Hở van tim 3 lá 1/4 có nguy hiểm không ?

Hở van tim 3 lá là bệnh lý tim mạch với 4 mức độ từ nhẹ đến nặng trong đó hở van tim 3 lá 1/4 hay còn gọi là hở van 3 lá sinh lý có nguy hiểm không?

1. Tìm hiểu về bệnh hở van tim 3 lá 1/4

  • Cấu tạo tim gồm có 4 buồng: 2 tâm thất ở dưới, 2 tâm nhĩ ở trên và được kết nối bằng van tim. Van tim điều chỉnh lưu lượng máu vào và ra khỏi tim và giữa các buồng. Các van có thể được coi như vòi nước, mở ra và cho phép máu chảy tự do, hoặc đóng và ngăn chặn dòng chảy hoàn toàn.
  • Van 3 lá là van giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải. Hở van tim 3 lá là tình trạng van 3 lá đóng không kín trong thì tâm thu khiến máu không đi hết xuống tâm thất phải mà phụt ngược lại tâm nhĩ phải 1 lượng máu khiến tim phải tăng co bóp. Theo thời gian tình trạng này có thể làm suy giảm chức năng tim.
  • Trên lâm sàng dựa vào siêu âm tim hở van 3 lá được chia thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng: 1/4, 2/4, 3/4, 4/4. Trong đó trên thực tế đã chứng minh rằng 50-60% bệnh nhân không có triệu chứng của hở van 3 lá 1/4 hay hở van 3 lá nhẹ, khoảng 15% có hở van 3 lá mức độ vừa.
Hở van 3 lá là tình trạng van 3 lá đóng không kín trong thì tâm thu

2. Nguyên nhân hở van 3 lá

Có ba nguyên nhân chính của hở van ba lá:

  • Hẹp tâm thất phải. Là nguyên nhân phổ biến của bệnh hở van 3 lá. Tâm thất phải thực hiện nghiệm vụ bơm máu từ tim đến phổi. Khi tâm thất phải hẹp buộc phải làm việc quá sức làm tâm thất phải giãn ra, phì đại lâu ngày dẫn đến hở van 3 lá.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Nhiễm trùng nội tâm mạc có thể làm tổn thương trực tiếp van ba lá , cuối cùng dẫn đến hở van 3 lá.
  • Dùng thuốc giảm cân. Thuốc giảm cân có chứa phentermine và fenfluramine có thể dẫn đến hở van 3 lá.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm: chấn thương lồng ngực, lupus ban đỏ, Ebstein bẩm sinh, viêm khớp dạng thấp…

3. Hở van tim 3 lá 1/4 có nguy hiểm không?

  • Hở van 3 lá 1/4 là mức độ hở van 3 lá nhẹ nhất và có khoảng 70% người bình thường bị hở van 3 lá nên được gọi là hở van 3 lá sinh lý. Nếu không có bất kỳ triệu chứng gì của hở van 3 lá thì bệnh không nguy hiểm, không cần thiết phải điều trị bằng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.
Hở van 3 lá 1/4 còn được gọi là hở van 3 lá sinh lý
  • Đa phần hở van 3 lá 1/4 không có triệu chứng, tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở khi gắng sức, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim như hồi hộp trống ngực, ngất, đau tức ngực, ho khan dai dẳng nhất là về ban đêm, phù 2 chi dưới cần đến khám tại chuyên khoa tim mạch vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh hở van 3 lá nặng lên.
  • Trường hợp hở van 3 lá 1/4 có triệu chứng, hở van 3 lá 1/4 có kèm theo các bệnh lý khác như hở van 2 látăng áp lực động mạch phổi,… cần được điều trị theo phác đồ, điều trị nguyên nhân và các bệnh kèm theo.
  • Hở van 3 lá 1/4 có thể là hậu quả của các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ timthiếu máu cơ timthấp tim do vậy khi phát hiện hở van 3 lá nhẹ cần phải đánh giá các bệnh lý khác, các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.

Van 3 lá hở nặng lâu ngày khi không được điều trị tốt có thể dẫn đến suy tim. Do đó bệnh nhân hở van 3 lá nhẹ cần được kiểm tra sức khỏe, siêu âm Doppler tim định kì.

4. Bị hở van 3 lá 1/4 cần phải làm gì?

Thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh để hở van 3 lá 1/4 không tiến triển nặng lên. Các biện pháp bao gồm:

  • Bỏ thuốc lá, các chất kích thích như rượu bia, cà phê,…;
Không sử dụng các chất kích thích để bệnh không phát triển nặng hơn
  • Tránh các căng thẳng stress;
  • Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút;
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol hay acid béo bão hòa như mỡ động vật, phủ tạng, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp;
  • Ăn nhạt hơn bình thường;
  • Tăng cường chất xơ và vitamin có trong rau củ quả, ngũ cốc, đạm thực vật;
  • Ngăn ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bằng cách điều trị triệt để các tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, viêm họng, viêm răng lợi,..

Hở van 3 lá hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm. Do đó, mỗi người nên chủ động khám tầm soát các bệnh lý tim mạch định kỳ. Việc làm này càng cần thiết hơn với những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ giúp phát hiện bệnh sớm và can thiệp hiệu quả. Tham khảo thêm tại trang Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *