Dấu hiệu này được khuyến cáo không nên ăn: Nếu ai ưa thích hương vị đặc trưng của rau cải cúc thì đây là thời điểm thích hợp để tăng cường vào thực đơn bởi các ưu điểm: Ngon, bổ, rẻ.
Rau cải cúc (hay còn gọi là rau tần ô) được trồng khá phổ biến ở nước ta. Đây là loại rau dễ ăn, giá rẻ và lại rất dễ gieo trồng, có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết, đặc biệt là khi thời tiết lạnh.
Theo nghiên cứu y học hiện đại, rau cải cúc không chỉ có ý nghĩa về thực phẩm mà còn là thuốc chữa bệnh cực tốt. Trung bình một cây cải cúc nhỏ bé có chứa đến 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và các axit amin, lysin, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng.
Vào những ngày lạnh, chúng ta nên tăng cường ăn rau cải cúc sẽ giúp phòng tránh nhiều bệnh thường gặp vào mùa lạnh. Chỉ cần ăn chút rau cải cúc buổi tối, bạn sẽ thấy ngủ ngon hơn, tâm trạng thoải mái hơn, ngăn chặn chứng đi tiểu đêm. Đặc biệt, nếu có hiện tượng ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng, bị cảm khi trời trở lạnh… thì việc ăn rau cải cúc cũng sẽ giúp giảm tải đáng kể.
I.Dấu hiệu này được khuyến cáo không nên ăn: Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không ăn rau cải cúc trong các trường hợp sau đây:
Không ăn khi đang bị huyết áp thấp
Rau cải cúc có thể dùng làm thuốc để điều trị cho người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn là người huyết áp thấp thì không nên ăn rau vì có thể khiến bạn bị tụt huyết áp. Một số trường hợp huyết áp tương đối bình thường nhưng nếu ăn quá nhiều thì cũng có thể bị tụt huyết áp nhẹ.
Không ăn khi bị tiêu chảy, cảm lạnh
Khi bạn gặp vấn đề về tiêu hóa như bị tiêu chảy thì lời khuyên là cũng không nên ăn rau cải cúc vì có thể làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Tương tự, những bạn bị lạnh bụng hay bị cảm lạnh, thương hàn thì nên hạn chế ăn cải cúc. Nếu bạn vẫn muốn ăn rau thì tốt nhất là nên đợi cơ thể khỏe hơn hoặc khi nấu nên cho thêm 1 lát gừng vào sẽ giúp cân bằng tính hàn có trong rau.
Không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi
Rau cải cúc có chứa nhiều chất xơ và các vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong rau cải cúc vẫn có một số chất khó tiêu nên trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên hạn chế ăn. Nếu các bạn muốn dùng cải cúc để chữa ho cho trẻ thì cũng không nên áp dụng đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mà nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
II. 8 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe khi ăn rau cải cúc
– Tiêu sưng, lợi tiểu: Cải cúc nhiều axit amin, chất béo, protein và natri, kali dồi dào và các khoáng chất khác giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giảm phù nề, và lợi tiểu.
– Giúp an thần: Rau cải cúc giàu vitamin và các axit amin nên có tác dụng tốt đối với người tâm trạng lo lắng. Ăn cải cúc hàng ngày có thể giúp ổn định cảm xúc, bảo vệ não, phòng ngừa bệnh hay quên.
– Tốt cho tiêu hóa: Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ trong rau cải cúc cũng giúp thúc đẩy nhu động ruột, đào thải độc tố trong đường ruột, chống táo bón.
– Tốt cho tim mạch: Như đã nói ở trên thành phần dược liệu trồng rau cải cúc rất có lợi cho những người bị bệnh về tim mạch, giúp trái tim khỏe, đặc biệt là mùi hương đặc trưng, dễ chịu của cải cúc còn giúp cho nhiều người có cảm giác thư giãn.
– Làm đẹp: Rau cải cúc chứa các thành phần giúp da tăng sự đàn hồi, tái sinh tế bào da mới, cho làn da tươi trẻ và sáng bóng
– Giải cảm, chữa ho: Thành phần trong rau cải cúc đáng được đề cập đến là lượng vitamin A dồi dào, có tác dụng chống nhiễm trùng cho hệ hô hấp, tăng cường chức năng của phổi, tiêu đờm, giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
– Giảm béo: Hoa cúc chứa sắc tố màu xanh lá cây tươi và đậm, giúp cơ thể giảm cholesterol, thích hợp với chế độ ăn kiêng.
– Tăng sữa sau sinh: Sản phụ cần có nhiều sữa sau sinh để cho con bú, có thể ăn rau cải cúc và thịt nạc. Chế biến bằng cách hấp thủy để giữ nhiều dinh dưỡng.
Lưu ý khi chế biến rau cải cúc để đảm bảo dinh dưỡng
– Khi chế biến rau tần ô, bạn nên căn chỉnh độ lửa phù hợp và không nấu quá lâu để tránh các chất dinh dưỡng có trong rau bị bay hơi.
– Luôn rửa rau thật kỹ bằng nước muối để giúp loại bỏ trứng sâu, bụi bẩn, tránh gây đau bụng hay rối loạn tiêu hóa. Vì rau cải cúc cũng là một loại rau ưa thích của các loài sâu bọ.
– Nên chế biến rau cải cúc cùng các gia vị có tính cay nóng như tiêu, gừng nhằm giảm bớt đi tính hàn của rau.
– Ăn rau với liều lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều tránh gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.