với da mặt

Kỷ tử chứa nhiều hàm lượng vitamin C, beta-carotene và axit amin, hỗ trợ điều trị lão hóa và nám da hiệu quả. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng chất betaine trong kỷ tử có tác dụng ngăn ngừa những tổn thương da do tia UVB gây nên. Đồng thời, betaine có khả năng ức chế kinase hỗ trợ điều hòa tín hiệu ngoại bào (ERK), protein kinase (MEK) và matrix metalloproteinase 9.

Kỷ tử giúp làn da càng thêm trắng mịn

Một số tác dụng nổi trội của kỷ tử với da mặt như:

  • Trong kỷ tử có chứa hàm lượng vitamin C và carotene, acid amin dồi dào. Từ đó hỗ trợ làm trắng da, cải thiện sắc tố trên da, giúp da sáng mịn hơn.
  • Kỷ tử mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, cải thiện giấc ngủ.
  • Hàm lượng chất xơ và nước trong kỷ tử rất dồi dào, kích thích đào thải độc tố, đồng thời cấp ẩm cho da hiệu quả.
  • Kỷ tử hỗ trợ mát gan, thải độc nhanh chóng. Do đó đây là phương pháp khắc phục mụn ưu việt được nhiều chị em lựa chọn.

Ăn câu kỷ tử có tốt không?

Theo Đông y, kỷ tử có tính bình, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công dụng bổ gan thận, nhuận phế, tăng cường thị lực.

Đồng thời, thảo dược này cũng thích hợp dùng trong các trường hợp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, lưng gối đau mỏi, chóng mặt, ù tai, mắt nhìn mờ, di tinh…

Trong khoa học hiện đại, kỷ tử đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tạo máu, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống tích tụ mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và hạn chế quá trình lão hóa.

Kỷ tử là gì? 6 lợi ích của kỷ tử đối với sức khỏe
Kỷ tử là gì? 6 lợi ích của kỷ tử đối với sức khỏe

Tác dụng của câu kỷ tử theo y học cổ truyền

  • Tác dụng Ích tủy sinh tinh: Theo “Dược Tính Bản Thảo” thì kỷ tử trong y học cổ truyền có vai trò bồi bổ thận, sinh tinh ở các đấng mày râu và góp phần nhỏ trong việc đẩy nhanh quá trình tạo huyết của tủy xương.
  • Dưỡng huyết: Trong y học cổ truyền, bồi bổ khí huyết chính là tác dụng của kỷ tử cũng mà khoa học cũng đã giải thích rằng do nó có năng giảm bớt cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Minh mục: Theo “Trung dược học“, kỷ tử có tác dụng giúp mắt sáng khỏe.
  • Nhuận phế: Theo “Bản Thảo Kinh Sơ” kỷ tử có tác dụng bồi bổ phế quản có thể giúp cân bằng âm dương, giảm đi tính hàn trong cơ thể khi bị cảm lạnh.

Tác hại của câu kỷ tử

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà kỷ tử mang lại thì vẫn còn những lưu ý khi sử dụng :

  • Gây hại cho sức khỏe thai nhi.
  • Tương tác với thuốc làm loãng máu, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị tăng huyết áp khiến các loại thuốc này giảm tác dụng hay gây tác dụng phụ.
  • Nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với câu kỷ tử thì bạn nên lưu ý nếu thực phẩm, sản phẩm bạn dùng có chứa kỷ tử. Câu kỷ tử có thể gây dị ứng ở một số người

Cách dùng câu kỷ tử

  • Ăn sống.
  • Nấu chín câu kỷ tử để chế biến các món ăn có lợi cho sức khỏe. Ví dụ: canh trứng gà kết hợp với câu kỷ tử, táo, cháo táo đỏ nấu với câu kỷ tử, kỷ tử xào với rau củ như bông cải xanh hoặc cà rốt.
  • Sử dụng các loại nước ép có chứa câu kỷ tử.
  • Dùng thực phẩm chức năng có chứa câu kỷ tử.
  • Sử dụng như là trà thảo mộc. Ví dụ: Trà táo đỏ pha với kỷ tử,trà kỷ tử pha cùng cúc hoa, kỷ tử long nhãn, táo đỏ
Câu kỷ tử với tác dụng của câu kỷ tử và cách dùng chữa bệnh ra sao?
Câu kỷ tử với tác dụng của câu kỷ tử và cách dùng chữa bệnh ra sao?

3.Những lưu ý khi sử dụng kỷ tử

Bên cạnh tác dụng của kỷ tử với da mặt, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng kỷ tử. Do đó, bạn cần lưu ý một số điều về kỷ tử như:

    • Kỷ tử có thể giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, nhưng đồng thời có khả năng tăng nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, khi đang gặp phải tình trạng cảm sốt, tiêu chảy, viêm nhiễm, bạn không nên sử dụng kỷ tử.
    • Kỷ tử không phù hợp với những ai có tính tình nóng nảy, cáu giận, huyết áp cao. Bởi nếu sử dụng kỷ tử trong trường hợp này sẽ làm tăng hỏa khí trong cơ thể.
    • Dùng quá nhiều kỷ tử có thể gây ra tác dụng phụ như làm mắt đỏ, giảm thị lực và khó chịu khi nhìn.
    • Kỷ tử phù hợp với những người có sức đề kháng suy giảm và thể trạng yếu. Tuy nhiên, khi sử dụng kỷ tử, bạn cần kiên trì và chỉ ăn với lượng nhỏ mỗi ngày nhằm đạt được tối đa hiệu quả.

Bài viết trên Cộng đồng làm đẹp giúp bạn hiểu rõ hơn về câu kỷ tử và lợi ích của câu kỷ tử đối với sức khỏe. Để đảm bảo sức khỏe và không gặp bất cứ phản ứng có hại nào, nên chọn mua câu kỷ tử ở những cửa hàng uy tín và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *