Cây chó đẻ răng cưa chữa bệnh: Cây chó đẻ, hay chó đẻ răng cưa là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh viêm gan B, xơ gan, vàng da, điều trị sỏi thận, giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Cụm thể công dụng cây chó đẻ răng cưa trị bệnh gì? Cách dùng và bài thuốc như thế nào?

1. Nhận biết cây chó đẻ răng cưa ngoài tự nhiên
Cây chó đẻ răng cưa là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, chứa nhiều thành phần kháng virus viêm gan, kháng viêm, làm tan sỏi thận, tốt cho sức khỏe. Do đó, nó được áp dụng vào nhiều bài thuốc dân gian hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây chó đẻ là cây gì, hình dáng ra sao và thường mọc ở đâu.
Cây chó đẻ răng cưa là gì?
Cây chó đẻ là cách gọi của người miền Nam dành cho cây diệp hạ châu. Nó còn nhiều tên khác như cây cau trời, chó đẻ răng cưa. Ngoài ra, theo các ghi chép của Y học cổ truyền Trung Hoa, còn có tên là trân châu thảo, diệp hậu châu hay nhật khai dạ bế.

Theo lời của ông bà ta truyền lại, người dân trong vùng thấy chó mẹ sau khi sinh con thì hay ăn cây này, về sau vết thương của nó rất nhanh lành và mau lấy lại sức. Từ đó, cái tên “cây chó đẻ” được đặt cho cây thuốc này.
Theo các nhà thực vật học, tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, thuộc họ Thầu dầu (Phyllanthaceae).
Trong nông nghiệp, nó là loại cỏ dại cứng đầu, nhưng trong Đông y, cây thuốc này chính là vị cứu tinh của hàng triệu lá gan trên thế giới.
Cách nhận biết cây chó đẻ răng cưa
Chó đẻ răng cưa thuộc loài cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 50cm – 70cm. Với thân cây trơn nhẵn rất ít khi phân nhánh và cành ngắn và mỏng, lớp vỏ cây thường có màu xanh hoặc đỏ.
Lá chó đẻ có hình trứng thuôn hoặc hình bầu dục, chúng thường mọc so le hoặc đối nhau với những phiến lá mỏng có răng cửa nhỏ. Mặt lá trên có màu xanh lục nhạt nhưng mặt dưới có màu xám nhạt, có cuống lá ngắn.

Hoa chó đẻ thường mọc ra từ kẽ lá, đều là hoa đơn tính và có cuống ngắn; hoa đực gồm có 6 lá và 3 chỉ nhị ngắn; hoa cái cũng gồm 6 lá nhưng có hình bầu dục.
Quả có hình cầu thường mọc trĩu xuống, vỏ có lớp gai nhỏ có 3 cạnh hơi dẹt. Mùa đơm hoa thường rơi vào khoảng tháng 6 và mùa kết quả kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9.
Cây chó đẻ răng cưa mọc ở đâu?
Chó đẻ răng cưa bắt nguồn từ những quốc gia thuộc khu vực Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Nhật Bản. Ngoài ra, nó còn xuất hiện tại các cường quốc Nam Mỹ, Ấn Độ.
Ở Việt Nam, nó thường mọc hoang trong ruộng động, bụi rậm, trên các bãi đất trống.
Các thành phần của cây chó đẻ răng cưa
Theo Y học cổ truyền, cây răng cưa có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, bình ổn. Bên cạnh đó, qua các báo cáo nghiên cứu y khoa hiện đại, vị thuốc chứa vô số những hợp chất quý như cặp bài trùng flavonoid và alkaloid gồm phyllanthin, phyltetralin, niranthin, tamin,… có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi hiệu quả.
2. Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa
Theo các nghiên cứu hiện đại, chó đẻ răng cưa có chứa hợp chất hypophyllanthin và phyllanthin, nó có tác dụng giúp bảo vệ và hồi phục chức năng gan, bảo vệ lá gan khỏe mạnh. Đồng thời, lá chó đẻ còn điều trị mụn nhọt, mề đay, hoặc sỏi thận.

Cây chó đẻ răng cưa chữa viêm gan B
Có thể bạn chưa biết, viêm gan siêu B là một chứng bệnh gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Theo số liệu thống kê của WHO, ở Mỹ có đến 4,9% người mắc căn bệnh này.
Ngay cả Việt Nam, ngày càng nhiều người mắc viêm gan B do thói quen sinh hoạt hoặc do di truyền từ gia đình. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, tác nhân gây bệnh viêm gan hoặc phá hoại tế bào gan thường phát triển từ quá trình peroxide lipid ở màng tế bào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ tế bào gan dựa vào sự ức chế của quá trình này thông qua những dược liệu có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh, chẳng hạn như chó đẻ răng cưa.
Hàng triệu lá gan đã được cứu sống nhờ uống cây chó đẻ mỗi ngày. Điều này được chứng minh cả trong Đông y lẫn y học hiện đại.
Cây chó đẻ chữa sỏi thận
Nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Y Paulist ở Brazil công bố, trong thành phần dược chất của chó đẻ răng cưa có khả năng làm bể những tinh thể calcium oxalate hình thành sỏi thận.
Tác dụng này đã được thực nghiệm trên chuột trắng bị sỏi thận, sau 3 tháng sỏi đã tan đáng kể. Ngoài ra, vị thuốc còn có công dụng lợi tiểu, tiêu viêm giúp tăng tiết mật ở ống mật và vùng sinh dục tiết niệu.
3. Cách dùng cây chó đẻ răng cưa
Theo Đông y, chó đẻ răng cưa là loại dược liệu có vị ngọt dịu pha chút đắng nhưng tính mát và bình ổn được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm gan và men gan cao.
Ngoài ra, do có tác dụng giúp lợi tiểu, giải độc, sát trùng nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian chữa đường tiết niệu, đường ruột và một số chứng bệnh ngoài da. Dưới đây là một số cách dùng cây chó đẻ răng cưa tổng hợp theo kinh nghiệm dân gian.
Cây chó đẻ chữa viêm gan siêu vi
Bài thuốc 1:
- Dùng 20g chó đẻ răng cưa sao vàng cho khô rồi cho vào nồi đun với 3 lần nước, mỗi lần đun với 300ml trong 15 phút.
- Tiếp đến, trộn 3 lần nước lại với nhau rồi cho thêm đường uống cho đỡ đắng. Chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày, áp dụng liên tục trong vòng 1 tháng rồi đi xét nghiệm HBsAg(-).
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: 30g chó đẻ răng cưa, 30g cà gai leo, 12g nhân trần, 10gsài hồ, 10g hạ khô thảo, 8g chi tử.
- Đem tất cả rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước để uống trong ngày. Chia làm nhiều lần uống, uống mỗi ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị ung thư gan bằng cây chó đẻ
Riêng đối với bệnh ung thư, cần kết hợp chó đẻ với các vị thuốc có dược tính mạnh hơn để có hiệu quả:
- Chuẩn bị: 20g mỗi vị chó đẻ răng cưa, cây an xoa, cà gai leo, bán chi liên và bạch hoa xà.
- Sắc chung với 1 lít nước, chia uống 2 lần/ngày, dùng đều đặn, giữ tinh thần lạc quan, ăn uống khoa học để sớm đẩy lùi ung thư.

Trị bệnh ngoài da, mụn nhọt từ lá chó đẻ
Các bệnh ngoài da hay mụn nhọt là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ khi trời oi bức, nóng nực. Tình trạng viêm da hay mụn mưng mủ có thể sẽ khiến trẻ bị sốt do nhiễm trùng vết thương. Để giải quyết tình trạng này, các bà mẹ hãy làm như sau:
- Hái 1 nắm lá chó đẻ tươi, rửa sạch rồi cho vào cối giã nhuyễn với muối hột.
- Tiếp đến, cho vào khăn mỏng để vắt nước cốt uống, phần bả dùng để đắp lên vết thương. Thực hiện 3 – 5 ngày sẽ khỏi.
Cây chó đẻ chữa sỏi thận
Cây chó đẻ có khả năng làm tăng tiết mật, lợi tiểu, phá vỡ các tinh thể calcium oxalate rất hiệu quả. Vì thế, nếu mới phát hiện sỏi thận, sỏi mật, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc:
- Dùng 25g chó đẻ răng cưa rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với 2 lít nước. Chia làm nhiều lần uống trong ngày trong vòng 2 tháng.
- Nếu uống thuốc có cảm giác đầy bụng thì sắc kèm với 3 lát gừng tươi để uống.
- Kết hợp thêm cây râu mèo, nhọ nồi, kim tiền thảo hoặc cây cỏ xước để tăng hiệu quả làm tan sỏi, sắc nước uống như bình thường.
- Lưu ý: Bài thuốc chỉ áp dụng cho sỏi còn nhỏ, lúc mới phát hiện, nếu sỏi quá lớn, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để giải quyết kịp thời.
hoặc Page: để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn có được làn da mơ ước.