Điều trị mụn mọc ở cổ có dễ điều trị hay không ?
Mụn mọc ở cổ không phải là tình trạng hiếm gặp và đa số các trường hợp nổi mụn ở cổ là không quá nghiêm trọng với sức khỏe. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày.
1. Thế nào là Mụn mọc ở cổ
Nổi mụn ở cổ không phải là tình trạng hiếm gặp. Thông thường, những ai có xu hướng nổi nhiều mụn ở mặt, cằm đều có thể lây lan sang vùng cổ. Mụn cổ cũng xuất phát từ việc sản xuất nhiều dầu, tích tụ nhiều tế bào chết ở lỗ chân lông và gây tắc nghẽn. Môi trường nhiều dầu sẽ thu hút nhiều vi khuẩn phát triển, gây viêm và từ đó hình thành mụn.
2. Nguyên nhân gây ra mụn mọc ở cổ
Vậy đó là những nguyên nhân nào?
Rối loạn nội tiết : Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hay giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố. Điều này gây ra các vấn đề về sức khỏe và nhan sắc. Trong đó, mụn mọc ở cổ hay mặt, tay, chân,… là rất phổ biến. Nguyên nhân là do tuyến dầu tăng tiết bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông và gây nổi mụn.
Áp lực tâm lý : Căng thẳng, áp lực kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, suy nhược mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề về da. Lúc này, làn da của bạn sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn và trở nên thâm sạm, tối màu. Đặc biệt, tại các vùng da mặt, da lưng và da cổ sẽ nổi nhiều mụn do tuyến dầu tăng tiết bã nhờn như đã nói ở trên.
Dị ứng, kích ứng : Mụn mọc ở cổ có thể là do bị dị ứng với các loại phụ kiện, trang sức hoặc kích ứng với mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, quần áo, tóc,… Không chỉ nổi mụn, vùng cổ của bạn sẽ luôn trong tình trạng ngứa ngáy, đau rát và tấy đỏ.
Môi trường ô nhiễm : Khói bụi, bụi bẩn trong môi trường cũng là nguyên nhân gây nổi mụn ở cổ, mặt, lưng và các vùng da khác trên cơ thể. Đặc biệt, nếu bạn không vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi làm việc ở môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất thì tình trạng càng thêm nghiêm trọng.
Mụn mọc ở cổ, ngực, vai, tay do dị ứng, kích ứng, môi trường sống, chế độ ăn,…
Chế độ ăn uống không khoa học : Trong chế độ ăn hàng ngày, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ cũng sẽ tạo điều kiện cho mụn hình thành. Không chỉ nổi mụn nhiều ở vùng mặt mà các vùng da cổ, lưng, vai gáy cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Tác dụng phụ của thuốc : Trong một số trường hợp, mụn mọc ở cổ còn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm,… Sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài thì nguy cơ nổi mụn ở cổ, ngực, lưng, vai, cánh tay,… càng cao.
Các nguyên nhân bệnh lý : Mụn mọc ở cổ còn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Theo đó, nếu bị nhiễm trùng da, áp xe cổ hay ung thư da thì tại vùng cổ sẽ xuất hiện những nốt mụn. Tùy vào từng bệnh lý mà những nốt mụn này có đặc điểm kích thước, màu sắc khác nhau. Nếu nốt mụn không thuyên giảm mà ngày càng nhiều thì bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị.
3. Cách điều trị mụn ở cổ dễ dàng và những lưu ý khi chăm sóc da mụn ở cổ.
Tẩy tế bào chết cho da
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, lớp dày sừng trên da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng, ngăn ngừa hình thành mụn. Do đó, sau khi tắm xong thì bạn hãy thực hiện tẩy tế bào chết cho da bằng sản phẩm phù hợp. Trường hợp vùng da cổ bị nổi mụn thì chỉ cần tẩy tế bào chết mỗi tuần 1 lần là được.
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
Để trị mụn ở cổ, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như tinh dầu oải hương, nha đam, bột nghệ,… Cách thực hiện như sau:
- Đối với tinh dầu oải hương thì sau khi tắm xong, bạn sẽ thoa đều tinh dầu (có thể kết hợp thêm dầu ô liu) lên vùng cổ bị nổi mụn. Bạn vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi nằm nghỉ ngơi thư giãn trong 20 phút. Cuối cùng là rửa lại vùng cổ với nước sạch.
- Đối với nha đam thì sau khi rửa sạch vùng cổ và lau khô bằng khăn mềm, bạn sẽ thoa phần ruột của nha đam lên. Bạn vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng trong 1 phút rồi để im trong 10 phút, sau đó rửa vùng cổ lại bằng nước mát là xong.
- Đối với bột nghệ, bạn có thể kết hợp nguyên liệu này với sữa tươi không đường theo tỷ lệ 1:1. Sau đó làm sạch vùng cổ và thoa hỗn hợp này lên, để im trong 15 để hỗn hợp khô. Tiếp đến, thấm một ít nước rồi massage nhẹ nhàng trong 30 giây. Cuối cùng, rửa lại vùng cổ với nước ấm.
Sử dụng thuốc không kê toa
Mụn mọc ở cổ có thể được điều trị bằng các loại thuốc không kê toa hay các loại kem, serum trị mụn. Trong thành phần của các loại thuốc này thường chứa benzoyl peroxide, acid salicylic, lưu huỳnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm và đau nhức, giúp nhân mụn nhanh khô và dễ loại bỏ.
bạn cần lưu ý một số điều sau:
• Mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể đủ nước (2–2,5 lít).
• Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả.
• Hạn chế cà phê và đồ uống có cồn, có ga để tránh bị nổi mụn ở cổ.
• Có chế độ sinh hoạt hợp lý, điều độ, tránh thức khuya.
• Không làm việc quá sức; tránh lo lắng, căng thẳng; cần thư giãn thoải mái 30 phút mỗi ngày.
Bị nổi mụn ở cổ mặc dù phần lớn không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng gây phiền toái, mất tự tin. Vì vậy, nếu bạn là người có mụn mọc ở cổ, hãy tìm cách trị mụn ở cổ nhanh nhất để “đánh bay” chúng đi nhé.