Cây kim ngân hoa – Loài cây dược liệu với hương, sắc vẹn toàn bạn không nên bỏ qua !

Loài cây dược liệu với hương

Loài cây dược liệu với hương: Để tìm ra một loài hoa vừa có hương, có sắc lại còn thêm cả những lợi ích tuyệt vời thì quả thực không dễ. Và hoa kim ngân là một trong số đó. Ở bài viết này, sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin để có thể tự tay nuôi trồng và chăm sóc loài hoa này một cách tốt nhất.

Loài cây dược liệu với hương

1. Đặc điểm của loài kim ngân hoa

Cây kim ngân có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, thuộc họ Caprifoliaceae (họ cơm cháy).

Đây là một loài thực vật có rất nhiều tên gọi, các tên gọi khác của cây như nhẫn đông hoa, kim ngân hoa lộ, mật ngân hoa, ngân hoa, tế ngân hoa, thổ ngân hoa, tỉnh ngân hoa, nhị hoa, song hoa.

Kim ngân là loại cây mọc leo, thân quấn, với thân cây có chiều dài trung bình từ 8 – 10m, đường kính thân trung bình khoảng 1cm, mọc nhiều cành. Lúc còn nhỏ thân cây có màu xanh nhạt, bên ngoài cành phủ một lớp lông tơ mịn và chuyển màu nâu đỏ khi về già, có vân, bề mặt nhẵn nhụi không có lông.

Lá kim ngân mọc đối, hình trứng dài hoặc mũi mác, dài khoảng từ 10 – 20cm, rộng khoảng 2 – 5cm. Có một điểm đặt biệt của cây kim ngân đó là lá cây xanh quanh năm, rất ít rụng, ngay cả trong cái rét của mùa đông cũng không làm lá kim ngân rụng được.

Hoa kim ngân mọc thành từng chùm ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 bông hoa màu trắng, về sau chuyển màu vàng nhạt và có hương thơm dễ chịu. Tràng hoa cánh hợp dài 2 – 3 cm, chia thành 2 môi dài không đều nhau, mỗi môi lại chia thành 4 thùy nhỏ. Có 5 nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Hoa thường nở vào tháng 3 – tháng 6 hàng năm.

Quả cây kim ngân có hình cầu, đen mọng.

Loài cây dược liệu với hương

Loài cây dược liệu với hương

Hình ảnh hoa kim ngân

2. Phân bố của giống cây kim ngân hoa

Hoa kim ngân có ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, các nước đông Bắc Mỹ hay Nhật Bản. Ở nước ta, cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Cao Bằng, Sơn La…

Kim ngân có thể sống được ở cả đồng bằng và các khu vực miền núi. Vốn là một loài thảo dược, nhưng ngày nay cây còn được người dân trồng để làm cảnh, lấy bóng mát trước nhà.

Loài cây dược liệu với hương
Hoa kim ngân được trồng làm cảnh

3. Ý nghĩa của loài hoa kim ngân

Ở Pháp, người ta gọi hoa kim ngân là hoài hoa của lứa đôi, chắc bởi đặc điểm mỗi bông hoa chia thành hai môi, chúng tượng trưng cho tình yêu không bao giờ chia lìa.

Hoa kim ngân có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nào là sự kiên quyết, lòng tham vọng, tính bốc đồng, sức hút mãnh liệt, sức mạnh vượt qua mọi rào cản, ý chí kiên cường, quyết tâm,… Nhưng suy cho cùng, ý nghĩa sâu sắc nhất của loài hoa này chính là sự gắn bó sâu đậm trong tình yêu và sự ngọt ngào quyến rũ.

Loài cây dược liệu với hương
Loài hoa đẹp với nhiều ý nghĩa

4. Công dụng của loài hoa thảo dược kim ngân

Cành, lá, hoa, thân kim ngân đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên hoa là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất.

Về thu hoạch, sơ chế

Kim ngân bắt đầu được thu hoạch sau khoảng 1 năm kể từ lúc trồng. Tùy theo mục đích sử dụng mà thu hoạch hoa, thân, cành, lá hay tất cả.

Với hoa kim ngân, chỉ hái những hoa sắp nở hoặc mới nở và chưa chuyển sang sắc vàng. Hoa được đem về phơi khô hay sấy để làm thuốc.

Thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa hạ, khi hoa sắp nở. Hái hoa khi sương đã tan, khoảng 9 – 10 giờ sáng.

Hoa kim ngân được trồng nhiều để làm dược liệu

Hoa kim ngân được dùng trong bào chế thuốc

Cách sơ chế đối với hoa kim ngân tươi: Giã nát, chắt nước cốt đun sôi để uống, hoa dạng khô: Sắc lấy nước đặc hoặc sao rồi tán bột hoặc cũng có thể dùng hoa ngâm rượu (Cứ 1kg hoa kim ngân tươi hoặc khô đem ngâm với 5 lít rượu uống).

Lưu ý nên bảo quản hoa nơi khô thoáng, tránh ẩm, nên đựng trong hũ có lót vôi sống để tránh mốc, biến chất và đổi màu.

Hoa kim ngân được sấy khô để điều chế dược liệu trong y học

Các công dụng tiêu biểu của hoa trong y học

Tác dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn

Kim ngân được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như bị lỵ và bệnh phổi viêm cấp tình trạng nặng, liên cầu khuẩn tiêu máu, vi khuẩn tả. Điều này đã được nghiên cứu và chứng minh bằng thực nghiệm.

Ngoài ra, kim ngân còn được sử dụng điều trị cho người bệnh bị quai bị lở ngứa ngáy và người bệnh bị viêm ruột có mủ.

Tác dụng chống viêm, chống oxy hóa

Hoa kim ngân có khả năng chống viêm hiệu quả, loài thảo dược này gây ức chế sản sinh Histamine. Chúng tác động giúp giảm hẳn sự phát triển của Prostaglandin E2. Bên cạnh đó, hoa kim ngân có khả năng chống oxy hóa đối với mỡ heo và các loại dầu như: dầu đậu phộng, dầu hạt cải.

Chất chống oxy hóa rất quan trọng vì chúng chống lại gốc tự do mà các gốc tự do làm hỏng các tế bào của bạn, dẫn đến lão hóa nhanh hơn hoặc thậm chí là sự phát triển của các tế bào ung thư.

Tác dụng tăng đường huyết

Uống nước sắc hoa kim ngân có thể khiến đường huyết của bạn tăng lên. Tác dụng này đã được một số nhà khoa học Trung Quốc thử nghiệm trên thỏ, đường huyết thỏ cao hơn hẳn và kéo dài 5-6 giờ mới trở lại bình thường so với những con thỏ không uống nước sắc hoa kim ngân.

Một số tác dụng khác

Theo sách Trung Dược Học, hoa kim ngân còn có một số tác dụng dưới đây:

Kháng viêm: làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.

Kích thích trung khu thần kinh với cường độ bằng 1/6 của cà phê.

Hạ cholesterol máu.

Lợi tiểu.

Loài hoa có nhiều công dụng trong y học

Lưu ý khi sử dụng hoa kim ngân

Kim ngân có bản chất lạnh và không thích hợp để uống lâu dài. Nó chỉ thích hợp để uống tạm thời trong mùa hè nóng. Đặc biệt, không nên uống trong lúc hành kinh. Uống quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.

Trà kim ngân có tác dụng chống viêm và hạ sốt. Không nên uống thường xuyên. Điều này sẽ khiến cơ thể yếu đi và gây mất cân bằng giữa âm và dương.

Kim ngân có tính chất lạnh sẽ ngăn cản chức năng của túi mật và dạ dày và không có lợi cho tiêu hóa. Uống một lượng lớn trà kim ngân trong một thời gian dài sẽ gây ra những bất lợi nhất định cho cơ thể, đặc biệt là túi mật và dạ dày. Vì vậy, cho dù sử dụng trà kim ngân như một thức uống thông thường hoặc sử dụng hoa kim ngân để chữa bệnh, không được uống lâu bạn nhé.

Không nên uống quá nhiều trà kim ngân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *