Cỏ mực hay cỏ nhọ nồi, hàn liên thảo, danh pháp khoa học hai phần: Eclipta alba Hassk., đồng nghĩa: Eclipta prostrata L., là một loài thực vật có hoa thuộc Họ Cúc (Asteraceae).
Cây nhọ nồi được gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra đen như mực.
Cây nhọ nồi là cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30–40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng.
Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt.
1.Hàn liên thảo: Thành phần hóa học
Trong cây chứa alcaloid: ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton.
2. Bộ phận dùng
Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen.
3. Công dụng
Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20g cây khô sắc hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống.
Dùng ngoài để cầm máu và trị những bệnh ghẻ lác. Cây cỏ mực cũng còn được sử dụng để xăm mình. Ngoài những tác dụng trên cây cỏ mực còn được dùng để trị bệnh viêm xoang rất hiệu quả.
4. Cây nhọ nồi trong y học
Đặc tính
– Tính lạnh.
– Vị ngọt chua.
– Không độc…
Tác dụng
– Lương huyết (mát huyết).
– Cầm máu.
– Thanh can nhiệt.
– Dưỡng thận âm, làm đen râu tóc…
Chủ trị
– Xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh).
– Kiết lỵ.
– Viêm gan mạn.
– Chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…
Cỏ nhọ nồi ở Andhra Pradesh, Ấn Độ.
5. Một số bài thuốc
1. Chữa chảy máu cam
Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
2. Chữa viêm họng
Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 – 5 ngày.
3. Chữa sốt cao
Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
4. Chữa mề đay
Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
5. Chữa sốt phát ban
Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 4 lần uống trong ngày.
6. Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon
Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
7. Chữa bạch biến
Nhọ nồi 30g, sa uyển tử 15g, hà thủ ô 30g, bạch chỉ 12g, đương quy 10g, xích thược 10g, đan sâm 15g, đảng sâm 15g, bạch truật 10g, thiền thoái 6g các vị rửa sạch đem sắc uống ngày một thang, mỗi đợt uống 15 ngày. Công dụng: cỏ nhọ nồi, đương quy, hà thủ ô, đảng sâm, bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; bạch chỉ, thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; đan sâm, xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.
8. Trị eczema trẻ em
Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 – 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
9. Chữa gan nhiễm mỡ
Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
10. Chữa sốt xuất huyết nhẹ
Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
11. Tiểu ra máu
Nguyên liệu: lá nhọ nồi và mã đề (tỷ lệ bằng nhau: 10g hoặc 15g).
Phương pháp:
– Rửa sạch lá nhọ nồi và mã đề.
– Giã 2 loại lá trên sau đó ép lấy nước để uống.
– Uống 3 chén/ngày (uống trước bữa ăn).
Lưu ý: có thể dung phương pháp nấu cháo nhọ nồi (100 g) với 3 lát gừng để ăn thay cho phương pháp trên.
12. Trĩ ra máu
Nguyên liệu: nhọ nồi để nguyên rễ, cành, lá (từ 30 đến 50g).
Phương pháp:
– Rửa sạch rễ, cành, lá nhọ nồi.
– Giã nhuyễn (rễ, cành, lá) sau đó cho tất cả vào 1 chén rượu nóng.
– Dùng dịch đặc để uống và lấy bã đắp vào khu vực trĩ ra máu.
– Sử dụng từ 3 đến 5 ngày.
13. Chảy máu dạ dày, hành tá tràng
Nguyên liệu: nhọ nồi 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g.
Phương pháp:
– Cho tất cả: nhọ nồi, bạch cập, đại táo, cảm thảo (đã rửa sạch) vào nồi để sắc.
– Dùng nước đã sắc để uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
– Uống trong thời gian từ 3 đến 5 ngày.
14. Vết đứt chảy máu
Nguyên liệu: một nắm lá nhọ nồi (khoảng 10 đến 15g).
Phương pháp:
– Rửa sạch lá nhọ nồi.
– Giã nhuyễn lá nhọ nồi sau đó dùng để đắp lên vết thương.
15. Rong kinh
Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi.
Phương pháp:
– Giã lá nhọ nồi đã rửa sạch sau đó vắt lấy nước cốt để uống (trường hợp rong kinh nhẹ).
– Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
Lưu ý: có thể sử dụng lá nhọ nồi khô sắc nước uống (trong trường hợp không có lá tươi).
16. Tóc bạc sớm
Nguyên liệu: lá nhọ nồi với lượng tùy dùng.
Phương pháp:
– Rửa sạch lá nhọ nồi.
– Nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa rồi cho vào lọ đậy kín.
– Khi sử dụng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống.
– Uống ngày 2 lần có tác dụng làm đen tóc, bổ thận, ích tinh huyết.
17. Di mộng tinh (do tâm thận nóng)
Nguyên liệu: Lá nhọ nồi 1kg.
Phương pháp:
– Rửa sạch lá nhọ nồi sau đó sấy khô, tán bột.
– Sử dụng bột nhọ nồi đã tán uống với nước cơm (8g/lần).
– Uống 1 tuần rồi nghỉ, sau đó lại uống tiếp.
18. Tưa lưỡi
Nguyên liệu: Lá nhọ nồi tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g.
Phương pháp:
– Giã nhuyễn lá nhọ nồi, lá hẹ tươi (sau khi đã rửa sạch).
– Ép lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cho trẻ 2 giờ 1 lần.
19. Hạ sốt cho trẻ
Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi 50g.
Phương pháp:
– Rửa sạch lá nhọ nồi sau đó giã nát và ép lấy nước.
– Dùng nước nhọ nồi cho trẻ uống để hạ sốt (mỗi lần khoảng 50ml).
– Lấy bã đắp trán, bẹn, nách cho trẻ.
Lưu ý: bé dưới 1 tuổi cần đun sôi (nước cốt đã giã) rồi mới cho uống để đảm bảo vô trùng.
Nhọ nồi là cây cỏ lành tính, mọc hoang ở nhiều nơi nên rất gần gũi với dân chúng. Trong dân gian, nhọ nồi được truyền miệng với công dụng hữu hiệu là cầm máu, chữa rong kinh, thổ huyết, chảy máu cam, chảy máu dạ dày, hành tá tràng, chữa sốt xuất huyết…Ngoài ra, nhọ nồi còn được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa ung thư như: ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng…
Tuy nhiên, khi sử dụng nhọ nồi để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất…Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị sốt chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp (bẹn, nách), hạn chế đường uống để đảm bảo vệ sinh vô trùng cho trẻ…
6. Một số hình ảnh về cây Nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi ở Andhra Pradesh, Ấn Độ.
Cây nhọ nồi
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.