11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bồ công anh

11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bồ công anh. Bồ công anh được xem là một loài cây dại, gắn liền với tuổi thơ nhưng ít ai biết đến những tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Hãy cùng Cộng đồng làm đẹp tìm hiểu bài viết dưới đây để biết bồ công anh có tác dụng gì nhé!

1. 11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bồ công anh

Cây bồ công anh có tác dụng gì? và các bài thuốc điều trị
Cây bồ công anh có tác dụng gì? và các bài thuốc điều trị

Dưới đây là các bài thuốc đông y từ cây bồ công anh:

  • Bài thuốc trị viêm phổi: Cho 30 g bồ công anh, 15 g ngân hoa, 30 g hạt ý dĩ, 9 g hạnh nhân, 9 g chi tử, 15 g liên kiều, 12 g toàn quát lâu, 12 g chỉ thực, 9 g lư căn tươi và 30 g hạt bí đao, sắc lấy nước uống cùng với 5 g bột nguyên minh. Uống mỗi ngày một thang cho đến khi thấy hiệu quả mà dược liệu mang lại.
  • Bài thuốc trợ tim: Cho 30 g bồ công anh, 18 g sa sâm, 12 g bán hạ, 9 g cam thảo, 9 g ngũ vị tử, 12 g sinh địa, 18 g qua lâu, 15 g ngân hoa, 9 g giới bạch, 12 g mạch môn đông và 15 g thạch cao sống sắc hai nước và trộn vào uống. Mỗi ngày uống một thang, chia ra hai lần uống.
  • Bài thuốc chữa sưng tuyến vú thời kỳ đầu: Nghiền 30 g bồ công, 8 g nhũ hương, 12 g liên kiều thành bột mịn, cho giấm ăn vừa đủ vào đánh nhuyễn và đem đi sao cho nóng lên. Bôi hỗn hợp vào chỗ đau, cứ mỗi 2 – 3 tiếng thì thay thuốc một lần.
  • Trị mụn trứng cá: Cho 15 g bồ công anh, 12 g sơn tra, 10 g chỉ xác sao, 15 g kim ngân hoa, 12 g hổ trượng và 10 g đại hoàng tẩm rượu sắc lấy nước uống. Uống 2 lần/ngày, chia ra làm sáng, tối.
  • Bài thuốc chữa tăng tiết sữa: Sắc 60 g bồ công anh và 60 g kiến khúc lấy nước uống. Mỗi ngày uống một thang, chia làm hai lần uống. Bạn chỉ cần uống khoảng 2 thang là đã thấy hiệu quả mà bồ công anh mang lại.
  • Chữa bệnh quai bị: Giã nát 30 g bồ công anh và bôi vào vùng bị tổn thương.
  • Điều trị bệnh viêm gan: Đem 20 g bồ công anh, 30 g nhân trần, 10 g hoàng cầm, 10 g xa tiền tử, 15 g bản lam căn và 10 g tử thảo đem sắc uống mỗi ngày một thang, chia ra làm hai lần uống.
  • Khắc phục tình trạng hói: Cho 150 g bồ công anh và 500 g đậu đen vào nước, sắc kỹ. Khi đậu chín, bỏ bã, lấy nước, cho thêm đường phèn để dễ uống hơn và cô lại cho đến khi khô. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50 g.
  • Điều trị bệnh viêm dạ dày: Cho 30 g bồ công anh, 5 g nhục quế, 10 g hoàng bá, 6 g cam thảo và 30 g chung nhĩ thạch nghiền thành bột. Uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10 g.
  • Điều trị bệnh viêm cầu thận: Mỗi ngày sắc một thang gồm 15 g bồ công anh, 30 g cù mạch, 15 g thạch vi, 15 g xa tiền thảo, 30 g biển súc, 6 g đại hoàng, 30 g rễ cỏ tranh và 30 g sơn tra, sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 lần, chia ra sáng tối.
  • Chữa viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới: Cho 20 g bồ công anh, 12 g xuyên tiêu, 15 g hoàng bá, 9 g tổ bọ ngựa dâu, 10 g tử kinh bì và 12 g sá sùng tử vào nước, sắc khoảng 2 lần để lấy nước. Sử dụng dung dịch này để rửa âm đạo mỗi ngày cho đến khi tình trạng viêm nhiễm có dấu hiệu thuyên giảm.

2. Cách sử dụng bồ công anh

11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bồ công anh
11 bài thuốc đông y chữa bệnh từ cây bồ công anh

Trà bồ công anh

Rễ và hoa của cây thường được sử dụng để làm trà uống. Để pha trà bồ công anh, bạn chỉ cần thu hoạch rễ và hoa, đem đi rửa sạch rồi ngâm trong nước sôi khoảng 30 phút là đã có thể thưởng thức ngay.

Bạn cũng có thể pha trà bồ công anh với 2 công thức sau:

  • Trà rễ hoa bồ công anh: Cho 30 g rễ dược liệu khô, 1 hạt thảo quả, 5g gừng cắt lát vào 360 ml nước lọc, đun sôi từ 5 – 10 phút. Bạn cũng có thể cho thêm một ít đường hoặc mật ong vào khuấy đều để thức uống ngon hơn.
  • Trà hoa bồ công anh: Cho khoảng 4 bông hoa bồ công anh vào 180 ml nước sôi và hãm trong 5 phút, cho thêm một ít mật ong hoặc đường vào, khuấy đều rồi uống từ từ.

Làm salad

Bạn cũng có thể thưởng thức bồ công anh như một món salad. Như đã đề cập ở trên, bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời còn có khả năng kích thích vị giác để ăn ngon miệng hơn.

Với món salad, bạn chỉ cần rửa sạch, cắt nhỏ, đem trộn các loại rau củ khác và bồ công anh. Dược liệu này có vị đắng nhẹ, khi kết hợp cùng các loại rau củ khác sẽ làm tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Bạn hãy thử làm món ăn dễ chế biến này nhé!

Làm nước uống

Sau khi thu hoạch hoặc mua rễ cây bồ công anh, bạn đem đi rửa sạch, cắt nhỏ và nướng ở nhiệt độ 300 độ C trong 2 giờ. Mỗi lần uống, bạn chỉ cần lấy một ít hãm trong 10 phút với nước sôi là đã có thể uống được rồi.

Nước bồ công anh được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị uống vào buổi sáng thay cho cà phê. Loại nước uống này sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của gan và tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe của bạn.

Làm gia vị món ăn

Hoa của bồ công anh cũng có thể được sử dụng như một loại gia vị hoặc rau thơm, không những giúp tăng độ hấp dẫn, tính thẩm mỹ, mà còn làm tăng khẩu vị và dưỡng chất trong món ăn.

Đặc biệt, khi bồ công anh được kết hợp cùng với ngò sẽ cung cấp thêm chất chống oxy hóa gốc tự do, giúp hỗ trợ giải độc, kháng siêu vi cho cơ thể cực hiệu quả.

3. Tác dụng phụ của bồ công anh

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng dược liệu này:

  • Gây chứng buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, sỏi mật, viêm túi mật.
  • Bạn có thể gặp một số phản ứng dị ứng như phát ban, mẩn đỏ khi tiếp xúc với lá hoặc hoa của cây.
  • Bồ công anh có thể làm chậm quá trình đông máu, gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.
  • Gây suy giảm chức năng của thận.

Lưu ý và thận trọng khi sử dụng bồ công anh

Liều dùng bồ công anh dạng khô là 10 – 15 g và dạng tươi là 20 – 40 g mỗi ngày, tuy nhiên bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng dược liệu này:

  • Bồ công anh chứa một lượng lớn kali, khi người bệnh có sử dụng thêm các loại thuốc có thể làm tăng nồng độ kali và gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể.
  • Dược liệu này cũng có thể làm giảm các tác dụng của thuốc kháng sinh.
  • Không sử dụng bồ công anh khi đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
  • Hạn chế sử dụng dược liệu ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) vì có thể làm giảm số lượng acid dạ dày, từ đó làm giảm các loại thuốc kháng acid.
  • Hạn chế sử dụng ở trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người quá mẫn cảm với các thành phần của dược liệu.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm các nguồn mua thảo dược uy tín, bảo quản ở nơi thoáng mát và không nên tiếp tục sử dụng khi sản phẩm có dấu hiệu ẩm mốc.

Mong rằng bài viết trên Cộng đồng làm đẹp đã cung cấp những thông tin hữu ích về công dụng của bồ công anh đối với sức khỏe con người. Bạn nên tìm các nguồn mua thảo dược uy tín và sử dụng đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *