Lạc nội mạc tử cung là gì ?

Lạc nội mạc tử cung là gì ?Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Thế nhưng, phải mất từ 3-11 năm để phát hiện ra bệnh, bởi các triệu chứng thường không rõ rệt trong giai đoạn đầu. Lạc nội mạc tử cung khiến phụ nữ khó mang thai, thậm chí vô sinh. Vậy hãy cùng tìm hiểu cùng Cộng Đồng Làm Đẹp Việt Nam  tìm hiểu nhé.

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung hoặc ngay tại tử cung, thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu, tương tự như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng, dẫn đến hiện tượng chảy máu bên trong khung chậu và đau bụng khi hành kinh.

“Nội mạc tử cung” là thuật ngữ chỉ lớp niêm mạc lót bên trong tử cung. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc này sẽ phát triển và bị bong ra nếu quá trình thụ thai không diễn ra.

Nếu khối lạc nội mạc cổ tử cung tiếp tục tăng trưởng, sẽ gây ra một loạt vấn đề như:

  • Làm tắc ống dẫn trứng khi khối u bao phủ hoặc làm tổn thương buồng trứng. Máu bị kẹt trong buồng trứng có khả năng tạo thành u nang.
  • Viêm (sưng tấy), đau bụng nhiều khi hành kinh.
  • Hình thành mô sẹo và kết dính (loại mô có khả năng liên kết các cơ quan với nhau). Mô sẹo này là nguyên nhân gây đau vùng chậu và khiến người bệnh khó thụ thai
  • Các vấn đề về ruột và bàng quang.

Các giai đoạn bệnh

Có 4 giai đoạn chính của lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là gì ?

  • Giai đoạn I (rất nhẹ): Có một vài mô cấy nhỏ trên các cơ quan hoặc mô lót vùng chậu/bụng. Có ít hoặc không có mô sẹo.
  • Giai đoạn II (nhẹ): Có nhiều mô cấy hơn so với giai đoạn 1. Chúng nằm sâu hơn trong mô và có thể có một số mô sẹo.
  • Giai đoạn III (trung bình): Có nhiều mô cấy sâu, đồng thời xuất hiện u nội mạc tử cung và mô sẹo xung quanh buồng trứng hoặc vòi tử cung.
  • Giai đoạn IV (nặng): Đây là giai đoạn lan rộng nhất. Bạn có nhiều mô cấy sâu và kết dính dày, kèm theo mô sẹo dính xung quanh buồng trứng, vòi tử cung hoặc giữa tử cung và phần dưới của ruột.

Sự phân chia giai đoạn của lạc nội mạc cổ tử cung không dựa trên mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng. Ví dụ, bệnh ở giai đoạn I có thể gây đau dữ dội, nhưng một số phụ nữ ở giai đoạn IV lại không cảm nhận được triệu chứng gì.

Các loại lạc nội mạc tử cung

Có ba loại lạc nội mạc tử cung chính, dựa trên vị trí khởi phát của bệnh:

  • Tổn thương phúc mạc bề ngoài: Đây là loại phổ biến nhất. Bạn sẽ thấy xuất hiện tổn thương trên màng bụng – là một màng mỏng che phủ mặt trong ổ bụng, các tạng trong bụng và khoang chậu.
  • U nội mạc tử cung (tổn thương buồng trứng): Những u nang sẫm màu, chứa đầy chất lỏng này hình thành sâu trong buồng trứng của người bệnh. Chúng có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh xung quanh.
  • Nội mạc tử cung xâm nhập sâu: Loại này phát triển dưới phúc mạc và gây tổn thương đến các cơ quan gần tử cung, chẳng hạn như ruột hoặc bàng quang. Khoảng 1 – 5% phụ nữ gặp tình trạng này.

Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung ở mỗi người không giống nhau. Một số phụ nữ biểu hiện bằng những triệu chứng nhẹ, nhưng những người khác có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh từ trung bình đến nặng.

Những biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:

  • Đau: Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà ai cũng trải qua. Phụ nữ bị mắc bệnh phải đối mặt với nhiều loại cơn đau khác nhau, gồm:
    • Đau bụng kinh: Cơn đau có thể trở nên nặng dần hơn theo thời gian.
    • Đau mạn tính vùng lưng dưới và xương chậu.
    • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục: Đây thường được mô tả là một cơn đau “sâu”, khác với cảm giác đau ở phía ngoài âm đạo khi tiếp nhận dương vật.
    • Đau ruột.
    • Đau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
    • Đau chân: Lạc nội mạc tử cung có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh kết nối với háng, hông và chân, khiến bạn khó đi lại. Bạn có thể đi khập khiễng hoặc phải nghỉ ngơi thường xuyên.
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các vấn đề về dạ dày (tiêu hóa) bao gồm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
Biểu hiện phổ biến nhất của tình trạng này là những cơn đau bụng, đau lưng, đau vùng xương chậu…

Rất nhiều trường hợp phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Vậy nên, bạn cần đi khám phụ khoa định kỳ (6 tháng/lần) nhằm tầm soát và phát hiện bệnh sớm.

Nguyên nhân gây lạc nội mạc trong cơ tử cung

Không ai biết rõ nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu cho rằng lạc nội mạc tử cung xảy ra có thể là do:

  • Dòng kinh chảy ngược: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Mô kinh nguyệt chảy ngược qua ống dẫn trứng và lắng đọng trên các cơ quan vùng chậu, sau đó sinh sôi và phát triển.
  • Yếu tố di truyền: Vì bệnh có tính chất gia đình nên bệnh có khả năng di truyền qua gen.
  • Các vấn đề về hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch bị lỗi sẽ không nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung.
  • Nội tiết tố: Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng cao được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung.
  • Phẫu thuật: Một số thủ thuật vùng bụng, chẳng hạn như mổ lấy thai hoặc cắt bỏ tử cung dễ khiến các mô nội mạc tử cung hình thành và phát triển.

Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Lạc nội mạc ở tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào có kinh nguyệt, song nó phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40.

Bạn có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn nếu:

  • Chưa bao giờ có con
  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
  • Có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (dưới 27 ngày)
  • Có tiền sử gia đình (mẹ, cô, chị, em gái) bị lạc nội mạc cổ tử cung
  • Đang bị một vấn đề sức khỏe ngăn chặn dòng chảy bình thường của máu kinh ra khỏi cơ thể trong kỳ kinh nguyệt.

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ có thể nghi ngờ lạc nội mạc tử cung dựa trên các triệu chứng mà bạn mô tả. Để chẩn đoán chính xác điều này, bạn sẽ được chỉ định thực hiện:

  • Khám vùng chậu: Bác sĩ sờ thấy u trong tiểu khung, di động hạn chế hoặc dính, đau khi di động..
  • Các chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp CT hoặc MRI giúp tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan sinh sản.
  • Nội soi ổ bụng: nhằm xác định được vị trí và mức độ tổn thương của u nội mạc tử cung. Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác bạn có mắc bệnh hay không.
  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi ổ bụng để lấy một mẫu mô, sau đó mang đi xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh.

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Khoảng 40% phụ nữ khó mang thai được chẩn đoán mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng viêm do lạc nội mạc tử cung sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của noãn hoặc tinh trùng khiến chúng khó di chuyển hơn. Ngoài ra, viêm dính có thể làm tắc vòi tử cung, cản trở quá trình thụ thai.

Rất nhiều giấc mơ làm mẹ bị gác lại bởi căn bệnh mang tên “lạc nội mạc tử cung”

Không chỉ vậy, tình trạng đau do lạc nội mạc tử cung còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Một số phụ nữ đau đến mức trầm cảm, lo âu, nghỉ làm, nghỉ học mỗi khi hành kinh,..phải cần đến các liệu pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Cuối cùng, lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư biểu mô tuyến.

Phương pháp điều trị

Không có cách chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị thường tập trung vào điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) hoặc nội khoa (sử dụng thuốc). Song song đó, bạn có thể thử một số liệu pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.

Những phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm:

1. Uống thuốc 

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve) cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả. Nếu những loại thuốc này không giúp bạn bớt đau, hãy kết hợp với các liệu pháp hỗ trợ như:

  • Tắm nước ấm
  • Chườm nóng: Đặt một chai nước nóng hoặc miếng đệm nóng lên bụng
  • Tập thể dục đều đặn
  • Châm cứu
  • Massage

2. Điều trị nội tiết 

Liệu pháp nội tiết nhằm làm giảm lượng estrogen mà cơ thể tạo ra, giúp các mô cấy chảy máu ít hơn, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm, dinh và hình thành u nang. Phương pháp này có thể làm chu kỳ kinh nguyệt của bạn tạm ngừng.

Các loại thuốc được chỉ định để giảm nồng độ hormone estrogen bao gồm:

  • Viên tránh thai kết hợp
  • Dùng Progestin: tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc.

3. Phẫu thuật bảo tồn 

Phương pháp này thích hợp cho những phụ nữ không đáp ứng với hai liệu pháp uống thuốc và điều chỉnh nồng độ nội tiết tố. Mục tiêu của phẫu thuật bảo tồn là loại bỏ hoặc phá hủy sự phát triển của nội mạc tử cung mà không làm tổn thương cơ quan sinh sản.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng – phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu – được áp dụng nhằm bóc bỏ các khối lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật cắt bỏ các khối u đang phát triển. Biện pháp đốt laser cũng thường được sử dụng nhằm đốt phá hủy mô “lạc chỗ” này.

4. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Hiếm khi, bác sĩ sẽ đề nghị cắt toàn bộ tử cung như một biện pháp cuối cùng nếu tình trạng bệnh của bạn không cải thiện với mọi phương pháp điều trị khác.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt hoàn toàn tử cung, cổ tử cung, hoặc cả buồng trứng vì các cơ quan này tạo ra estrogen – căn nguyên gây ra sự phát triển của mô nội mạc tử cung. Ngoài ra, bác sĩ còn loại bỏ các mô bị tổn thương xung quanh.

Khi cắt hoàn toàn tử cung, bạn sẽ không thể mang thai được nữa. Chính vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành phương pháp này, nhất là khi bạn còn trong độ tuổi lập gia đình và sinh con.

Cách phòng bệnh

Bạn không thể ngăn ngừa lạc nội mạc tử cung tìm đến mình. Thế nhưng, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh bằng cách giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể bằng cách:

  • Nhờ bác sĩ tư vấn về các phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc viên, miếng dán hoặc vòng tránh thai nội tiết.
  • Tập thể dục thường xuyên (tối thiểu 4 giờ/tuần) để duy trì tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể thấp. Kết hợp tập thể dục và giảm lượng chất béo sẽ giúp giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.
  • Tránh uống nhiều rượu: Các nghiên cứu đã chứng minh rượu làm tăng nồng độ estrogen. Do đó, bạn không nên uống nhiều hơn 1 ly mỗi ngày.
  • Hạn chế thức uống chứa caffeine: Dung nạp nhiều hơn một loại đồ uống có chứa caffeine mỗi ngày, đặc biệt là soda và trà xanh, có thể làm tăng nồng độ estrogen. Tránh uống nhiều rượu bia vì đây là thủ phạm làm tăng nồng độ hormone estrogen

Hỏi đáp về Lạc nội mạc tử cung

1. Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có làm mẹ được không?

Như trên đã nói, bệnh có thể khiến bạn khó thụ thai. Nguyên nhân là mô phát triển bên ngoài tử cung dễ gây ra dính, ảnh hưởng đến vòi tử cung và ngăn không cho trứng gặp tinh trùng. Không chỉ vậy, nó còn ngăn trứng đã thụ tinh làm tổ trong niêm mạc tử cung.

2. Bệnh có gây ung thư không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa lạc nội mạc tử cung và một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như:

  • Hen suyễn, dị ứng và nhạy cảm với hóa chất
  • Các bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể vốn đảm nhận chức năng chống lại bệnh tật lại quay sang tấn công chính nó. Những bệnh này gồm có đa xơ cứng, bệnh lupus ban đỏ và một số loại suy giáp.
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính và đau cơ xơ hóa.
  • Một số bệnh ung thư, ví dụ như ung thư buồng trứng và ung thư vú

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã  có cho minh thêm nhiều kiến thức về bệnh lạc nội mạc tử cung là gì .Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp !Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *