Hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì để hỗ trợ cải thiện, giảm đau?

Hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì để hỗ trợ cải thiện, giảm đau?Đau đầu là một triệu chứng phổ biến của nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đi khám và điều trị theo bác sĩ, người hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì để hỗ trợ cải thiện tình trạng này?

Ăn uống thiếu dưỡng chất cũng dễ gây đau đầu

Đau đầu là triệu chứng mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Các loại đau đầu nguyên phát phổ biến nhất là đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng. Trong đó, đau nửa đầu thường tái phát với mức độ nghiêm trọng từ trung bình đến cao và kéo dài trong khoảng 4 giờ tới 72 giờ.

Các triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo khi đau đầu bao gồm: mệt mỏi, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi, đau cổ, căng cứng cổ,… Điều này làm cho đau đầu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu. Trong đó, một số vấn đề hay bệnh lý thần kinh nguy hiểm có thể làm xuất hiện triệu chứng đau đầu như thiếu máu não, viêm não, u não, đột quỵ… Các trường hợp đau đầu do bệnh lý có thể kèm theo các dấu hiệu đặc thù khác tê yếu, nhìn mờ, buồn nôn, nôn…

Việc thiếu hụt các dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu magie, riboflavin, omega-3, omega-6 và vitamin D,… cũng có thể dẫn đến đau đầu. Chẳng hạn như thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, khiến lượng máu cung cấp cho não bị sụt giảm, dẫn đến đau đầu. Hoặc thiếu omega-3 khiến các chức năng của não hoạt động kém hơn và dễ tổn thương hơn, dẫn đến những cơn đau đầu khó kiểm soát.

Hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì để hỗ trợ cải thiện, giảm đau?

Thiếu hụt vitamin và các dưỡng chất cũng có thể gây đau đầu

Hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì?

Ngoài việc đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị các vấn đề liên quan (nếu có), người hay đau đầu cần lưu ý nghỉ ngơi đầy đủ, cân bằng lại công việc và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Nên bổ sung một số vitamin, dưỡng chất để góp phần ngăn ngừa, cải thiện hay giảm tình trạng đau đầu. Đối với dinh dưỡng, một số vitamin người bệnh cần tham khảo bổ sung bao gồm:

1. Vitamin B2

Uống riboflavin (Vitamin B2) liều phù hợp có thể giúp giảm số cơn đau nửa đầu mỗi tháng. Nghiên cứu so sánh hiệu quả của riboflavin với giả dược trong 3 tháng đối với người bệnh mắc chứng đau nửa đầu cho thấy, việc dùng vitamin B2 giúp giảm tần suất lên cơn đau đầu và giảm số ngày đau đầu. Vitamin B2 thường có trong một số loại thực phẩm như đậu nành, nấm, nội tạng động vật, sò, trứng,…

Bạn có thể tìm hiểu xem đau đầu cần bổ sung vitamin gì và bổ sung riboflavin kết hợp với các vitamin này để cải thiện cơn đau hiệu quả hơn. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời điểm dùng. Thông thường, liều vitamin B2 an toàn cho hầu hết các trường hợp là 400 mg mỗi ngày và dùng trong thời gian nhất định. Việc bổ sung quá nhiều vitamin B2 có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm, gây buồn nôn và dẫn đến các tác dụng phụ khác.

2. Vitamin D

Hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì? Người bệnh có thể tham khảo vitamin D. Loại vitamin này có nhiều chức năng trong cơ thể, không chỉ làm giảm viêm mà còn ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, điều chỉnh sự phát triển của tế bào và kiểm soát hệ thần kinh cơ. Thiếu hụt vitamin D cũng liên quan đến các rối loạn đau, bao gồm đau xơ cơ và đau đầu.

Nghiên cứu so sánh giữa những người có lượng vitamin D thấp nhất và cao nhất, kết quả cho thấy những người có lượng vitamin D thấp nhất có nguy cơ bị đau đầu cao gấp đôi so với những người có lượng vitamin D cao. Nguyên nhân thiếu hụt vitamin D gây đau đầu chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, để góp phần phòng tránh nguy cơ bị đau đầu hoặc giúp giảm các cơn đau, người bệnh có thể bổ sung thêm vitamin D trong các bữa ăn hàng ngày và theo dõi hiệu quả.

Hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì để hỗ trợ cải thiện, giảm đau?

Thiếu hụt vitamin D có thể là một trong những nguyên nhân gây đau đầu

3. Vitamin B3

Thiếu hụt niacin (vitamin B3) trong chế độ ăn uống có thể làm giảm quá trình phosphoryl hóa oxy hóa và phá vỡ quá trình hô hấp của ty thể – một trong những nguyên nhân kích thích cơn đau đầu. Do đó, những người hay bị đau đầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin B3 nếu cần.

4. Vitamin B12

Vitamin nhóm B được cho là có công dụng giúp cải thiện các cơn đau hiệu quả, trong đó có đau đầu. Trong đó, vitamin B12 là một trong những nhóm vitamin cần cân nhắc hấp thu nếu bạn chưa biết hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì.

Vitamin B12 giúp tăng cường sức mạnh của ty thể – các bào quan nhỏ tạo ra năng lượng hóa học cần thiết cho các tế bào hoạt động, trong đó có các tế bào não bộ. Vitamin B12 cũng giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cung cấp cho não và các cơ quan khác của cơ thể. Việc thường xuyên bổ sung vitamin B12 với lượng phù hợp sẽ giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ đau nửa đầu.

Hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì để hỗ trợ cải thiện, giảm đau?

Bổ sung vitamin B12 giúp giảm đau đầu

5. Vitamin B6

Vitamin B6 cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường của não, đồng thời giúp cơ thể tạo ra các hormone serotonin và norepinephrine, ảnh hưởng đến tâm trạng. VItamin B6 cũng giúp cơ thể sản sinh melatonin có tác dụng điều chỉnh đồng hồ sinh học. Bổ sung vitamin B6 hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn, góp phần cải thiện chứng đau đầu do mất ngủ. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn được biết đến với công dụng giúp giảm các cơn đau, kể cả đau đầu.

6. Vitamin B9

Nếu bạn chưa biết hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì thì có thể cân nhắc thêm vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm chứa vitamin B9 (axit folic). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng B6, B9 và B12 có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng, tần suất của các cơn đau nửa đầu.

Sự gia tăng homocysteine ​​góp phần gây kích thích quá mức tế bào thần kinh, kích thích hệ thần kinh trung ương (CNS), dẫn đến cơn đau nửa đầu. Vitamin B9 được biết đến với khả năng làm giảm nồng độ homocysteine. Vì vậy, bổ sung vitamin B9 phù hợp có thể cải thiện cơn đau đầu hiệu quả hơn.

7. Vitamin B1

Đau đầu nên uống vitamin gì? Một số thông tin cho rằng, vitamin B1 (thiamine) có hiệu quả trong việc cải thiện chứng đau đầu. Việc thiếu vitamin B1 được cho là một trong những yếu tố kích thích cơn đau đầu diễn ra nghiêm trọng hơn.

Theo Tổ chức đau nửa đầu Migraine của Mỹ (American Migraine Foundation), một nghiên cứu được thực hiện với hơn 13.000 người tham gia khảo sát cho thấy, những người bị đau đầu dữ dội có lượng thiamine hấp thụ thấp hơn. Lượng thiamine hấp thụ phù hợp giúp giảm tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của chứng đau đầu và các cơn đau nửa đầu.

Vitamin B1 có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt lợn, cá, sữa chua và ngũ cốc nguyên hạt,… Bạn có thể dùng các loại viên uống bổ sung thêm vitamin B1 nhưng trước tiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì để hỗ trợ cải thiện, giảm đau?

Vitamin B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc

9. Vitamin C

Người hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì? Đó chính là vitamin C. Bổ sung vitamin được xem như một biện pháp điều trị dự phòng hỗ trợ chống lại chứng đau nửa đầu có tiền triệu và đau nửa đầu do chu kỳ kinh nguyệt. Và trong các loại vitamin thì vitamin C đóng vai trò quan trọng, giúp cải thiện chứng đau đầu hiệu quả. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, có khả năng hỗ trợ điều chỉnh tình trạng viêm thần kinh dẫn đến đau đầu.

Ngoài vitamin, người bị đau đầu nên bổ sung gì?

Bên cạnh các loại vitamin thì người thường xuyên bị đau đầu cũng nên bổ sung thêm một số dưỡng chất khác, điển hình như:

1. Magie

Magie có trong các loại thực phẩm như rau bina, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt, đóng vai trò giúp kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu, cũng như giúp cơ bắp và các dây thần kinh hoạt động bình thường, hạn chế căng dây thần kinh gây đau đầu.

Liều magie được khuyến nghị dành cho người trưởng thành là khoảng 400 miligam mỗi ngày. Người bệnh thường cần dùng bổ sung magie trong thời gian đủ dài, theo tư vấn của bác sĩ, để biết phương pháp bổ sung magie có hiệu quả hay không.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý, không phải loại magie nào cũng có hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu. Chẳng hạn như việc bổ sung quá nhiều magie citrate có thể làm rối loạn chức năng ruột và gây tiêu chảy, nhưng không làm hết đau đầu. Thay vào đó, magiê oxit, magie threonate hoặc magie glycinate với liều lượng phụ hợp (thường từ 150 đến 200 miligam và tăng dần lên theo tư vấn của bác sĩ) có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau hiệu quả.

2. Omega-3

Hay bị đau đầu nên bổ sung vitamin gì và các nhóm dưỡng chất gì? Một trong số những dưỡng chất cần thiết đối với người bệnh thường xuyên bị đau đầu đó chính là omega-3.

EPA và DHA là axit béo omega-3 trong dầu cá, rất cần thiết cho chức năng và sự phát triển bình thường của não. Không chỉ vậy, axit béo omega-3 còn sản sinh ra resolvin, chất ức chế sản xuất cytokine gây viêm trong tế bào microglia và có tác dụng chống viêm, cải thiện đau đầu. Việc bổ sung omega-3 có thể làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của chứng đau đầu.

Liều lượng omega-3 bổ sung có thể thay đổi từ vài trăm miligam đến 3000 miligam, tùy thuộc vào tình trạng thiếu hụt hoặc các triệu chứng của người bệnh sau khi điều trị. Người bệnh nên dùng theo tư vấn của bác sĩ.

Hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì để hỗ trợ cải thiện, giảm đau?

Các loại thực phẩm giàu omega-3 gồm có cá hồi, các loại hạt, cá thu, cá trích, hàu, rong biển, tảo,…

3. Melatonin

Melatonin có khả năng gây ra chứng đau đầu và cũng được dùng để điều trị chứng đau đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một lượng melatonin nhất định có hiệu quả trong việc điều trị chứng đau nửa đầu. Do đó, nếu bạn đang tìm hiểu hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì, chất gì thì có thể cân nhắc bổ sung thêm melatonin.

Tuy nhiên, mặc dù được đánh giá là an toàn, một số tài liệu cho thấy melatonin có thể gây ra một vài tác dụng phụ nghiêm trọng, ví dụ như tổn thương gan, rối loạn chức năng hệ thống sinh sản và kích thích miễn dịch có hại. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung melatonin để cải thiện tình trạng đau đầu.

4. Coenzyme Q10

Coenzyme Q10, còn được gọi là CoQ10, là một trong số các chất bổ sung có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. CoQ10 có đặc tính chống oxy hóa, có thể ngăn chặn stress oxy hóa trong não của người bệnh mắc chứng đau nửa đầu, đặc biệt là những người có bất thường về chuyển hóa (như bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa) khiến người bệnh dễ bị đau nửa đầu hơn.

5. Kẽm

Thiếu kẽm nghiêm trọng có thể dẫn đến các rối loạn thần kinh bao gồm: rối loạn thiếu chú ý, uể oải, suy giảm trí nhớ, khó tập trung,… Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp có liên quan đến các cơn đau nửa đầu.

Những người thường xuyên bị đau đầu nhưng chưa biết bị đau đầu nên bổ sung vitamin gì và khoáng chất gì để cải thiện cơn đau thì có thể cân nhắc đến việc dùng thêm kẽm. Một số loại thực phẩm giàu kẽm gồm có hàu, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, sữa,…

 

Một số cách cải thiện triệu chứng đau đầu

Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì. Việc sử dụng vitamin và các chất bổ sung nên có hướng dẫn từ bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo bạn bổ sung đúng liều lượng cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách để hỗ trợ cải thiện cơn đau đầu như:

  • Thử chườm lạnh lên trán trong 15 phút, sau đó nghỉ ngơi 15 phút và tiếp tục lặp lại quy trình này trong vài lần.
  • Hãy thử massage trán, cổ và thái dương để làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng.
  • Giảm áp lực lên da đầu hoặc đầu bằng cách thả lỏng chun buộc tóc, tháo bỏ nón hoặc đồ cài tóc,…
  • Giảm tiếp xúc với ánh sáng bằng cách dùng rèm che cửa sổ, đeo kính râm khi ra ngoài, dùng đèn có độ sáng nhẹ nhàng,…
  • Uống đủ nước bởi việc mất nước có thể làm cho cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống một ít trà, cà phê hoặc những loại đồ uống có chứa một ít caffeine. Bạn không nên uống quá nhiều vì việc lạm dụng caffeine có thể kích thích cơn đau đầu diễn ra nghiêm trọng hơn.
  • Uống trà gừng cũng có thể giúp cải thiện cơn đau nửa đầu hiệu quả.
  • Hạn chế các loại thực phẩm có thể kích thích cơn đau đầu như:
    • Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa tyramine, chẳng hạn như pho mát lâu năm hay cá hun khói.
    • Hạn chế dùng rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ.
    • Hạn chế dùng nhiều caffeine có trong cà phê, trà, cola và các loại nước ngọt khác.
    • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều nitrat, chẳng hạn như xúc xích và thịt nguội.
    • Hạn chế ăn khoai tây chiên và các món nhiều dầu mỡ.
    • Hạn chế sử dụng giấm.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết thêm về Hay đau đầu nên bổ sung vitamin gì để hỗ trợ cải thiện, giảm đau? Chúc bạn thành công trên con đường làm đẹp ! Và nếu như có thắc mắc gì về các bệnh lí trên da cũng như tình trạng da tệ hãy liên hệ với Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *