Long nhãn không chỉ được biết đến là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là vị thuốc quý mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây nhé!
1.Các bài thuốc từ long nhãn
Theo y học cổ truyền long nhãn vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, dưỡng huyết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, kém ngủ, hay quên. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ long nhãn dưới đây. Lưu ý, người bệnh không tự ý sử dụng khi chưa có tư vấn từ thầy thuốc:
– Bài thuốc long nhãn chữa lo âu, mất ngủ và suy giảm trí nhớ
Chuẩn bị long nhãn 30g, hoàng kỳ 30g, phục thần 30g, mộc hương 15g, toan táo nhân 3g, nhân sâm 15g, chích cam thảo 8g, đương quy 3g, viễn chí 3g. Đem ngâm rượu tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị này. Ngày uống 2 chén con trước bữa ăn.
– Bài thuốc long nhãn chữa mệt mỏi, suy nhược thần kinh và yếu sinh lý
Chuẩn bị long nhãn 500g ngâm với 2 lít rượu trắng (trong khoảng thời gian 2 tháng), mỗi ngày uống 1 chén nhỏ.
– Chữa mồ hôi trộm, sốt (ấm) buổi chiều, khát nước, táo bón, tiểu ít, da khô
Chuẩn bị long nhãn nhục 40g, cao ban long 40g. Trước tiên, đun long nhãn với một chén nước cho sôi kỹ, sau đó cho cao ban long (đã cắt vụn) vào và đun cho tan hết. Để nguội rồi cắt từng miếng nhỏ. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 10g với nước ấm.
– Chữa tiêu chảy do tì hư
Chuẩn bị 30 quả long nhãn khô cùng 3-5 lát gừng tươi. Dùng hai thứ nấu nước để uống trong ngày.
– Long nhãn bồi bổ khí huyết
Chuẩn bị long nhãn và rượu đem xào qua rồi ngâm 100 ngày. Sau đó mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 20ml.
– Hỗ trợ tim loạn nhịp, mất ngủ, mỏi gối đau lưng
Chuẩn bị long nhãn 15g, hạt dẻ 10-20 hạt, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ đem nấu chè hạt dẻ long nhãn. Lưu ý hạt dẻ cần bóc vỏ, đập vụn đem nấu trước với gạo, tới khi cháo chín thì mới thêm long nhãn vào, nêm nếm đường cho vừa miệng rồi ăn.
– Chữa mất ngủ, mồ hôi trộm, ho khan, ho có ít đờm hoặc tâm phế âm hư
Chuẩn bị long nhãn 20g, kỷ tử 20g, yến sào 30-50g để nấu canh long nhãn yến sào. Cách nấu rất đơn giản, bạn đem các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào nước hầm tới khi nhừ rồi cho đường phèn vào cho dễ ăn.
Liều dùng thông thường của long nhãn là bao nhiêu?
Tùy theo độ tuổi và thể trạng mà liều dùng một ngày sẽ khác nhau, thường từ 9 – 18g. Bạn có thể dùng dược liệu này dưới nhiều dạng như dùng tươi, thuốc sắc, cao lỏng, làm hoàn, ngâm rượu uống… để cải thiện sức khỏe.
2. Cần lưu ý gì khi ăn long nhãn?
Mặc dù long nhãn là có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng khi ăn cần lưu ý các vấn đề sau:
– Nên ăn bao nhiêu long nhãn là đủ?
Do long nhãn có vị ngọt nên nhiều người lo lắng tới việc giảm cân thường thắc mắc long nhãn bao nhiêu calo hay ăn long nhãn có béo không. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g long nhãn sấy khô có chứa khoảng 80 calo; 1 cốc chè long nhãn chứa 256 calo… tùy vào món ăn bạn thêm long nhãn vào là gì mà lượng calo sẽ khác nhau.
Mặc dù long nhãn tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều long nhãn có thể gây nóng trong, nổi mụn, đặc biệt là vào mùa hè. Vì thế mà bạn chỉ nên ăn 1 – 2 lần mỗi tuần.
– Ai không nên ăn long nhãn?
Bởi long nhãn chứa hàm lượng đường cao nên đặc biệt không phù hợp với người bị tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì. Không dùng long nhãn cho người bị đầy trướng bụng, nôn mửa, nấc, ho, sốt, có nhiều đờm dịch xuất tiết.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai 7 tháng đầu nếu xuất hiện triệu chứng nóng trong, âm hỏa hư thì nên tránh ăn nhiều long nhãn vì có thể bị ra huyết, đau bụng, động thai.
– Long nhãn bảo quản được bao lâu?
Khi bảo quản trong hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng mát thì long nhãn có thể để được tới 1 năm. Lưu ý bảo quản trong các hũ thủy tinh đậy kín, có thể chia thành các phần nhỏ để dùng dần tránh cho long nhãn tiếp xúc với không khí nhiều dẫn tới ẩm, chảy nước.
– Bị tiểu đường có ăn long nhãn được không?
Long nhãn chứa nhiều loại đường khác nhau với hàm lượng cao nên nếu bị tiểu đường cần thận trọng khi ăn. Tùy từng type tiểu đường mà bạn có thể lượng long nhãn khác nhau, nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chủ trị để có hướng dẫn định lượng phù hợp.
– Long nhãn có tác dụng phụ nào không?
Nhìn chung việc ăn long nhãn là an toàn nhưng đôi khi ăn long nhãn có thể gây ra phản ứng dị ứng với người mẫn cảm. Nếu mới ăn, bạn nên ăn từ từ để xem phản ứng của cơ thể. Nếu dị ứng xảy ra, nên ngừng ăn và tìm tới sự trợ giúp của các chuyên gia y tế.
– Long nhãn ngâm rượu có được không?
Ngoài việc sử dụng long nhãn như nguyên liệu nấu chè, xôi hay thuốc trong Y học cổ truyền thì long nhãn còn dùng để ngâm rượu khi kết hợp với vị thuốc khác như kỷ tử, đương quy, bạch truật và đậu đen; hoặc quế hoa và đường trắng. Long nhãn ngâm rượu cũng có các tác dụng nhất định đối với sức khỏe nhưng không nên lạm dụng, uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml.
Ngoài ra, những đối tượng cần kiêng đường như người thừa cân, béo phì, bệnh nhân đái tháo đường.. nên lưu ý khi sử dụng long nhãn vì loại quả này có chứa hàm lượng đường tương đối cao. Kham khảotại Cộng đồng làm đẹp thêm đê biết rõ về Long Nhãn.