Kojic Acid là gì? Tác dụng, cách dùng trong mỹ phẩm điều trị nám

Kojic acid (axit kojic) là một chất có nguồn gốc tự nhiên được tạo ra bởi nấm có khả năng ức chế hoạt động của tyrosinase trong quá trình tổng hợp melanin. Những ứng dụng của Kojic acid trong mỹ phẩm dựa trên khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống tăng sinh, bảo vệ da khỏi tia cực tím và làm sáng da.

1.Kojic Acid là gì?

Kojic acid hay axit kojic là một chất làm sáng da tự nhiên, được phát hiện vào năm 1907 tại Nhật Bản. Nó là sản phẩm được tạo ra từ một số loài nấm trong quá trình lên men gạo, chẳng hạn như Aspergillus oryzae. Sau đó, nó được sử dụng phổ biến trong các công thức làm đẹp tự nhiên, rất được ưa chuộng tại Nhật và Ấn Độ.

Hiện tại, kojic axit là một trong những chất điều trị nám, dưỡng trắng da an toàn, được nhiều bác sĩ da liễu tin cậy. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy kojic trong nhiều mỹ phẩm dưỡng da hiện nay dưới dạng kem, serum, toner,…

Thuốc Acid Kojic là thuốc gì? Cơ chế như thế nào? Cách dùng hiệu quả
Thuốc Acid Kojic là thuốc gì? Cơ chế như thế nào? Cách dùng hiệu quả

2.Kojic Acid có tác dụng gì trong mỹ phẩm?

Mặc dù mang tính axit, nhưng so với hydroquinone thì axit kojic vẫn hoạt động rất nhẹ nhàng trên da. Chính vì thế, FDA đã đánh giá đây là chất thay thế tuyệt vời cho hydroquinone hay nhóm retinoid trong điều trị và giải quyết các vấn đề như:

Làm sáng da, ngăn ngừa sự xuất hiện của lão hóa:

Nếu như các hoạt chất BHA, AHA giúp da trắng sáng nhờ vào đặc tính tiêu sừng, thúc đẩy sự phát triển của tế bào thì kojic acid trong mỹ phẩm lại làm sáng da nhờ và cơ chế hoạt động giảm sắc tố melanin.

Khi da rơi vào giai đoạn lão hóa hoặc tiếp xúc nhiều với tia UV có trong ánh nắng mặt trời, các enzyme tyrosinase sẽ bị kích hoạt. Các enzyme này chính là ngòi nổ cho việc sản xuất melanin không kiểm soát ở tế bào hắc tố.

Kojic acid chính là vị cứu tinh ngay lúc này, khi nó có thể hòa tan liên kết ion của các enzyme tyrosinase để cản trở tế bào hắc tố tiếp tục sản xuất melanin và đẩy chúng lên lớp sừng. Nhờ đó mà da sẽ được ổn định sắc tố, mang đến hiệu quả làm trắng nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, đừng hy vọng là da sẽ bật lên nhiều tông khi dùng axit kojic acid nhé. Bởi thành phần này không thể giúp bạn trắng toát như khi dùng kem trộn được đâu.

Điều trị sắc tố da (nám, tàn nhang, thâm mụn):

Bằng cách ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, kiểm soát quá trình sản xuất melanin nên kojic acid cũng được đánh giá là chất làm sáng da tại chỗ, dùng để điều trị tăng sắc tố, nám, đồi mồi hay các vết cháy nắng.

Trị sẹo thâm:

Các vết thâm xuất hiện cùng lúc với sẹo mụn cũng có thể được xử lý bằng axit kojic. Thành phần này sẽ làm chậm quá trình chuyển màu/hóa nâu sau khi mụn biến mất, làm giảm sự xuất hiện các vết thâm trên da trong quá trình phục hồi.

Kojic Acid có tác dụng gì trong mỹ phẩm?
Kojic Acid có tác dụng gì trong mỹ phẩm?

Kháng khuẩn:

Không chỉ dùng kojic acid trị nám, trong một số công thức mỹ phẩm, thành phần này còn phát huy tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và được ứng dụng để điều trị một số trường hợp mụn trứng cá. Tuy nhiên, tác dụng này không quá nổi bật như việc làm sáng da hay trị nám, tàn nhang.

Chống oxy hóa:

Trong nhiều trường hợp, acid kojic còn hoạt động như một chất chống oxy hóa nhẹ, chống lại các phân tử tự do không ổn định để bảo vệ các tế bào khỏe mạnh. Nhờ vào cơ chế này mà việc dùng kojic acid trị nám, chống lão hóa càng có độ tin cậy cao hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn cần một hoạt chất trị nám cấp tốc thì chắc chắn đây không phải là lựa chọn. Nhưng nếu cần một chất dưỡng da lâu dài thì acid kojic là một phương án tuyệt vời.

Tình trạng cháy nắng ở người có làn da nhạy cảm là phản ứng phụ có thể xuất hiện khi sử dụng Kojic Acid lâu dài. Ngoài ra, có một số bằng chứng cho thấy Kojic acid cũng có thể dẫn đến ung thư da trên da bị tổn thương, thông tin này đã được một số nghiên cứu chỉ ra. Để xác định các lợi ích hoặc rủi ro tiềm ẩn khác của Kojic Acid cần có nhiều những nghiên cứu sâu hơn. Kham khảo tại CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP để biết nhiều thông tin hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *