Estrogen là gì: Chị em thường nghe nói Estrogen là yếu tố quan trọng giúp chị em phụ nữ duy trì tuổi thanh xuân và sức khỏe tốt. Nếu cơ thể thiếu Estrogen, sức khỏe và vẻ ngoài cũng theo đó mà bị suy giảm. Vậy Estrogen là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào đến nữ giới? Cùng tìm hiểu các thông tin thú vị về Estrogen ngay sau đây nhé!
1. Estrogen là gì?
Estrogen là yếu tố quan trọng giúp chị em phụ nữ duy trì tuổi thanh xuân (Nguồn: Internet)
Estrogen (Oestrogen) là một loại hormone có cả ở nam giới và nữ giới, tuy nhiên nữ giới vẫn chiếm phần nhiều hơn. Để rõ hơn về câu hỏi Estrogen là gì, thì chúng ta cần biết định nghĩa về hormone.
Hormone là một dấu hiệu hóa học cho biết cách hoạt động cụ thể của các mô. Hormone Estrogen ở nữ bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn tuổi dậy thì và được sản sinh ở buồng trứng, một phần nhỏ khác nằm ở tuyến thượng thận và nhau thai.
Đối với nữ, nồng độ hormone Estrogen sẽ cao nhất ở giai đoạn sinh sản đạt đỉnh (25-30 tuổi) và bắt đầu giảm dần ngay sau độ tuổi này. Ngoài sự ảnh hưởng trong quá trình điều hòa kinh nguyệt, Estrogen cũng sẽ có tác động không nhỏ đến quá trình sinh sản, tim mạch, tiết niệu, da và xương, vú, tóc, vùng chậu và não…
Phân loại
Phân loại Estrogen trong cơ thể (Nguồn: Internet)
Sau khi hiểu rõ về định nghĩa Estrogen là gì, bạn cần phải tìm hiểu thêm về các loại Estrogen quan trọng và tác động cụ thể của chúng lên cơ thể của mình. Có 3 dạng nội tiết tố Estrogen chủ yếu được sản xuất và lượng Estrogen phân bổ cho từng loại sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của cơ thể, cụ thể như sau:
- Estrone (Estrogen E1):
Đây là một dạng estrogen yếu thường chỉ xuất hiện trong thời kỳ tiền mãn kinh. Một lượng nhỏ Estrone sẽ có hầu hết trong cơ thể tại các mô, chủ yếu sẽ là chất béo và ở cơ bắp. Bên cạnh đó, cơ thể còn có thể chuyển đổi Estrone (E1) thành Estradiol (E3) và Estradiol (E2).
- Estradiol (Estrogen E2):
Loại Estrogen mạnh nhất trong tất cả và xuất hiện ở hầu hết các thời kỳ từ tiền mãn kinh cho tới trước đó. Estradiol được sản xuất ở buồng trứng và là nguyên nhân phổ biến gây ra một số các vấn đề liên quan đến phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…
- Estriol (Estrogen E3):
Là loại yếu nhất và có thể nói Estriol là chất thải sau quá trình cơ thể hấp thụ và chuyển hóa Estradiol. Giai đoạn Estriol được tạo ra nhiều nhất là khi phụ nữ mang thai. Không giống Estrone, Estriol không thể được chuyển đổi thành bất kỳ loại nào khác.
Nồng độ
Nồng độ Estrogen ở các độ tuổi (Nguồn: Internet)
Nồng độ Estrogen là gì? Nồng độ Estrogen sẽ khác nhau ở các thời kỳ cũng như phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Một số chỉ số nồng độ trung bình ở từng giai đoạn mà bạn có thể tham khảo:
- Nồng độ Estrogen trong một chu kỳ kinh nguyệt:
Trong thời kỳ này, đặc biệt là giai đoạn nang trứng, lượng Estrogen (chủ yếu là Estradiol) sẽ tăng mạnh kể từ khi lúc bắt đầu có kỳ kinh đến khi trứng rụng. Tiếp theo đó, ở giai đoạn hoàng thể (sau khi rụng trứng), nồng độ Estrogen sẽ giảm dần.
- Nồng độ Estrogen trong thời kỳ mang thai:
Lượng Estrogen E2 (Estradiol) sẽ tăng rất mạnh cùng với một số hormone khác như progesterone, testosterone, prolactin,.. mục đích chính là hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
- Nồng độ Estrogen trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ:
Chỉ số này sẽ có dấu hiệu suy giảm nhiều do có rất ít nang trứng. Bên cạnh đó, các nang trứng này cũng không còn phát triển như các giai đoạn trước nữa, từ đó dẫn đến hiện tượng giảm sản xuất lượng Estrogen trong cơ thể.
2. Estrogen có vai trò gì, có tác động thế nào đến phụ nữ?
Ảnh hưởng của Estrogen lên các bộ phận trên cơ thể (Nguồn: Internet)
Tác động đến những bộ phận trên cơ thể
Estrogen có vai trò đặc biệt đối với các bộ phận sinh dục nữ như:
- Buồng trứng:
Hỗ trợ kích thích sự phát triển của nang trứng, giúp sản sinh ra trứng.
- Âm đạo:
Kích thích sự phát triển của bộ phận âm đạo cho đến khi đạt được kích thước phù hợp của một người trưởng thành. Bên cạnh đó, Estrogen cũng có chức năng bôi trơn âm đạo, hỗ trợ làm dày thành âm đạo và giảm tình trạng nhiễm khuẩn.
- Ống dẫn trứng:
Đảm bảo sự phát triển về độ dày, về thành cơ trong ống dẫn trứng, giúp cho sự co thắt cơ để di chuyển trứng và tế bào tinh trùng.
- Tử cung:
Tăng cường và duy trì lớp chất nhầy lót tử cung, tăng kích thước của nội mạc tử cung cũng như tăng cường lưu lượng máu, hàm lượng protein và hoạt động của enzyme.
- Cổ tử cung:
Điều chỉnh độ dày và dòng chảy của dịch tiết ở niêm mạc tử cung. Điều này làm tăng cường sự thuận lợi của các tế bào tinh trùng khi di chuyển đến trứng.
- Các tuyến vú:
Chịu trách nhiệm cho sự phát triển của bộ phận vú, núm vú và tuyến sữa sẽ ngừng tiết khi trẻ không còn bú mẹ.
Tạo ra sự khác biệt giữa nam và nữ
Bên cạnh việc tác động đến các bộ phận trong cơ thể của nữ giới, Estrogen cũng là một trong các yếu tố giúp phân hóa giới tính, tạo ra sự khác biệt về hình thể giữa nam và nữ, cụ thể ở nữ giới như sau:
- Các bộ phận hông, đùi, ngực sẽ được kích tăng sự tích trữ chất béo để tạo ra sự đầy đặn, quyến rũ cho nữ giới. Lông trên cơ thể của các bạn nữ sẽ có xu hướng mềm mại, màu sắc mờ nhạt hơn, ngược lại tóc của họ càng suôn mượt, chắc khỏe, dày và sáng bóng hơn.
- Với thanh âm hay giọng nói, Estrogen tác động làm kích thước thanh quản của nữ sẽ bị thu hẹp hơn, từ đó dây thanh âm bị giảm độ dài nên giọng nói của nữ giới sẽ có phần trong và thanh hơn.
- Tác động với da, Estrogen sẽ ức chế hoạt động của các tuyến tiết bã nhờn, từ đó giảm sẽ thiểu nguy cơ bị mụn trứng cá.
Estrogen còn có nhiệm vụ làm chậm sự phát triển của nữ giới ở tuổi dậy thì và tăng độ nhạy cảm với insulin.
Những bộ phận liên quan mà Estrogen tác động vào
Ngoài những vai trò trên Estrogen còn có các tác động đến các bộ phận khác như:
- Đối với não:
Giúp duy trì nhiệt độ cơ thể của con người, tác động đến phần não liên quan đến việc phát triển khuynh hướng giới tính.
- Đối với xương:
Hỗ trợ duy trì sự chắc khỏe của xương, ngăn ngừa hiện tượng loãng xương.
- Đối với da:
Kích thích sự sản sinh Collagen, từ đó giúp ngăn ngừa lão hóa da và làm cho da khỏe mạnh, mịn màng và rạng rỡ hơn.
- Đối với gan và tim:
Tham gia vào quá trình sản xuất và điều tiết lượng cholesterol ở gan, từ đó bảo vệ tim và động mạnh, giúp cơ thể khỏe mạnh.
3. Dấu hiệu suy giảm và rối loạn Estrogen
Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt Estrogen là gì? (Nguồn: Internet)
Estrogen không tồn tại mãi mà có thể sẽ bị suy giảm do vấn đề tuổi tác, và khi chuẩn bị bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, hay là có sự tác động của việc điều trị cắt bỏ buồng trứng. Vậy nên, một số dấu hiệu suy giảm/ rối loạn Estrogen như sau:
- Xuất hiện hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai.
- Có dấu hiệu bị loãng xương.
- Người dễ nóng và bị đổ mồ hôi.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ bị cáu gắt, có nguy cơ bị trầm cảm.
- Da kém săn chắc, dễ bị sạm nám, khô da.
- Bị tăng cân, tăng mỡ đặc biệt ở vùng bụng, vùng eo.
- Giảm trí nhớ, người mệt mỏi.
4. Hậu quả của sự thiếu hụt Estrogen
Chính vì vai trò quan trọng của mình, nên hậu quả của sự thiếu hụt Estrogen cực kỳ nguy hiểm và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy sự hậu quả thiếu Estrogen là gì?
Đối với nữ giới:
- Dễ xuất hiện u nang lành tính ở ngực và tử cung, gây ung thư.
- Chu kỳ kinh nguyệt sẽ rối loạn, kinh nguyệt không đều và thậm chí có thể bị tắt kinh.
- Tâm trạng thất thường, thường xuyên lo lắng và chán nản, khó ngủ, dễ bị stress.
- Cơ thể sẽ dễ bị tăng cân đột ngột, mệt mỏi.
- Giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.
- Da sẽ bị khô, lão hóa nhanh.
Đối với nam giới:
- Hiện tượng vô sinh ở nam, bị rối loạn cương dương.
- Tâm lý dễ bị tổn thương và có xu hướng nữ hóa.
- Ngực bị phát triển bất thường.
- Có thể dẫn đến nguy cơ bị cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Cộng Đồng Làm Đẹp qua kênh Facebook chính thức: Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa .Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc đạt được làn da khỏe mạnh và đẹp nhất!
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.