Lúa mạch và yến mạch có phải là một không? Lúa mạch là một trong những loại hạt ngũ cốc được tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Loại hạt này thường có vị hơi chát và gần giống với mùi hạt dẻ, có thể dễ dàng kết hợp trong công thức nấu nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó, lúa mạch còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.
1.Giới thiệu về hạt lúa mạch
Lúa mạch còn có tên gọi khác là đại mạch, hay mầm mạch. Chúng thuộc nhóm cây họ lúa, dạng thân thảo, rễ sợi, thân cây to, mọc đứng cao khoảng 50-100cm. Lá lúa mạch phẳng, bề mặt ráp, có lưỡi bẹ ngắn. Cây có hoa nhỏ, mọc thành chùm. Hạt của lúa mạch có hình trái xoan, có rãnh dọc, màu trắng đục, vì thế nó còn có tê gọi là lúa mạch ngọc trai hay đại mạch ngọc trai.
Bên cạnh lúa mạch ngọc trai còn có một loại lúa mạch khác, gọi là lúa mạch đen. Lúa mạch đen được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á, Trung Á, Tây Tạng và châu Âu… Ở Việt Nam, lúa mạch đen có hình tam giác nên còn có tên gọi là tam giác mạch, mạch ba góc hay kiều mạch
Tam giác mạch được trồng rất nhiều thành những cánh đồng lớn ở tại Cao Bằng, Hà Giang hay Lạng Sơn. Nếu như lúa mì thường được dùng để làm bánh mì trắng hay mì ống thì lúa mạch đen là nguyên liệu để dùng làm bánh mì đen – loại bánh mì hiện đang được rất nhiều chị em ưa chuộng vì công dụng hỗ trợ giảm cân hệu quả.
2.Lúa mạch và yến mạch có phải là một không?
Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, bởi lúa mạch và yến mạch có tên gọi dễ gây nhầm lẫn. Lúa mạch và yến mạch đều là những cây lương thực lâu đời, tốt cho sức khỏe. Chúng có hàm lượng protein, chất xơ và beta-glucan cao.
Trên thực tế lúa mạch và yến mạch là hai loại ngũ cốc hoàn toàn khác nhau và được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm khác nhau.
- Lúa mạch thường có bông và hạt rất đều nhau. Chúng thường được cán thành bột mịn, dùng làm bánh và các loại mì được làm bằng tay, hoặc được rắc lên trên ngũ cốc, sữa chua. Bên cạnh đó lúa mạch còn được biết đến với công dụng chính là làm bia.
- Yến mạch là loại ngũ cốc lấy hạt và thường được cán dẹp, được sử dụng chế biến những món ăn như cháo yến mạch, bột yến mạch. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để đắp mặt nạ, dưỡng da.
3.Hướng dẫn sử dụng hạt lúa mạch
Sử dụng hạt lúa mạch ngọc trai
- Nấu cháo lúa mạch: Với loại hạt này trước khi nấu bạn nên ngâm chúng trong nước trong vòng 12 tiếng để giảm thời gian nấu chín. Khi nấu cháo, bạn cho vào nồi lượng nước gấp 4 lần lượng hạt. Khi cháo sôi, bạn vặn nhỏ lửa và nấu thêm trong vòng 45 phút cho cháo nhừ.
- Làm sữa ngũ cốc: Chẩn bị 100g hạt lúa mạch, 800ml nước và 150g đường trắng. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn đem hạt lúa mạch ngâm với nước qua đêm cho nở, sau đó vớt lúa mạch ra, để ráo. Sau đó, bạn xay hạt đã ngâm với 800ml nước và 150g đường. Cuối cùng bạn lọc hỗn hợp thu được qua rây hoặc vải lọc, trút sữa đã lọc vào nồi nấu sôi rồi giảm lửa khuấy đều thêm khoảng 2 phút là được. Đợi đến khi sữa nguội bạn trút vào bình kín và bảo quản trong tủ lạnh, dùng trong khoảng 2-3 ngày. Ngoài cách làm này bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại hạt khác vào công thức nấu sữa như hạt óc chó, hạt sen hoặc hạnh nhân… chỉ cần thêm hạt vào ở bước xay sữa là được.
- Lúa mạch là gì? Lúa mạch có tác dụng gì? Phân biệt lúa mạch và lúa mì mì hoặc bánh ngọt.
Sử dụng hạt lúa mạch đen
- Làm bánh mì đen ăn kiêng: Chuẩn bị 700g bột mì, 300g bột lúa mạch đen, 15g men khô, 13g muối, 650ml nước. Bạn cho tất cả nguyên liệu vào tô lớn, trộn đều. Nhào bột thật kỹ trong khoảng 7 phút rồi để bột nghỉ trong tô bọc kín bằng màng bọc thực phẩm trong khoảng 5 phút. Sau đó bạn lấy bột ra, chia nhỏ, tạo hình cho khối bột và để bột nghỉ tiếp trong 30 phút. Cuối cùng bạn dùng dao rạch một đường trên khối bột để bánh không bị nứt rồi cho vào lò nướng.
- Nấu trà lúa mạch đen: Chuẩn bị khoảng 6 muỗng hạt lúa mạch đen đã rang chín, 4 cốc nước và 1 muỗng mật ong (không bắt buộc). Bạn cho lúa mạch đã rang vào máy xay đến khi nhuyễn mịn. Đun nước sôi thì trút phần bột đã xay vào nồi, khuấy đều. Đợi đến khi trà nguội thì bạn lọc lấy nước, thêm mật ong vào và thưởng thức.
Vậy là và bạn đã biết được nhựa lúa mạch là gì và cũng như những ưu nhược điểm của chất liệu nhựa sinh học này rồi. Hy vọng, những thông tin trên giúp và bạn dễ dàng chọn mua những sản phẩm từ nhựa lúa mạch. Bạn đừng quên thường xuyên ghé thăm cộng đồng làm đẹp để mua các đồ gia dụng dành cho gia đình nhé!