Điều trị mụn ở cằm Đơn giản hiệu quả không gây thâm

Điều trị mụn ở cằm Đơn giản hiệu quả không gây thâm

Mụn ở cằm có rất nhiều loại với nhiều tình trạng nặng nhẹ khác nhau và tương ứng với mỗi loại sẽ có cách điều trị khác nhau.

1. Thế nào là mụn ở cằm

Mụn cằm là một bệnh lý về da thường phổ biến ở cả nam và nữ. Nổi mụn ở cằm không chỉ xuất hiện dưới dạng mụn trứng cá dạng nang (có bọc lớn, sưng đỏ, có mủ) mà có thể là mụn cám (mụn đầu trắng không bao giờ bị vỡ trên bề mặt) hoặc mụn đầu đen hay mụn ẩn. Tình trạng này hình thành bởi sự gia tăng sản xuất dầu trên bề mặt da.

2. Nguyên nhân gây ra mụn mở cằm

Có nhiều nguyên nhân khiến mụn mọc ở cằm:

1. Rối loạn nội tiết tố

  • Thời kỳ dậy thì cơ thể có sự thay đổi rõ nét về hormone sinh trưởng. Thời điểm này khiến da tiết dầu nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và hình thành mụn.
  • Từ 20 – 29 tuổi là giai đoạn mụn do nội tiết tố phát triển nhiều nhất.
  • Từ  40 – 49 tuổi, tỷ lệ bị mụn nội tiết sẽ giảm một nửa so với trước đó.
  • Vào thời điểm có kinh hay mang thai, nồng độ hormone tăng giảm thất thường cũng có thể là nguyên nhân khiến mụn ở cằm trỗi dậy. Mụn hình thành trong chu kỳ kinh nguyệt có thể tự biến mất nhưng cũng có thể để lại hậu quả khôn lường cho da.

2. Do rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ cũng là nguyên nhân gây mụn ở cằm. Mất ngủ hoặc thiếu ngủ làm cơ thể giải phóng hormone cortisol – loại hormone khiến da giảm tổng hợp collagen. Dần dần, thói quen này phá vỡ sự điều tiết của da khiến da trở nên thiếu sức sống và nổi mụn. Thiếu ngủ không chỉ khiến cho mụn bùng phát mà da còn sần sùi, sẫm màu, dễ bị sạm nám và cháy nắng hơn.

3. Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có thể làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Đây là hoạt chất có tác dụng làm thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ và khiến cơ thể lầm tưởng đang mang thai. Từ đó ngừng kích thích rụng trứng và làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Điều này rất tốt cho việc tránh thai, tuy nhiên sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn do nội tiết tố. Thậm chí, một số người còn nổi mụn bọc, hình thành u nang ở cằm, má, mưng mủ và tạo thành ổ viêm nhiễm nặng…

4. Do đắp mặt nạ không đúng cách

Sau khi đắp mặt nạ, da dễ bí bách do ứ trệ không khí. Da cũng giữ lại lượng dầu và mồ hôi tiết ra, hình thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo ra mụn trên cằm

cách trị mụn cám ở cằm an toàn, hiệu quả nhanh
cách trị mụn cám ở cằm an toàn, hiệu quả nhanh

.

3. Cách điều trị mụn ở cằm đơn giản hiệu quả và những lưu ý khi điều trị mụn ở cằm

tất cả mọi người nhưng hầu hết các phương pháp điều trị mụn phải có sự nỗ lực và kiên trì.

1. Trị mụn ở cằm với kem trị mụn

Trường hợp mụn nhỏ hoặc mụn mủ nhẹ có thể được điều trị bằng kem trị mụn tại chỗ giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm dầu và làm thông thoáng lỗ chân lông. Kem trị mụn kê theo toa có thể chứa retinoids, benzoyl peroxide hoặc kháng sinh. Các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic thường làm khô mụn trong vài ngày hoặc vài tuần.

Kem trị mụn tại chỗ sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm dầu và làm thoáng lỗ chân lông ngăn mụn phát triển.

2. Sử dụng thuốc uống

Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu vì nếu dùng thuốc sai công dụng sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Các loại thuốc đường uống dùng để điều trị mụn nội tiết:

  • Thuốc kháng sinh: giúp giảm vi khuẩn trên da.
  • Thuốc điều chỉnh hormone: có thể dùng điều chỉnh các hormone gây mụn trứng cá.
  • Isotretinoin: thuốc được dùng để điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng khi các phương pháp trị liệu khác không hiệu quả.

3. Sử dụng liệu trình trị mụn cằm chuyên sâu

Trường hợp mụn ở cằm cứng đầu hơn cần có sự trợ giúp của bác sĩ da liễu. Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của mụn mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều cách điều trị sau:

  • Liệu pháp quang học (Laser): Liệu pháp laser có thể làm giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trứng cá trên da.
  • Thay da sinh học (Chemical peels): phương pháp này giúp lấy đi lớp tế bào chết, giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông, giảm số lượng vi khuẩn trên da, từ đó cải thiện tình trạng mụn.
  • Lấy nhân mụn (Extraction): Một u nang hoặc nốt mụn lớn phải được lấy ra bởi nhân viên y tếđược đào tạo chuyên nghiệp.

Dùng đá lạnh để làm xẹp mụn bọc sưng đỏ ở cằm

Đá lạnh là một vị cứu tinh hiệu quả cho chị em để làm xẹp mụn bọc sưng đỏ ở cằm một cách nhanh chóng. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ giúp các nốt mụn giảm sưng đỏ. Nếu bạn đang muốn làm xẹp mụn nhanh nhất thì đây là một cách không thể bỏ qua.

Chuẩn bị

  • Vài viên đá lạnh
  • Khăn bông sạch.

Thực hiện

Bạn rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt, lau khô bằng khăn mềm. Bỏ đá vào bằng khăn bông sạch rồi chườm nhẹ lên vết mụn đến khi tan hết đá.

Bạn có thể áp dụng cách này hàng ngày trước khi đi ngủ nhé. Một lưu ý nho nhỏ: mẹo này chỉ giúp làm xẹp mụn chứ không có tác dụng điều trị mụn bọc tận gốc nên bạn cần kết hợp các phương pháp điều trị khác.

Cách chữa mụn trứng cá bọc với mật ong rừng

Mật ong được xem là “thần dược” cho việc làm đẹp của nhiều bạn gái. Mật ong có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, do vậy sẽ làm giảm nhanh tình trạng viêm và mụn bọc sưng to, cứng ở cằm. Ngoài ra, mật ong còn cung cấp độ ẩm để làm dịu vùng da đang bị mụn.

Thực hiện

  • Trộn đều một thìa súp mật ong với vài giọt nước cốt chanh.
  • Rửa mặt sạch bằng nước, lau khô lại bằng khăn mềm.
  • Sau đó thoa hỗn hợp trên lên những vết mụn bọc trên cằm.
  • Để hỗn hợp trên da và thư giãn khoảng 20 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch.

Bạn có thể thực hiện cách này 2-3 lần mỗi tuần. Lưu ý, không nên sử dụng thêm nước cốt chanh đối với da nhạy cảm.

Cách trị mụn bọc ở cằm với nghệ

Trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất với nghệ
Trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất với nghệ

Nghệ là một nguyên liệu trị mụn rất tốt. Tinh chất từ nghệ giúp kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, có tác dụng làm sạch da và làm giảm tình trạng viêm do mụn. Ngoài ra, tinh chất nghệ còn giúp thúc đẩy tái tạo tế bào da, ngăn ngừa sẹo.

Thực hiện

  • Nghệ rửa sạch, bỏ vỏ và giã nhuyễn.
  • Rửa mặt thật sạch với nước.
  • Dùng nghệ đã giã nhuyễn để làm mặt nạ đắp lên vùng cằm bị mụn bọc.
  • Sau đó thư giãn khoảng 20 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch.

Bạn có thể thực hiện phương pháp này 3-4 lần mỗi tuần để có hiệu quả trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất.

Trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất bằng nha đam

Nha đam là một loại thực vật trị mụn rất tốt. Chất nhầy của nha đam làm sạch bề mặt da một cách nhanh chóng, loại bỏ vi khuẩn và bã nhờn, giúp lỗ chân lông thông thoáng, sạch sẽ. Nha đam còn cung cấp cho da nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, luôn giữ ẩm cho làn da.

Thực hiện

  • Nha đam rửa sạch, gọt vỏ và lấy phần thịt bên trong xay nhuyễn thành gel.
  • Rửa mặt sạch bằng nước, lau khô lại bằng khăn mềm.
  • Thoa gel nha đam lên vết mụn bọc trên mặt.
  • Sau đó để gel nha đam tự khô trên da trong khoảng 20 phút. Cuối cùng, rửa mặt lại thật sạch với nước.

Bạn nên áp dụng cách này 3-4 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả trị mụn bọc nhanh nhất.

Trị mụn bọc ở cằm nhanh nhất bằng bằng tỏi

Trong tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm. Vì vậy sử dụng tỏi có thể giúp trị mụn bọc hiệu quả. Tinh chất của tỏi sẽ giúp giảm triệu chứng viêm và sưng đỏ do mụn bọc, sớm trả lại cho bạn làn da mịn màng.

Thực hiện

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn để lấy nước cốt tỏi (Có thể thêm vài giọt nước để pha loãng nước cốt tỏi).
  • Rửa mặt sạch bằng nước, lau khô lại bằng khăn mềm.
  • Dùng tăm bông để thoa nước cốt tỏi lên vết mụn bọc trên cằm.
  • Thư giãn trong 10 phút rồi rửa mặt bằng nước cho thật sạch.

Do tỏi khá nóng nên bạn tránh để lâu trên da vì có thể gây bỏng. Bạn có thể áp dụng phương pháp này 2-3 lần mỗi tuần.

Sau đây là vài lưu ý khi điều trị mụn nội tiết ở cằm:

  • Chỉ rửa mặt 2 lần mỗi ngày. Rửa mặt thường xuyên có thể gây kích ứng mụn trứng cá.
  • Chà xát bề mặt da quá nhiều bằng chất tẩy rửa mạnh, xơ mướp… gây tổn thương da mặt.
  • Tuyệt đối không tự nặn mụn: điều này có thể gây viêm và để lại sẹo.
  • Không để khô da: tránh sử dụng sản phẩm chứa cồn,
  • Đừng quên tẩy trang cho da: không đi ngủ khi còn lớp trang điểm trên da và luôn rửa mặt sạch sẽ trước khi ngủ.
  • Không thử phương pháp điều trị mới mỗi tuần: thuốc trị mụn hoặc liệu trình chăm sóc da mới sẽ cần vài tuần để phát huy tác dụng.

Mụn bọc ở cằm có thể gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thẩm mỹ của những người bị mụn. Hy vọng rằng thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây mụn, các phương pháp điều trị mụn bọc và cách chăm sóc da mụn một cách hiệu quả nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *