Dinh dưỡng từ cải xoong: Cải xoong còn có tên khoa học là Nasturtium officinale hoặc Nasturtium microphyllum là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm và lớn nhanh, có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á và là một trong số những loại rau ăn được con người dùng từ rất lâu. Các loài thực vật này là thành viên của họ Cải (Brassicaceae), về mặt thực vật học là có họ hàng với rau tần. Tất cả chúng đều đáng chú ý vì có mùi vị hăng và cay.
Theo các kết quả nghiên cứu, trong 100g rau cải xoong có: nước chiếm 93g, protein 1,7 – 2g, chất béo 0,2 – 0,3g, gluxit 3 – 4g, chất xơ 0,8 – 1g, vitamin A, B1, B2, C và nhiều chất khoáng khác.
Cải xoong chứa một lượng đáng kể sắt, canxi và axít folic cùng với các vitamin A và C. Tại một số khu vực, cải xoong được coi là cỏ dại nhưng tại những khu vực khác thì nó lại được coi là rau ăn hay cây thuốc… Đặc biệt, một thành phần vô cùng sáng giá hiện diện trong cải xoong chính là quercetin. Đây là một hợp chất flavonoid đóng vai trò quan trọng cho sự kháng viêm, đồng thời cũng là một chất thiên nhiên có chức năng chống dị ứng. Bản thân quercetin cũng là một “chiến sĩ” chống oxy hóa, giúp cơ thể “bứng” các gốc tự do.
Một thành phần vô cùng sáng giá hiện diện trong cải xoong chính là quercetin, là một “chiến sĩ” chống oxy hóa
Người ta cho thấy số lợi ích cho việc ăn cải xoong, chẳng hạn việc nó có tác dụng như một chất kích thích nhẹ, một nguồn hóa chất thực vật, có tác dụng chống oxy hóa, lợi tiểu, long đờm và trợ giúp tiêu hóa. Vào thời đại của mình, Hippocrates đã ứng dụng cải xoong để chữa các bệnh cảm, ho, các bệnh về đường phổi, suyễn, táo bón… Y học cổ truyền ở một số nước đã dùng cải xoong để hỗ trợ cho bệnh nhân lao, thấp khớp, đau lưng, thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch, giảm thị lực, sỏi mật.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Ulster (Anh) đã kết luận rằng trong cải xoong có chứa một hợp chất gọi là phenylethyl isothio cyanate (PEITC), chất này có khả năng ngăn chặn lại những quá trình gây tổn hại DNA trong bạch cầu, sự tổn hại DNA trong bạch cầu sẽ làm ngòi nổ cho các tiến trình ung thư. Nhờ đó, xà lách xoong có khả năng kháng ung thư.
Bổ sung iod: có thể nhiều người chưa biết, lượng iod có trong rau cải xoong rất cao 20 – 30mg/100g rau. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn khoảng 10 – 15g cải xoong là có thể đảm bảo đủ lượng iod cho cơ thể. Cung cấp đủ iod giúp cơ thể chống được bệnh còi xương, béo phì, các bệnh ngoài da, xơ cứng động mạch ở người cao tuổi. Vì thế hãy chăm chỉ bổ sung loại rau giàu iod này vào thực đơn hàng ngày nhé!
Chữa bí tiểu: cải xoong cũng có công dụng rất tốt cho việc chữa bí tiểu. Với những người mắc chứng bệnh này: dùng cải xoong tươi 45g, 20g củ hành tây, 15g củ cải trắng. Tất cả rửa sạch, cắt nhỏ, sấy khô sắc với 1 lít nước còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng trong 7 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một cách làm khác cũng đem lại công dụng khá hiệu quả lá lấy rau cải xoong rửa sạch, rồi để ráo. Sau đó, lấy rau cải xoong nhúng qua nước sôi trộn với dầu vừng và dấm ăn trong ngày. Thực hiện liên tục trong 5 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Chữa thận, mật có sỏi: lấy một lượng rau cải xoong rồi phơi khô nơi thoáng mát và phải phơi trong bóng râm (âm cam). Mỗi ngày dùng 50g rau cải xoong khô này sắc lấy nước uống, chia 2 lần trong ngày. Nhớ là phải uống khi nóng để có hiệu quả.
100g rau cải xoong có giá trị dinh dưỡng như sau:
- Nước chiếm 93g
- Protein 1,7 – 2g
- Chất béo 0,2 – 0,3g
- Gluxit 3 – 4g
- Chất xơ 0,8 – 1g
- Vitamin A, B1, B2, C
- và nhiều chất khoáng khác
Chống ung thư: theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí The British Journal of Nutrition (Anh), nếu bạn ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú và giảm nguy cơ ung thư nói chung. Theo tiến sĩ Nicholas Perricone, cải xoong chứa nhiều vitamin C, B1, B6, K, E, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua nên tác dụng phòng chống ung thư hơn hẳn các loại kể trên.
Chữa nhiệt lưỡi, chảy máu chân răng do viêm lợi: đối với những người thường xuyên bị chứng nhiệt lưỡi, chảy máu chân răng thì việc ăn rau cải xong thường xuyên sẽ giúp khắc phục tình trạng khó chịu này. Cách làm: lấy khoảng 200g cải xoong, rửa sạch cùng cà rốt, nấu với 400ml còn 100ml, uống hoặc ngậm hàng ngày. Khi làm theo cách này vài ba lần thì sẽ không còn bị nhiệt lưỡi và chảy máu chân răng nữa.
Giảm cân: cải xoong là loại rau giúp lấy lại vóc dáng thon gọn nhanh nhất, và đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh. Tác dụng giảm cân của cải xoong nằm trong 2 thành phần chính là chất xơ và vitamin C. Chất xơ có vai trò tạo cảm giác nhanh no, hạn chế chị em ăn nhiều thức, giúp giảm hấp thụ chất béo, thải chất béo ra ngoài. Vitamin C tăng khả năng trao đổi chất, giúp tiêu đốt mỡ thừa, giải phóng năng lượng hiệu quả. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất thành năng lượng, vì vậy khi giảm cân chị em không thể thiếu loại rau này.
100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú và giảm nguy cơ ung thư nói chung
Trị nám và tàn nhang: trong rau cải xoong có chứa nhiều chất chống oxy hóa và hàm lượng sắt cao nên có khả năng làm đẹp làn da rất tốt. Chất chống oxy hóa có trong cải xoong giúp giảm viêm và giảm kích thước lỗ chân lông. Chất sắt có trong cải xoong thì cung cấp các yếu tố cần thiết làm mờ các vết thâm nám, giúp làn da trở nên trắng sáng hơn. Do đó rau cải xoong có tác dụng trị nám và tàn nhang hiệu quả.
Làm đẹp với cải xoong như sau: lấy 20g cải xoong tươi, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nhỏ và trộn với một muỗng cà phê mật ong. Rồi cho vào miếng vải mềm, sạch để dùng. Khi dùng lưu ý trà nhẹ vào vùng da tàn nhang, nám da 2 lần/ngày (sáng và chiều) rồi để cho tới khi khô thì rửa lại mặt bằng nước sạch.