Cây kim ngân hoa là một loại dược liệu quý bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy cụ thể những công dụng ấy là gì và sử dụng dược liệu tự nhiên này ra sao, bài viết sau sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
1. Tác dụng của kim ngân hoa với sức khỏe
1.1. Thành phần và tác dụng dược lý của cây kim ngân hoa
Kim ngân hoa (Nhị bảo hoa) là phần dược liệu được Đông y ví như vương dược giải độc. Do có đặc tính tăng trưởng và thu hái phức tạp nên cái tên kim ngân mới gắn liền với dược liệu này.
Trong cây kim ngân hoa có chứa nhiều thành phần dược liệu quý:
– Tinh dầu: linalool, eugenol, α – terpineol, α – pinen, geraniol,…
– Flavonoid: lonicerin, luteolin-7-glucoside, luteolin,…
Kim ngân hoa là một loại dược liệu Đông y rất quý cho sức khỏe
Với những thành phần này, kim ngân hoa mang đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
– Kháng khuẩn: nước sắc từ loại cây này có khả năng ức chế mạnh với tụ cầu khuẩn, virus cúm Spirochete và một số loại trực khuẩn như: thương hàn, lỵ Shiga, mủ xanh, lao, tụ cầu vàng, não cầu khuẩn, ho gà, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,… ; và nấm ngoài da, …
– Kháng virus, kháng viêm.
– Giải nhiệt, tăng tác dụng thực bào ở bạch cầu, giảm xuất tiết.
– Kích thích sự hưng phấn của trung khu thần kinh.
– Chống lao.
– Tốt cho đường huyết.
– Chuyển hóa Lipid, tốt cho mắt, hạ cholesterol máu, lợi tiểu, tăng cường chuyển hóa chất béo,…
– Cải thiện miễn dịch nhờ khả năng tập hợp đại thực bào và lympho, hỗ trợ hoạt động hệ miễn dịch tránh khỏi các tác nhân gây bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột.
– Ngăn cản quá trình oxy hóa ở tế bào giúp bảo vệ da trước tình trạng nứt nẻ, nhăn nheo, lão hóa nhờ thành phần chứa chất oxy hóa có khả năng chống lại hoạt động của gốc tự do gây ảnh hưởng tới tế bào.
1.2. Chủ trị và liều dùng kim ngân hoa
– Chủ trị
Do kim ngân hoa có khả năng tán phong nhiệt, giải độc, thanh nhiệt, chống dị ứng, kháng khuẩn,… nên được dùng để trị các bệnh:
+ Mề đay.
+ Mẩn ngứa, mụn nhọt.
+ Sốt nóng hoặc rét.
+ Sởi.
+ Tiêu chảy.
+ Lỵ.
+ Giang mai.
+ Thấp khớp.
+ Rôm sảy.
+ Viêm mũi dị ứng.
Những người đang bị mụn nhọt có mủ loãng vì khí hư, mụn nhọt có mủ hoặc bị vỡ loét, bị tiêu chảy,… không nên dùng kim ngân hoa.
– Liều dùng
Cây kim ngân hoa dược liệu có thể được dùng hàng ngày với liều lượng trong khoảng 12 – 16g, dưới dạng trà hoặc thuốc sắc. Ngoài ra dược liệu này cũng được dùng để hoàn tán, ngâm rượu.
2. Các bài thuốc từ kim ngân hoa
2.1. Chữa mẩn ngứa và một số trường hợp bị dị ứng
Dùng 6 – 12g kim ngân hoa cho vào 100ml nước sắc đến khi còn lại 10 ml thì cho thêm đường vào tạo vị ngọt sau đó đem uống hoặc cho vào lọ kín rồi hấp tiệt trùng và bảo quản để dùng lâu dài.
Liều lượng sử dụng bài thuốc này sẽ có sự khác nhau theo độ tuổi:
– Người lớn: 2 – 4 ống/ngày.
– Trẻ nhỏ: 1 – 2 ống/ngày.
2.2. Chữa bệnh viêm gan mạn
Đối với người bị viêm gan mạn cần dùng 20g nhân trần; 16g kim ngân hoa cùng 12g từng vị: mộc thông, đại phúc bì, hoạt thạch, hoàng cầm; 8g từng vị: đậu khấu, trư linh, phục linh; 4g cam thảo. Tất cả dược liệu đã được chuẩn bị đem sắc uống 1 thang/ngày.
2.3. Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp
Người bị bệnh lý này cần dùng 40g thạch cao; 20g kim ngân hoa; 12g từng vị: phòng kỷ, hoàng bá, ngạnh mễ, tang chi, tri mẫu; 8g thương truật; 6g quế chi đem sắc uống 1 thang/ngày.
2.4. Chữa mụn nhọt
Dược liệu cho bài thuốc chữa mụn nhọt cần có 20g kim ngân hoa; 16g bồ công anh; 12g từng vị: hoàng cầm, liên kiều, gai bồ kết; 8g bối mẫu; 6g trần bì; 4g cam thảo. Khi đã chuẩn bị đầy đủ dược liệu hãy đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
2.5. Chữa bệnh sốt xuất huyết
Để chữa sốt xuất huyết cần có 2g các vị: rễ cỏ tranh, kim ngân hoa; 16g các vị: hoa hòe, cỏ nhọ nồi; 12g các vị: hoàng cầm, liên kiều; 8g chi tử. Đem những dược liệu này đi sắc uống mỗi ngày 1 thang.
2.6. Chữa viêm phổi ở trẻ nhỏ
Trẻ em bị viêm phổi có thể dùng 16g kim ngân hoa; 20g thạch cao; 8g tang bạch; 6g từng vị: tri mẫu, liên kiều, hoàng liên, hoàng cầm; 4g cam thảo sắc uống trong ngày.
2.7. Chữa bệnh viêm phần phụ cấp
Dược liệu cần có cho bài thuốc này gồm: 16g từng vị: ý dĩ, kim ngân hoa, tỳ giải, liên kiều; 12g từng vị: hoàng bá, mã đề, hoàng liên, nga truật; 4g đại hoàng; 8g từng vị: tam lăng, uất kim. Những dược liệu này đem đi sắc và uống trong ngày.
2.8. Chữa tiêu chảy
Để chữa bệnh tiêu chảy bạn cần có 5g hoa và 12g cành lá của cây kim ngân sau đó cho vào nồi cùng 100ml và đem nấu cho đến khi chỉ còn khoảng 10 – 20ml nước thì tắt bếp và để nguội rồi chắt nước uống. Nước sắc được chỉ nên dùng trong ngày, tránh để qua đêm vì dễ gặp tác dụng phụ.
3. Khi dùng kim ngân hoa chữa bệnh cần lưu ý
Theo Y học cổ truyền thì kim ngân hoa có công dụng thanh giải biểu nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thanh thấp nhiệt. Vì thế, dược liệu này hay có mặt trong các bài thuốc trị dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt,… Không những thế, kim ngân hoa còn được dùng để trị viêm amidan, bệnh lý, tiểu tiện có máu, đau mắt đỏ,…
Trong tất cả những bài thuốc này kim ngân hoa đều có thể được dùng với liều mỗi ngày 12 – 20g (dùng hoa) hoặc 12 – 16g (dùng dây). Ngoài ra, dược liệu kim ngân hoa còn có thể được dùng để trị đau nhức cơ và gân.
Khi dùng kim ngân hoa để chữa trị bệnh cần chú ý:
– Không được dùng cho người đang cho con bú và thai phụ.
– Nên sắc bỏ lần nước đầu tiên, sắc thật kỹ rồi lấy nước thứ hai để uống. Việc làm này giúp loại bỏ chất saponin có trong kim ngân hoa khiến cơ thể trở nên kém hấp thu.
– Nếu đang dùng một loại thuốc điều trị nào và muốn dùng kim ngân hoa, nên hỏi ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích.
Dược liệu kim ngân hoa tương đối phổ biến nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Hy vọng với nội dung đã được chia sẻ ở trên, bạn đã biết thêm những lợi ích của dược liệu này và chọn được bài thuốc tốt cho sức khỏe của mình.
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.