Thành phần dinh dưỡng của cỏ ngọt và Tác dụng phụ của cỏ ngọt

Cỏ ngọt là một loại chất tạo ngọt tự nhiên rất phổ biến vì nó chứa ít hoặc thậm chí không chứa calo. Điều này có thể làm cho cỏ ngọt thay thế được đường hay không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây

1.Thành phần dinh dưỡng của cỏ ngọt

Cỏ ngọt về cơ bản là không chứa calo và carbohydrates

Cỏ ngọt là chất làm ngọt tự nhiên được chiết xuất từ lá cây cỏ ngọt. Vị ngọt của chúng đến từ các phân tử steviol glycoside, ngọt gấp 250–300 lần so với đường thông thường. Ngày nay cỏ ngọt đang được sử dụng trên toàn cầu nhằm mục đích giảm hàm lượng đường có trong thực phẩm và đồ uống.

Cỏ ngọt về cơ bản là hầu như không chứa calo và carbohydrates. Mặc dù nó ngọt hơn rất nhiều so với đường tuy nhiên chỉ cần bổ sung một lượng cỏ ngọt cũng nạp cho cơ thể rất ít calo hoặc carbohydrates, 1 muỗng canh cỏ ngọt chỉ cung cấp khoang 45 calo. Điều này có ý nghĩa cho chế độ ăn uống của những đối tượng mắc tiểu đường, những người cần phải lưu ý lượng calo nạp vào.

Mặc dù lá cây cỏ ngọt chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng hầu hết chúng sẽ bị mất đi khi cây được chế biến thành chất làm ngọt. Hơn nữa, vì một số sản phẩm cỏ ngọt có chứa thêm các thành phần bổ sung nên hàm lượng chất dinh dưỡng của các sản phẩm cỏ ngọt có thể khác nhau.

Trà Cỏ ngọt khô: Công dụng & liều lượng pha uống đúng chuẩn
Trà Cỏ ngọt khô: Công dụng & liều lượng pha uống đúng chuẩn

Thành phần hóa học của cây cỏ ngọt

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề uống trà cỏ ngọt có tốt không, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần hóa học cũng như công định của cây cỏ ngọt nhé!

Theo đó, thành phần hóa học có trong cây cỏ ngọt bao gồm:

  • Hoạt chất Steviosid: Đây là một loại đường glucosid. Hoạt chất này có vị ngọt cao gấp 3 lần đường saccharose, nhưng lại không mang năng lượng.
  • Chất béo, carbonhydrate, protein… là các chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nhờ glucosid có trong cây mà cây cỏ ngọt có vị ngọt tự nhiên. Thông qua quá trình ngâm cây trong nước nóng, glucosid được chiết xuất từ loại cây này.

Mặc dù không chưa calo nhưng chiết xuất từ cây cỏ ngọt có độ ngọt cao gấp 200 lần so với lượng đường tương đương.

Mẹo pha trà cỏ ngọt cực ngon và đơn giản tại nhà
Mẹo pha trà cỏ ngọt cực ngon và đơn giản tại nhà

Các dạng dùng của cỏ ngọt

Tùy thuộc vào mức độ chế biến, cỏ ngọt có thể được tìm thấy ở ba dạng:

  • Stevia lá xanh: Đây là dạng ít được chế biến nhất, sản xuất từ lá cỏ ngọt sấy khô, nghiền mịn, ngọt gấp 30 – 40 lần đường và hơi đắng.
  • Chiết xuất từ ​​cây cỏ ngọt ngọt hơn đường 200 lần và tương đối ít đắng hơn so với stevia lá xanh. Chiết xuất có sẵn dưới dạng cả chất lỏng và bột.
  • Stevia biến đổi là dạng stevia đã được xử lý nhiều nhất, kết hợp với các chất làm ngọt khác khiến vị ngọt hơn đường 200 – 400 lần và thường được coi là dạng kém nhất của stevia.

2.Liều dùng an toàn của cỏ ngọt

Nhiều cơ quan quản lý toàn cầu hiện đã xác định rằng chiết xuất cỏ ngọt có độ tinh khiết cao là an toàn để tiêu thụ trong các mức khuyến nghị, bao gồm cả trẻ em.

Theo FDA xác định lượng tiêu thụ hàng ngày có thể lên tới 4mg mỗi kilogam cân nặng.

Tác dụng phụ của cỏ ngọt

Các nghiên cứu an toàn đã đánh giá rằng chiết xuất cỏ ngọt không có tác dụng phụ.

Tuy nhiên, người nhạy cảm có thể có các tác dụng phụ như:

  • Dị ứng.
  • Đầy hơi.
  • Chuột rút.
  • Buồn nôn.
  • Chóng mặt.
Cây cỏ ngọt là gì? Uống trà cỏ ngọt có tốt cho sức khỏe không?
Cây cỏ ngọt là gì? Uống trà cỏ ngọt có tốt cho sức khỏe không?

Nhược điểm của cỏ ngọt

Cỏ ngọt cũng có thể gây hại cho vi khuẩn đường ruột của bạn.

Mặc dù cỏ ngọt có nguồn gốc từ thực vật nhưng nó vẫn là một sản phẩm được tinh chế cao. Cỏ ngọt cũng có một dư vị đắng mà nhiều người có thể cảm thấy khó chịu. Vì lý do này, một số nhà sản xuất đã thêm các loại đường và thành phần khác để cân bằng hương vị. Tuy nhiên điều này sẽ làm giảm lợi ích dinh dưỡng của cỏ ngọt nguyên chất

Các loại cỏ ngọt có trên thị trường thường thêm các chất khác vào, chẳng hạn như maltodextrin. Chất này có khả năng làm suy giảm phản ứng chống vi khuẩn của các tế bào của cơ thể và ngăn chặn cơ chế bảo vệ của hệ vi khuẩn đường ruột. Bản thân cỏ ngọt cũng có thể gây hại cho vi khuẩn đường ruột của bạn.

Trong một nghiên cứu về chất làm ngọt không dinh dưỡng có tác dụng kìm khuẩn và thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở chuột, rebaudioside A, một trong những glycoside steviol phổ biến nhất trong cỏ ngọt, đã ức chế sự phát triển của một chủng vi khuẩn đường ruột có lợi là E.coli tới 83%. Cũng như các chất làm ngọt khác, cỏ ngọt cũng có tác dụng kìm khuẩn chọn lọc trên hệ vi sinh đường ruột của vật chủ.

Hãy nhớ rằng vì cỏ ngọt chỉ mới phổ biến rộng rãi gần đây nên việc nghiên cứu về tác dụng lâu dài đối với sức khỏe của chúng vẫn còn hạn chế. Vì thế các chuyên gia khuyên rằng phải nâng cao kiến ​​thức về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất ngọt nhiều và những rủi ro nhất định.

Tóm lại, không thể phủ nhận rằng cây cỏ ngọt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Bạn nên sử dụng trà cỏ ngọt mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, làm đẹp da và phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Hy vọng với những thông tin trên CỘNG ĐỒNG LÀM ĐẸP chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề uống trà cỏ ngọt có tốt không và tìm ra được một phương pháp chăm sóc cơ thể vừa dễ dàng vừa hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *