Đắp mặt nạ bị rát là do gì? Có ảnh hưởng đến da không?

Đắp mặt nạ là một trong những bước chăm sóc da rất quan trọng giúp duy trì độ ẩm và ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả. Tuy nhiên, một số trường hợp đắp mặt nạ không đúng cách có thể khiến da bị ngứa rát, kích ứng và khó chịu.

Vậy, tại sao đắp mặt nạ bị rát?  Bài viết này, Cộng Đồng Làm Đẹp Chuẩn Y Khoa sẽ tiết lộ đến bạn nguyên nhân và cách khắc phục khi đắp mặt nạ bị rát da hiệu quả.

Tình trạng đắp mặt nạ bị rát da là thế nào?

Đắp mặt nạ bị rát da là tình trạng da mặt xuất hiện cảm giác châm chích, nóng rát và ngứa ran sau khi đắp mặt nạ.

Cảm giác này có thể xuất hiện ngay trong lúc đắp mặt nạ hoặc một thời gian ngắn sau khi tháo mặt nạ.

Đắp mặt nạ bị ngứa rát là tình trạng sử dụng mặt nạ bị kích ứng và dị ứng do thành phần có trong mặt nạ

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi đắp mặt nạ bị ngứa rát da mà bạn có thể tham khảo:

  • Nóng rát: Tình trạng da mặt bị ngứa rát kèm theo cảm giác nóng ran trên da. Dấu hiệu này có thể khiến da bị đỏ ửng
  • Châm chích: Đắp mặt nạ bị dị ứng thường có cảm giác châm chích như hàng trăm mũi kim đâm vào da
  • Ngứa ngáy: Trong hoặc sau khi đắp mặt nạ, da mặt có thể liên tục xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khiến bạn muốn gãi
  • Khô, căng tức: Da mặt có thể xuất hiện tình trạng căng tức, khô ráp và khó chịu sau khi tháo mặt nạ
  • Mẩn đỏ: Da có thể bị kích ứng và xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da sau khi đắp mặt nạ.
Đắp mặt nạ không phù hợp có thể gây ngứa ngáy, châm chích và nóng rát khắp bề mặt da sau khi sử dụng

Nguyên nhân đắp mặt nạ bị ngứa rát

Nhìn chung, tình trạng đắp mặt nạ bị rát có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân liên quan đến chất lượng mặt nạ, tình trạng làn da và tần suất đắp mặt nạ không phù hợp. Cụ thể gồm:

Mặt nạ kém chất lượng

Sử dụng mặt nạ không rõ xuất xứ, nguồn gốc và thương hiệu có thể để lại nhiều nguy cơ kích ứng, ngứa rát trong quá trình sử dụng.

Nguyên nhân là vì chất liệu mặt nạ có thể chứa các thành phần độc hại gây kích ứng, ngứa ngáy và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Kích ứng với thành phần có trong mặt nạ

Da mặt quá nhạy cảm có thể dị ứng với một số thành phần có trong mặt nạ như: hương liệu, chất bảo quản, cồn và một số hoạt chất mạnh như: AHA/BHA, retinol,..

Vì thế, trước khi đắp mặt nạ, bạn nên kiểm tra thành phần hóa chất và ưu tiên lựa chọn các loại mặt nạ chiết xuất nguyên liệu thiên nhiên để ngăn ngừa nguy cơ kích ứng, ngứa rát ngoài ý muốn trong quá trình sử dụng.

Chưa làm sạch da mặt trước khi đắp

Trước khi đắp mặt nạ, bạn cần vệ sinh và làm sạch da mặt để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và tạp chất bám trên bề mặt da.

Quá trình này sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, từ đó gia tăng hiệu quả thẩm thấu và phát huy công dụng mặt nạ tốt nhất trên da.

Đắp mặt nạ khi da bẩn có thể tồn tại nguy cơ bít tắc lỗ chân lông gây ngứa rát và nổi mụn ngoài ý muốn.

Thời gian đắp mặt nạ quá lâu

Thời gian đắp mặt nạ an toàn, hiệu quả thường dao động khoảng 10 – 20 phút. Giữ mặt nạ quá lâu trên da có thể giảm khả năng phát huy hiệu quả của mặt nạ trên da.

Quá trình này có thể khiến các dưỡng chất trên da bị hút ngược lại qua mặt nạ, từ đó khiến da mặt khô, căng tức hơn sau khi đắp mặt nạ.

Ngoài ra, đắp mặt nạ bị rát có thể xảy ra nếu thành phần từ mặt nạ tiếp xúc quá lâu trên da.

Thời gian ủ mặt nạ trên da quá lâu có thể gia tăng nguy cơ kích ứng, ngứa rát và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả mặt nạ

Da quá khô và thiếu nước

Người có làn da quá khô căng sẽ khiến các dưỡng chất từ mặt nạ khó thẩm thấu sâu vào da. Quá trình này có thể khiến da bị ngứa rát, kích ứng và không để đạt được hiệu quả tốt nhất trên da.

Vì thế, khi da quá khô căng, thiếu nước và nứt nẻ sau khi làm sạch da, bạn nên thoa toner hoặc xịt khoáng để cấp nước cho da trước khi đắp mặt nạ.

Da đang bị tổn thương

Người có làn da đang bị tổn thương sau quá trình điều trị lăn kim, peel da, laser nên chọn mặt nạ cấp nước dịu nhẹ.

Khi da bị tổn thương, bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc da mặt đặc biệt theo chỉ định bác sĩ để da nhanh ổn định và hồi phục.

Với các tình trạng mụn viêm nhiễm trên da, quá trình đắp mặt nạ có thể gây ngứa rát, châm chích và để lại cảm giác vô cùng khó chịu.

Vì thế, đắp mặt nạ bị rát và châm chích có thể xảy ra khi làn da đang bị tổn thương và còn nhạy cảm sau điều trị.

Người có làn da khô, bong tróc hoặc đang bị tổn thương cần lựa chọn mặt nạ làm dịu da phù hợp để không gây ngứa rát

Cách khắc phục mặt bị rát sau khi đắp mặt nạ

Khi đắp mặt nạ bị rát, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân để tìm được cách khắc phục phù hợp nhất.

Dưới đây là một số cách khắc phục da bị ngứa rát và kích ứng với mặt nạ trong quá trình sử dụng mà bạn có thể tham khảo:

  • Ngừng sử dụng dòng mặt nạ gây ngứa rát da ngay lập tức vì làn da đã kích ứng với thành phần có trong mặt nạ
  • Rửa sạch da mặt với nước lạnh sau khi đắp mặt nạ để loại bỏ các thành phần còn sót lại trên da, từ đó giảm dấu hiệu ngứa rát
  • Dùng khăn bọc đá lạnh chườm lên vùng da ngứa ngáy, kích ứng và bị rát để làm dịu da hiệu quả
  • Thoa một lớp kem dưỡng ẩm hoặc gel dưỡng được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên có khả năng làm dịu da kích ứng như: Lô hội, dưa leo, cúc la mã,..
Thoa kem dưỡng ẩm đầy đủ sau khi đắp mặt nạ sẽ giúp làm dịu và giảm thiểu nguy cơ kích ứng da
  • Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa cồn, hoạt chất retinol, AHA/BHA trong một vài ngày sau khi đắp mặt nạ
  • Bảo vệ da toàn diện khỏi các tác động từ ánh nắng mặt trời và môi trường bên ngoài bằng cách thoa kem chống nắng phổ rộng
  • Theo dõi tình trạng da sau khi đắp mặt nạ, nếu có dấu hiệu viêm ngứa kéo dài, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị.

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân đắp mặt nạ bị rát và cách khắc phục hiệu quả. Nhìn chung, đắp mặt nạ bị ngứa rát thường do ảnh hưởng từ chất lượng mặt nạ và cách sử dụng không phù hợp.

Vì thế, lựa chọn mặt nạ phù hợp với tình trạng da và đắp mặt nạ đúng hướng dẫn sử dụng là cách ngăn ngừa nguy cơ ngứa rát, dị ứng sau khi đắp mặt nạ hiệu quả.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *