1. Tổng quan về tình trạng mụn trứng cá
Trước khi giải đáp mụn trứng cá có bao nhiêu cấp độ thì bạn đọc nên tìm hiểu sơ lược về bệnh lý này. Trong y khoa, mụn trứng cá được đánh giá là tình trạng trên da xuất hiện các mụn nhọt do sự tắc nghẽn của các nang lông hoặc tế bào da chết. Đồng thời, đây cũng là một dạng viêm da mãn tính thường dễ xảy ra ở vùng da mặt, cổ, ngực, lưng, vai. Mặc dù, bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng thường gặp nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên.
Mặc dù, bệnh mụn trứng cá hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng phần lớn mọi người thường cảm thấy khó chịu và để lại nhiều vết sẹo, thâm khiến vẻ đẹp thẩm mỹ giảm đi. Đặc biệt, sự xuất hiện của mụn trứng cá chủ yếu tập trung nhiều trong độ tuổi từ 12 – 30 tuổi do sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn khiến da dễ bị bí bách. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ dần và gây viêm nhiễm.
Ở giai đoạn cấp, bệnh nhân bị mụn trứng cá có thể điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng tình trạng mụn vẫn có thể kéo dài tùy vào cơ địa mỗi người. Một số trường hợp, trên da chỉ để lại một vài vết thâm nhỏ khi mụn lành nhưng cũng có nhiều người xuất hiện thêm mụn mới. Ngoài ra, tình trạng mụn trứng cá thường tái đi tái lại nhiều lần sau khi đã được điều trị.
2. Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá
Ngoài quan tâm đến việc mụn trứng cá có bao nhiêu cấp độ thì nguyên nhân hình thành tình trạng này cũng là một vấn đề khá nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu. Thực tế, mụn trứng cá hình thành chủ yếu do các nang trên bề mặt da bị tắc nghẽn khiến cho dầu nhờn không thể thoát ra ngoài và tích tụ dưới da kèm theo bã nhờn và tế bào da chết. Sự tích tụ này nếu kéo dài lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, dẫn đến sưng viêm và gây ra mụn trứng cá.
Propionibacterium Acnes là loại vi khuẩn sống ký sinh trên da được xem là tác nhân gây bệnh khá phổ biến. Ngoài ra, tình trạng mụn trứng cá còn có thể nảy sinh do một số yếu tố khác như:
-
Tuyến dầu dưới da hoạt động mạnh và sản xuất quá nhiều dầu thừa gây tắc nghẽn nang lông. Ngoài ra, tế bào da chết cũng là một yếu tố gây bí bách cho nang trên bề mặt da.
-
Hormone Androgen hoạt động mạnh khiến mức độ tăng tiết chất nhờn vượt quá mức so với nhu cầu của da.
Một vài nghiên cứu cho thấy, sự xuất hiện của mụn trứng cá có liên quan đến yếu tố di truyền. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, nguy cơ bị mụn trứng cá ở con cái sẽ cao hơn so với bạn bè nếu ba mẹ mắc bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị mụn kéo dài đến khi trưởng thành nếu ba hoặc mẹ hoặc cả hai người đều từng như vậy. Đặc biệt, nữ giới là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mụn trứng trong độ tuổi trưởng thành. Bởi lẽ, sự thay đổi hàm lượng hormone ở nữ giới có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá. Do đó, nữ giới dễ bị mụn ở những thời điểm như:
-
Những tháng đầu tiên của thai kỳ.
-
Bắt đầu có kinh nguyệt hoặc trước mỗi kỳ kinh nguyệt.
-
Những đối tượng mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường dễ bị mụn trứng cá.
3. Mụn trứng cá có bao nhiêu cấp độ?
Dựa vào đặc trưng của mụn trứng cá mà bác sĩ đã phân chia tình trạng bệnh thành nhiều mức độ khác nhau để dễ dàng lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân. Vậy mụn trứng cá có bao nhiêu cấp độ? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các cấp độ cũng như biểu hiện cụ thể ở mỗi cấp độ, sau đây là một số chia sẻ cụ thể nhất:
3.1. Cấp độ 1 – nhẹ
Giai đoạn đầu mắc bệnh cũng là cấp độ nhẹ nhất vì mụn trứng cả chỉ mới bắt đầu hình thành với kích thước nhỏ, tần số và số lượng mụn ít. Ngoài ra, mụn cũng có thể tự lành mà không cần phải điều trị.
Ở giai đoạn này, mụn đầu đen và các mụn nhỏ li ti là chủ yếu và thường xuất hiện nhiều ở vùng trán, mũi nhưng không gây đỏ hoặc viêm nhiễm. Bên cạnh đó, một số trường hợp xuất hiện mụn cám hay còn gọi là mụn kín, hoàn toàn không sưng đỏ, không có mủ nhưng khi chạm vào có cảm giác sần sần trên da.
3.2. Cấp độ 2 – trung bình
Ở cấp độ 2, số lượng và tần số bị mụn đã nhiều hơn, đồng thời ngoài mụn đầu đen thì mụn mủ, mụn mẩn đỏ cũng xuất hiện kèm theo. Trong đó, mụn mẩn đỏ chủ yếu nảy sinh do dư thừa nhiều dầu dưới lỗ chân lông hoặc tình trạng tế bào da chết tồn tại quá nhiều.
Khi mụn mẩn đỏ phát triển nặng nề hơn sẽ gây ra mụn mẩn đỏ, tức là tình trạng xung quanh mụn có quầng đỏ và đầu mụn có màu trắng đục. Người bệnh dễ dàng nhận thấy tình trạng mụn bắt đầu nảy sinh thêm ở nhiều vị trí khác trên cơ thể, điển hình như vai, lưng, cằm, má, hàm trán, xung quanh miệng, mũi.
3.3. Cấp độ 3 – nặng
Tình trạng mụn ở cấp độ 3 được đánh giá ở mức độ nặng do ở giai đoạn trước đó da không được điều trị hoặc điều trị không phù hợp nên dẫn đến tình trạng viêm. Do đó, trên da xuất hiện nhiều mụn viêm, mụn mủ với nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng và để lại thâm sẹo rất cao. Đặc biệt, mụn viêm tấy mọc lên ngày một nhiều hơn với biểu hiện sưng đỏ với kích thước lớn, sờ vào cảm giác hơi cứng và chủ yếu xuất hiện ở vùng chóp mũi.
3.4. Cấp độ 4 – nặng nhất
Với thắc mắc mụn trứng cá có bao nhiêu cấp độ và cấp độ nào nặng nhất thì câu trả lời dành cho bạn là cấp độ 4. Ở cấp độ này, dạng mụn xuất hiện chủ yếu chính là mụn bọc nên người bệnh thường cảm thấy khá khó chịu. Đồng thời, kích thước của mụn bọc cũng sẽ lớn dần khi tình trạng ngày một nặng nề và không được điều trị. Bạn có thể dễ dàng nhận diện dạng mụn này với hình dạng như một túi nước bên trong có chứa mủ. Theo bác sĩ, mủ lỏng trong mụn chính là vi khuẩn, tế bào da chết hoặc các tế bào bạch cầu.
Vì cấp độ 4 cũng là cấp độ mụn nặng nề nhất nên những ảnh hưởng do mụn gây ra trong giai đoạn này cũng nghiêm trọng hơn nhiều. Phần lớn các vùng da mụn bị tổn thương và gây thâm, sẹo với diện tích khá lớn. Đồng thời, mụn bọc thường khó kiểm soát nhưng lại dễ bị viêm nhiễm. Do đó, mọi người nên tích cực điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn của các chuyên da, bác sĩ để cải thiện tình trạng tổn thương của da.
Nếu bạn đang tìm kiếm thêm thông tin hoặc cần tư vấn về chăm sóc da, hãy ghé thăm Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa trên Facebook để được chia sẻ những kiến thức hữu ích từ các chuyên gia và cộng đồng yêu thích làm đẹp.